13/01/2018, 16:02

Gải bài tập Địa lí lớp 7 Bài 50: Thực hành: Viết báo cáo về đặc điểm tự nhiên của Ô-xtrây-li-a

Gải bài tập Địa lí lớp 7 Bài 50: Thực hành: Viết báo cáo về đặc điểm tự nhiên của Ô-xtrây-li-a Câu 1: Dựa vào hình 48.1 và lát cắt địa hình dưới đây, trình bày đặc điểm địa hình Ô – xtray – li – a theo gợi ý sau: – Địa hình có thể chia làm mấy khu vực. – Đặc điểm ...

Gải bài tập Địa lí lớp 7 Bài 50: Thực hành: Viết báo cáo về đặc điểm tự nhiên của Ô-xtrây-li-a


Câu 1: Dựa vào hình 48.1 và lát cắt địa hình dưới đây, trình bày đặc điểm địa hình Ô – xtray – li – a theo gợi ý sau:

– Địa hình có thể chia làm mấy khu vực.

– Đặc điểm địa hình và độ cao chủ yếu của mỗi khu vực.

– Địa hình núi cao nhất nằm ở đâu? Cao khoảng bao nhiêu?

Gải bài tập Địa lý lớp 7 Bài 50: Thực hành: Viết báo cáo về đặc điểm tự nhiên của Ô-xtrây-li-a

Lời giải:

– Địa hình Ô – xtray – li –a có thể chia làm thành bốn khu vực:

+ Đồng bằng ven biển, độ cao trung bình khoảng 100m.

+ Cao nguyên Tây Ô –xtray – li – a, cao trung bình từ 300 – 500 m

+ Đồng bằng trung tâm, cao trung bình khoảng 100 – 200 m

+ Dãy Đông Ô – xtray – li – a, cao trung bình từ 800 – 1000 m

– Địa hình núi cao nhất nằm ở dãy Đông Ô – xtray – li – a với đỉnh Rao – đơ – Mao cao khoảng 1500m

Câu 2: Dựa vào các hình 48.1, 50.2 và 50.3, nêu nhận xét về khí hậu của lục địa. Ô – xtray – li –a theo gợi ý sau:

– Các loại gió và hướng gió thổi đến lục địa Ô – xtray – lii – a

– Sự phân bố lượng mưa trên lục địa Ô – xtray – li – a. Giải thích sự phân bố đó

– Sự phân bố hoang mạc ở lục địa Ô – xtray – li – a. Giải thích sự phân bố đó.

Gải bài tập Địa lý lớp 7 Bài 50: Thực hành: Viết báo cáo về đặc điểm tự nhiên của Ô-xtrây-li-aGải bài tập Địa lý lớp 7 Bài 50: Thực hành: Viết báo cáo về đặc điểm tự nhiên của Ô-xtrây-li-a

Lời giải:

– Các loại gió và hướng gió thổi đến lục địa Ô – xtray – li – a:

+ Gió Tín Phong: hướng đông nam

+ Gió mùa: hướng tây bắc, đông bắc

+ Gió Tây ôn đới: hướng Tây

– Sự phân bố lượng mưa trên lục địa Ô – xtray – li – a và nguyên nhân:

+ Ven biển phía đông: lượng mưa khá lớn (từ 1001 – 1500mm), Bri – xben có lượng mưa trung bình năm là 1150mm. Nguyên nhân chủ yếu là do có dòng biển nóng chảy ven bờ, kết hợp với gió tín phong thổi từ biển vào và gặp dãy đông Ô – xtray – li –a chắn gió.

+ Vùng trung tâm lục địa: lượng mưa rất ít (dưới 250mm), A – li – xơ Xprinh có lượng mưa trung bình năm là 274mm. Nguyên nhân chủ yếu là do nằm sâu trong nội địa, lại có đường chí tuyến Nam đi qua nên quanh năm vùng trung tâm lục địa Ô – xtray – li – a nằm dưới áp cao cận chí tuyến, ven biển phía tây còn có dòng biển lạnh chảy qua.

+ Vùng ven biển phía Tây nam: có lượng mưa trung bình (từ 501 – 1000mm), Pơc có lượng mưa trung bình năm là 883mm. Nguyên nhân chủ yếu là do nằm trong vùng hoạt động của gió Tây Ôn đới

– Sự phân bố hoang mạc ở lục địa Ô – xtray – li – a và nguyên nhân:

+ Hoang mac chiếm phần lớn diện tích lục địa Ô – stray – li – a, bao gồm vùng bồn địa trung tâm và phần lớn cao nguyên Tây Ô – xtray – li –a.

+ Nguyên nhân: do ảnh hưởng của áp cao cận chí tuyến, kết hợp với dòng biển lạnh chảy ven bờ biển phía tây Ô – xtray – li – a.

Bài viết liên quan

  • Giải bài tập Địa lí lớp 9 Bài 39: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường Biển – Đảo (tiếp theo)
  • Giải bài tập Địa lí lớp 7 Bài 38: Kinh tế Bắc Mĩ
  • Giải bài tập Địa lí lớp 12 Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai
  • Giải bài tập Địa lí lớp 12 Bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (tiếp theo)
  • Giải bài tập Địa Lí lớp 11 Bài 9: Nhật Bản
  • Giải bài tập Địa lí lớp 9 Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư
  • Giải bài tập Địa lí lớp 9 Bài 26: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ (tiếp theo)
  • Giải bài tập Lịch sử 10 Bài 21: Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI-XVIII
0