Em hãy tìm bố cục và nhận xét nghệ thuật bố cục truyện ngắn Cố hương của Lỗ Tấn.
I. Bố cục Cố hương là một trong những truyện ngắn tiêu biểu nhất trong tập Gào thét của Lỗ Tấn. Truyện có bố cục theo trình tự thời gian. Có thể chia thành 3 đoạn và đặt tên như sau: Đoạn 1: (từ "Tôi không quản…" đến "…đang làm ăn sinh ...
I. Bố cục
Cố hương là một trong những truyện ngắn tiêu biểu nhất trong tập Gào thét của Lỗ Tấn. Truyện có bố cục theo trình tự thời gian. Có thể chia thành 3 đoạn và đặt tên như sau:
Đoạn 1: (từ "Tôi không quản…" đến "…đang làm ăn sinh sống"): Anh Tấn trên đường về quê.
Đoạn 2: (từ "Tinh mơ sáng hôm sau…" đến "… sạch trơn như quét": Những ngày anh Tấn ở quê.
Đoạn 3: (từ "Thuyền chúng tôi thẳng tiến…" đến"…thành đường thôi”. Anh Tấn trên đường xa quê.
Đoạn 2 có thể chia thành các đoạn nhỏ:
+ "Tinh mơ sáng hôm sau…" đến "….sắp đến thôi": Tấn gặp mẹ và nghe nhắc đến Nhuận Thổ.
+ "Lúc bấy giờ…" đến "…ra xem xem sao": Kí ức của Tấn về Nhuận Thổ.
+ "Mẹ tôi đứng dậy…" đến "…mất ba bốn ngày": Tấn gặp lại thím Hai Dương-mụ "com-pa".
+ "Một hôm…' đến "…sạch trơn như quét: Tấn gặp lại Nhuận Thổ.
II. Nhận xét về bố cục
Đây là kiểu bố cục "đầu cuối tương ứng". Đoạn đầu là những cảm giác buồn thương quê hương tàn tạ, buồn vi sắp phải vĩnh biệt quê hương. Đoạn cuối, khi thực sự rời xa quê lại vẫn là cảm giác buồn thương nhưng bây giờ nặng nề hơn, "vô cùng lẻ loi, ngột ngạt, ảo não" và vẫn là một tâm trạng ưu tư suy nghĩ. Tuy nhiên, đây không phải là sự lặp lại như kiểu đèn cù. Mà là sự lặp lại phát triển. Nhân vật tôi mang theo nỗi buồn về sự điêu tàn của quê hương và sự tàn tạ, nghèo khổ, yếu hèn của những con người trên mảnh đất ấy. Nhưng đồng thời "tôi" lại mang trong mình một niềm hi vọng lớn lao. Hi vọng về một con đường sáng sủa cho con cháu mai sau. Nhân vật "tôi" trở về quê lúc trời đông u ám, tối tăm. Đoạn cuối ra đi trong hoàng hôn, trời đang tối dần. Sự tương ứng về thời gian đã phản ánh cái không khí ảm đạm ngột ngạt của xã hội lúc bấy giờ.
Tác giả sắp xếp cho quá khứ, hiện tại xen kẽ nhau. Nhân vật "tôi", xuất hiện như nhân vật trung tâm, được đan xen nhiều đoạn hồi ức, nhiều đoạn độc thoại nội tâm. "Tôi" có dáng dấp như một nhân vật trữ tình, khiến cho câu chuyện giàu chất biểu cảm. Tuy nhiên cốt truyện vẫn giữ theo trình tự thời gian.
Ở đoạn 2, tác giả sử dụng nghệ thuật hãm chậm. Mẹ nhắc đến Nhuận Thổ. Bao nhiêu kí ức đẹp đẽ về người bạn hiện ra, cho thấy "tôi" khao khát gặp bạn xiết bao. Ta tưởng sau đó là Nhuận Thổ. Nhưng tiếp theo, "tôi" lại gặp mụ com-pa và bốn ngày sau, Nhuận Thổ mới xuất hiện. Nhưng lại là một Nhuận Thổ hoàn toàn khác. Nhờ sắp xếp kiểu này mà nhân vật "tôi" cũng như người đọc càng sốtruột chờ đợi. Để rồi khi gặp được Nhuận Thổ, nỗi xót xa bỗng trào dâng bóp nghẹt con tim.