17/08/2017, 07:18
Em hãy tả lại dáng vẻ một bác nông dân đang làm việc (Bài 2)
Hôm nay, trời vừa hửng sáng, bác Tư đã giong trâu ra đồng. Bác muốn tranh thủ cày cho xong thửa ruộng cuối cùng để gieo mạ cho kịp vụ mùa. Bác Tư trạc tuổi bốn mươi, dáng người thấp đậm, chân tay săn chắc. Những bắp thịt nổi cuồn cuộn dưới làn da nâu bóng. Mái tóc đen cắt ngắn làm nổi rõ khuôn ...
Hôm nay, trời vừa hửng sáng, bác Tư đã giong trâu ra đồng. Bác muốn tranh thủ cày cho xong thửa ruộng cuối cùng để gieo mạ cho kịp vụ mùa.
Bác Tư trạc tuổi bốn mươi, dáng người thấp đậm, chân tay săn chắc. Những bắp thịt nổi cuồn cuộn dưới làn da nâu bóng. Mái tóc đen cắt ngắn làm nổi rõ khuôn mặt vuông vức. Cặp mắt to và sáng ẩn dưới đôi chân mày rậm, tạo cho khuôn mặt vẻ cương nghị và trung thực.
Mắc ách vào cổ trâu xong xuôi, tay trái cầm thừng, tay phải nắm chắc chuôi cày, bác Tư bắt đầu công việc quen thuộc của mình. Nghe hiệu lệnh của bác, con trâu gồng mình bước đi, lưỡi cày ăn sâu vào đất ngọt xớt, lật thành những luống đất thẳng tắp. Màu đất nâu sẫm ánh lên dưới ánh nắng trông thật thích mắt.
Dưới sự điều khiển thành thạo của bác Tư, con trâu to khỏe cần mẫn bước đi những bước vững chắc. Cái đầu nó hơi cúi xuống, hai vai nhô cao, mắt gằm gằm nhìn phía trước, vừa đi vừa thở phì phò. Thỉnh thoảng, bác Tư lên tiếng: “Vắt, vắt…” và nhịp chiếc roi mây nhỏ lên mông trâu để thúc cho nó đi nhanh hơn. Mỗi lần tới đầu bờ bác “họ, họ” cho trâu vòng lại rồi tiếp tục cày. Bác chăm chú làm việc quên cả nắng đang gay gắt đổ xuống trên đồng ruộng.
Khi đã cày được một phần hai thửa đất, bác cho trâu dừng lại rồi leo lên bờ nghỉ, uống nước, hút thuốc. Chiếc điếu cày lại bắt đầu kêu lên sòng sọc. Mỗi lần hút bác thường rít nhưng hơi dài. Bác nằm nghiêng xuống bên gốc cây cổ thụ, từ từ nhả những làn khói lên không trung trong một tư thế rất thoải mái. Bác dùng chiếc khăn bông quấn trên đầu thấm dần những giọt mồ hôi trên mặt, sau lưng và hai cánh tay. Gió đồng mát rượi, bác lim dim đôi mắt, mỉm cười khoan khoái. Nghỉ được một lúc, bác lại tiếp tục với công việc còn lại. Lúc này, mặt trời đã lên cao như đổ lửa xuống cánh đồng làm cho người và trâu đều thấm mệt. Trên cánh đồng làng hôm ấy còn nhiều bác nông dân cần cù làm việc như bác Tư. Các bác đổ mồ hôi xuống luống cày để làm ra hạt lúa. Em thấm thìa lời ru của mẹ: “Ai ơi, bưng bát cơm đầy. Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”.
Em rất quý những người như bác Tư. Chính những người “tay lấm chân bùn, một nắng hai sương” ấy đã tạo ra những hạt gạo, hạt vàng nuôi sống mọi người. Đó là những người anh hùng trên đồng ruộng.
Mắc ách vào cổ trâu xong xuôi, tay trái cầm thừng, tay phải nắm chắc chuôi cày, bác Tư bắt đầu công việc quen thuộc của mình. Nghe hiệu lệnh của bác, con trâu gồng mình bước đi, lưỡi cày ăn sâu vào đất ngọt xớt, lật thành những luống đất thẳng tắp. Màu đất nâu sẫm ánh lên dưới ánh nắng trông thật thích mắt.
Dưới sự điều khiển thành thạo của bác Tư, con trâu to khỏe cần mẫn bước đi những bước vững chắc. Cái đầu nó hơi cúi xuống, hai vai nhô cao, mắt gằm gằm nhìn phía trước, vừa đi vừa thở phì phò. Thỉnh thoảng, bác Tư lên tiếng: “Vắt, vắt…” và nhịp chiếc roi mây nhỏ lên mông trâu để thúc cho nó đi nhanh hơn. Mỗi lần tới đầu bờ bác “họ, họ” cho trâu vòng lại rồi tiếp tục cày. Bác chăm chú làm việc quên cả nắng đang gay gắt đổ xuống trên đồng ruộng.
Khi đã cày được một phần hai thửa đất, bác cho trâu dừng lại rồi leo lên bờ nghỉ, uống nước, hút thuốc. Chiếc điếu cày lại bắt đầu kêu lên sòng sọc. Mỗi lần hút bác thường rít nhưng hơi dài. Bác nằm nghiêng xuống bên gốc cây cổ thụ, từ từ nhả những làn khói lên không trung trong một tư thế rất thoải mái. Bác dùng chiếc khăn bông quấn trên đầu thấm dần những giọt mồ hôi trên mặt, sau lưng và hai cánh tay. Gió đồng mát rượi, bác lim dim đôi mắt, mỉm cười khoan khoái. Nghỉ được một lúc, bác lại tiếp tục với công việc còn lại. Lúc này, mặt trời đã lên cao như đổ lửa xuống cánh đồng làm cho người và trâu đều thấm mệt. Trên cánh đồng làng hôm ấy còn nhiều bác nông dân cần cù làm việc như bác Tư. Các bác đổ mồ hôi xuống luống cày để làm ra hạt lúa. Em thấm thìa lời ru của mẹ: “Ai ơi, bưng bát cơm đầy. Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”.
Em rất quý những người như bác Tư. Chính những người “tay lấm chân bùn, một nắng hai sương” ấy đã tạo ra những hạt gạo, hạt vàng nuôi sống mọi người. Đó là những người anh hùng trên đồng ruộng.