Đường biển
Đường biển - Vận tải đường biển đảm đương ...
Đường biển
- Vận tải đường biển đảm đương
- Vận tải đường biển đảm đương chủ yếu việc giao thông vận tải trên các tuyến đường quốc tế (vận tải viễn dương). Khối lượng vận chuyển hàng hóa tuy không lớn, nhưng do đường dài, nên khối lượng luân chuyển hàng hóa lại rất lớn. Hiện nay, ngành vận tải đường biển đám nhiệm 3/5 khối lượng luân chuyển hàng hóa của tất cả các phương tiện vận tải trên thế giới.
- Khoảng một nửa khối lượng vận chuyển trên đường biển quốc tế là dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ. Việc chở dầu bằng các tàu chở dầu lớn (tanke) luôn luôn đe dọa gây ô nhiễm biển và đại dương, nhất là ờ vùng nước gần các cảng.
Chừng 2/3 số hải cảng nằm ớ hai bên bờ đối diện Đại Tây Dương, nối liền hai trung tâm kinh tế lớn của thế giới là Bắc Mĩ và Tây Âu. Cho đến năm 2002, Rôt-tec-đam (Hà Lan) vẫn là cảng lớn nhất thế giới. Những cảng lớn khác là : Mác-xây (Pháp), Niu Iooc và Phi-la đen-phi- a (Hoa Kỉ).
Hoạt động hàng hải ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương ngày càng sầm uất. cùng với sự phát triển công nghiệp mạnh mẽ của Nhật Bản và gần đây lí của Trung Quốc. Là cảng quá cảnh quan trọng ở Đông Nam Á, Xin ea-po có lượng hàng qua cảng lớn nhất thế giới (năm 2004). Trung Quốc có 7/10 cảng lớn nhất thế giới (năm 2004).
Hiện nay. trên thế giới đang phát triển mạnh các cảng côngtenơ (Container) để đáp ứng xu hướng mới trong vận tải viễn dương.
- Để rút ngắn các khoảng cách vận tải trên biển, người ta đã đào các kênh biển. Kênh Xuy-ê nối liền Địa Trung Hải và Biển Đỏ. Kênh Pa-na-ma ở Trung MT nối liền Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Kênh Ki-en nối biển Ban-tích và Biển Bắc.
Đội tàu buôn trên thế giới không ngừng tăng lên. Nhật Bản là nước có đội tàu buôn lớn nhất thế giới. Một số nước như Li be ri a, Pa-na-ina, Hi Lạp, Síp có đội tàu buôn lớn, nhưng chủ yếu là các tàu chở thuê, và phần nhiều là của các chủ tàu Hoa Kì.