Dựa vào hình 36 (hoặc Atlat Địa lí Việt Nam), hãy phân tích các nguồn tài nguyên để phát triển công nghiệp, hiện trạng phát triển và phân bố công nghiệp trong vùng.
Giải bài tập Bài 3 trang 166 SGK Địa lí 12 ...
Giải bài tập Bài 3 trang 166 SGK Địa lí 12
Đề bài
Lời giải chi tiết
* Nguồn lực phát triển công nghiệp:
- Vị trí địa lí (tài nguyên vị thế):
+ Vị trí trung gian, nằm trên các trục giao thông quan trọng như quốc lộ 1, đường sắt Bắc – Nam và các quốc lộ Đông – Tây nối với Tây Nguyên và Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan, Đông Bắc Campuchia, thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế với các vùng trong cả nước và quốc gia láng giềng, cầu nối quan trọng nối liền hai vùng kinh tế Bắc – Nam.
+ Tiếp giáp Đông Nam Bộ - vùng kinh tế phát triển năng động nhất cả nước.
+ Vùng tiếp giáp với biển Đông rộng lớn, gần đường hàng hải quốc tế, cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên. Đây là điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.
- Nguồn lực tự nhiên:
+ Khoáng sản: có một số loại có giá trị như vật liệu xây dựng (cát thủy tinh, titan), dầu khí (ở thềm lục địa cực Nam Trung Bộ).
Vật liệu xây dựng, đặc biệt là các mỏ cát làm thủy tinh trên bán đảo Hòn Gốm, Nha Trang (Khánh Hòa).
Dầu khí đã được khai thác trên thềm lục địa ở cực Nam Trung Bộ.
Ngoài ra còn có vàng ở Bồng Miêu (Quàng Nam), Vĩnh Thạnh (Bình Định), đá axít (Quy Nhơn, Phan Rang), sắt (Quảng Ngãi); titan ở Bình Định, Khánh Hòa; mica ở Đà Nẵng; môlipđen ở Ninh Thuận; Asen: Bình Thuận; Uranium: Quảng Nam; graphit: Quảng Ngãi, Bình Định.
=> Các loại khoáng sản trên có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển các ngành công nghiệp như khai khoáng, luyện kim, vật liệu xây dựng....
+ Sông ngòi: có tiềm năng thủy điện (sông Ba) vừa là nguồn cung cấp nước cho hoạt động công nghiệp.
+ Rừng: có nhiều loại gỗ quý, cung cấp nguyên liệu cho chế biến gỗ và lâm sản.
+ Tài nguyên biển: Biển có nhiều tôm, cá và các hải sản khác. Các tỉnh đều có bãi tôm, bãi cá, nhưng lớn nhất là ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ và ngư trường Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thủy hải sản.
+ Tài nguyên đất, khí hậu, địa hình tạo điều kiện phát triển nông nghiệp, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm.
- Kinh tế - xã hội:
+ Dân cư tập trung ở các đô thị, là nguồn lao động lớn cho các ngành công nghiệp và là thị trường tiêu thụ rộng lớn.
+ Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ công nghiệp.
+ Chính sách phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư…
* Hiện trạng phát triển và phân bố công nghiệp:
- Công nghiệp (xây dựng) chiếm tỉ trọng tương đối khá trong cơ cấu GDP (36,6%).
- Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của các tỉnh trong vùng so với cả nước còn thấp
- Cơ cấu ngành được hình thành theo thế mạnh của vùng, bao gồm:
+ Công nghiệp khai thác khoáng sản: vàng, titan, cát thủy tinh.
+ Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng ở Quy Nhơn, Nha Trang, Tam Kì.
+ Công nghiệp cơ khí (lắp ráp, sửa chữa các phương tiện vận tải) phân bố ở nhiều nơi: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang.
+ Công nghiệp đóng tàu: Đà Nẵng.
+ Công nghiệp hóa chất: Đà Nẵng, Nha Trang.
+ Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.
- Đã hình thành một chuỗi các trung tâm công nghiệp ven biển:lớn nhất là Đà Nẵng,tiếp đến là Nha Trang, Quy Nhơn, Phan Thiết.
soanbailop6.com