Đột biến gen
A. Lý thuyết 1. Định nghĩa - là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc một số cặp nuclêôtit nhất định. - Các đột biến liên quan đến 1 cặp nuclêôtit được gọi là các đột biến điểm. - Các dạng đột biến: thêm một cặp nuclêôtit, mất 1 ...
A. Lý thuyết
1. Định nghĩa
- là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc một số cặp nuclêôtit nhất định.
- Các đột biến liên quan đến 1 cặp nuclêôtit được gọi là các đột biến điểm.
- Các dạng đột biến: thêm một cặp nuclêôtit, mất 1 cặp nuclêôtit, thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác.
2. Nguyên nhân – Cơ chế gây đột biến
a. Nguyên nhân
Đột biến xuất hiện do 4 nguyên nhân:
- Tác nhân vật lí: tia tử ngoại, tia phóng xạ, …
- Tác nhân hoá học: 5-BU, điôxin, …
- Tác nhân sinh học: virut, vi khuẩn, …
- Tác nhân ngẫu nhiên khác ...
b. Cơ chế
- Đột biến điểm thường xảy ra trên một mạch của gen dưới dạng tiền đột biến. Dưới tác dụng của enzim sửa sai nó có thể trở về dạng ban đầu hoặc tạo thành đột biến qua các lần nhân đôi tiếp theo.
- Gen → Tiền đột biến →
3. Vai trò
a. Hậu quả
- Do thay đổi trình tự các nuclêôtit trong gen đã dẫn đến biến đổi cấu trúc phân tử prôtêin tương ứng và làm thay đổi về tính trạng nào đó.
- thường làm giảm sức sống ở sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hoà trong kiểu gen được ổn định lâu đời.
b. Vai trò
- Đa số đột biến gen đều là đột biến lặn có thể có hại, có lợi hoặc trung tính trong các tổ hợp gen khác nhau hoặc khi thay đổi môi trường sống.
- Đột biến có thể làm tăng khả năng thích ứng của sinh vật đối với các điều kiện ngoại cảnh
- Là nguyên liệu quan trọng trong chọn giống và tiến hoá.
Bài tập và câu hỏi trắc nghiệm
Tham khảo thêm các bài chuyên đề sinh lớp 9