25/05/2018, 13:15

Đông Dương

là một bán đảo ở Đông Nam Á, giáp Ấn Độ về phía tây và Biển Đông về phía đông. Vị trí của Theo nghĩa hẹp thì bán đảo bao gồm ba nước từng là thuộc địa của Pháp: Campuchia Lào Việt Nam. ...

là một bán đảo ở Đông Nam Á, giáp Ấn Độ về phía tây và Biển Đông về phía đông.

Vị trí của

Theo nghĩa hẹp thì bán đảo bao gồm ba nước từng là thuộc địa của Pháp:

  • Campuchia
  • Lào
  • Việt Nam.

Theo nghĩa rộng, với tên bán đảo Trung Ấn, thì bán đảo bao gồm ba nước trên cùng với:

  • Malaysia bán đảo (phần phía nam của bán đảo Mã Lai, không tính quần đảo Mã Lai),
  • Myanma (tức Miến Điện cũ) và một phần của Ấn Độ thuộc Anh trước 1947), và
  • Thái Lan (nước Xiêm trước đây).

Địa hình

Bản đồ bán đảo năm 1886

Khu vực này ban đầu được người Pháp gọi là Indo-Chine (Ấn Độ - Trung Hoa) để chỉ khu vực nằm phía đông của Ấn Độ và phía nam Trung Quốc, chịu ảnh hưởng văn hóa của hai vùng này. Người Việt thường gọi là để phân biệt với Tây Dương (châu Âu) và Tiểu Tây Dương (khu vực bán đảo Ấn Độ). Đôi khi người ta cũng gọi là bán đảo Trung-Ấn hay bán đảo Ấn-Hoa theo sát nghĩa của Indochine. Người Trung Quốc dịch âm Indo-Chine thành Ấn Độ-Chi Na (印度支那). Người Hoa tại Đông Nam Á, Đài Loan thì gọi là Trung Nam bán đảo (中南半島).

Trong bán đảo đã từng tồn tại thuộc Pháp, là các nước thuộc địa cũ của Pháp, gồm Annam (Trung kỳ), Cochinchine (Nam kỳ), Tonkin (Bắc kỳ) (cả ba nay thuộc Việt Nam), Lào và Campuchia. Đôi khi người ta cũng dùng thuộc Anh để chỉ thuộc địa cũ của Anh tại , tức Miến Điện vào thời đó. Theo nghĩa rộng thì có thể được gọi là Đông Nam Á lục địa (Mainland Southeast Asia).

Vào thế kỷ 17-18, khi nói đến vùng Đông Nam Á, người Pháp thường dùng tên gọi Ngoại Ấn (Inde extérieure) hay Ấn Độ bên kia sông Hằng (Inde au-delà du Gange), còn người Anh thì gọi là Ultra-Ganges India.

Tên gọi (Indo-Chine) xuất hiện lần đầu tiên dưới ngòi bút của Conrad Malte Bruun (1775-1826) trong bộ sách Địa lý toán học, hình thể và chính trị của các nơi trên thế giới, xuất bản năm 1804. Trong tập 12 của bộ sách này có nói đến các nước Indo-Chine hay vương quốc Tonquin, Cochinchine, Lào...

Bốn năm sau, tên gọi Indo-Chine lại xuất hiện trong một bài báo của John Leyden (1775-1811) trên tạp chí Nghiên cứu châu Á của Hội châu Á vùng Bengal, xuất bản tại Calcutta năm 1808.

Tôn giáo chính trong vùng là Phật giáo nguyên thủy. Phật giáo Đại thừa rất phổ biến ở Việt Nam, trong khi Malaysia có Hồi giáo là tôn giáo chính, tồn tại cùng nhiều tôn giáo khác.

0