11/05/2018, 14:50

Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của ngành nhân học

Nhân học là thuật ngữ được sử dụng để chỉ nhiều loại nghiên cứu khác nhau để cập tới nhiều chủ đề đa dạng bao gồm khảo cổ học, ngôn ngữ học, và nghiên cứu về đặc điểm thể chất người. Ngày nay, khi sử dụng thuật ngữ nhân học , người ta thường hàm ý ngành khoa học xã hội nghiên cứu về xã hội và ...

Nhân học là thuật ngữ được sử dụng để chỉ nhiều loại nghiên cứu khác nhau để cập tới nhiều chủ đề đa dạng bao gồm khảo cổ học, ngôn ngữ học, và nghiên cứu về đặc điểm thể chất người. Ngày nay, khi sử dụng thuật ngữ nhân học, người ta thường hàm ý ngành khoa học xã hội nghiên cứu về xã hội và văn hóa con người

Trên phạm vi quốc tế, Nhân học (Anthropology) là một khoa học tích hợp kiến thức của các lĩnh vực khoa học tự nhiên, xã hội, nhân văn và nghệ thuật để nghiên cứu một cách toàn diện về con người. Ra đời từ thế kỉ 19, nhân học có vị trí học thuật đặc biệt quan trọng và có ý nghĩa thực tiễn rất sâu sắc, đã và đang được giảng dạy ở nhiều trường đại học trong khu vực và trên thế giới.

Theo cơ cấu phổ biến ở nhiều trường đại học trên thế giới hiện nay, Nhân học là một khoa học bao gồm nhiều phân ngành khác nhau như nhân học về thể chất người, nhân học văn hoá – xã hội, nhân học ngôn ngữ, và khảo cổ học. Gần đây, ở nhiều trường đại học lại xuất hiện một phân ngành mới, gọi là nhân học ứng dụng, chủ yếu đào tạo cán bộ làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu phát triển và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Ở Việt Nam, cũng giống như ở Trung Quốc và nhiều nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trước đây, nhân học không được tổ chức thành một ngành học chung như thường thấy ở các trường đại học Âu Mĩ khác mà phát triển thành những ngành học riêng rẽ như ngôn ngữ học, khảo cổ học, văn hoá học, dân tộc học, v.v. Gần đây, hầu hết các nước này cũng đã chuyển sang mô hình đào tạo và nghiên cứu nhân học theo hướng kết hợp các phân ngành thành một khoa học chung dưới tên gọi Nhân học hoặc đổi mới và mở rộng đối tượng nghiên cứu của dân tộc học truyền thống và gọi là khoa học Nhân học và Dân tộc

0