Đọc truyện ngắn "Hương ổi" sau đây và phân tích, đánh giá theo đặc điểm của thể loại. "Hương ổi: Tôi sực nhở tới số báo đầu tìm sắp tới … Nhưng trái của ông chín mềm…" (Nguyễn Phan Hách – Những trang văn chọn lọc)
Đọc truyện ngắn “Hương ổi” sau đây và phân tích, đánh giá theo đặc điểm của thể loại. “Hương ổi: Tôi sực nhở tới số báo đầu tìm sắp tới… Nhưng trái của ông chín mềm…” (Nguyễn Phan Hách – Những trang văn chọn lọc) Hướng dẫn Hương ổi" của ...
Đọc truyện ngắn “Hương ổi” sau đây và phân tích, đánh giá theo đặc điểm của thể loại. “Hương ổi: Tôi sực nhở tới số báo đầu tìm sắp tới… Nhưng trái của ông chín mềm…” (Nguyễn Phan Hách – Những trang văn chọn lọc)
Hướng dẫn
Hương ổi" của Nguyễn Phan Hách là một truyện ngắn mi-ni thấm đượm chất thơ man mác.
Buổi sáng, người cha già nhấp ngụm trà thơm phức mùi ngâu; hoa năm ngoái. Người con đề nghị người cha viết một bài cho số báo đầu thu sắp tới, nhưng "ông già không nói". Chắc là ông già buồn, đang suy ngẫm về những mùa thu xa xưa, mùa thu của tuổi hoa niên? Buổi chiều cô Ngân, cô láng giềng mới đi học ở Ô- xtrây-li-a về đem sang cho một đĩa ổi chín.
Phần tiếp theo nói về hương ổi, "nhè nhẹ bâng khuâng", về tiếng "ríu rít" của cô láng giềng trèo hái quả, về tiếng "ríu rít" của mùa thu. Cái âm thanh "ríu rít" cho ta đoán biết cô Ngân xinh đẹp lắm. Hương ổi "nhè nhẹ bâng khuâng". Mặc dù người cha cấm đứa con trai "không cho sang", mặc dù "hai nhà không giao thiệp" nhưng hương ổi – hương đời vẫn "bay sang".
Câu chuyện kể như một trang hồi ức buồn. Anh con trai nói về mẹ Ngân: "Bà đẹp lắm. Đẹp lạ lùng". Anh nhắc lại mối tình "có mùi hương ổi" giữa thầy kí nhất trình nghèo với cô gái xinh dẹp nhà bên ngày xưa. Một mối hận tình vì người đẹp đã bị chàng trai kĩ sư công chính phỏng tay trên. Thời ấy, không cao đẳng bất thành phu phụ. Các chi tiết: "Cha rủ bà trốn. Bà không dám". Người đẹp thuở ấy khổng thể vượt qua vòng lễ giáo, phải chấp nhận "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy", nên mới có chuyện cái bức tường "được xây cao hơn", và đà "lên rêu" cùng năm tháng. Nhưng hương tình, hương ổi của mùa thu, của mối tình đầu vẫn vương vấn hồn người, "vẫn cứ bay sang". Chỉ có âm thanh tiếng pháo cưới ngày mẹ Ngân lên xe hoa "treo trên nhành ổi nổ tung toé", tiêng rơi "lụp bụp" của quả ổi chín là những mũi kim sâu đâm vào tim người, mà năm tháng không thể nguôi ngoai.
Tạo hóa thật khéo trêu ngươi, nhất là đối với những con người khi tuổi đã tàn thu. Mẹ chàng trai đã mất, bố Ngân cũng đã qua đời "cách đây mấy năm". Cây ổi quý đã cỗi, mẹ Ngân đã chặt đi. Chặt cây ổi đi hay là để đọan tuyệt với mối tình xưa? tíêng dao "chặt gỗ chan chát" của người đàn bà góa chồng vào một buổi sớm đầu thu đã làm lay động trái tim ông già góa vợ. Hình ảnh người đàn ông cô đơn ngồi bên cửa sổ run run lục tìm nhưng trang viết ố vàng, nhưng vẫn còn thoáng mùi "hương ổi tỉnh đầu" sao mà gợi buồn. gợi nhiều man mác bâng khuâng thế? Những trang viết ố vàng ấy là những bức tình thư của cô láng giềng xinh đẹp, những trang nhật kí của thầy kí nhật trình nghèo mà tài hoa, đa tình ngày xưa chăng?
Tình tiết cây ổi đào do cô Ngân mới trồng đã ra "trái bói". Chàng trai "cắn trái ổi mùa đầu". Chắc là thơm lắm. ngọt lắm. Người cha răng đã yếu, người con mời cha một trái chín mềm. Chưa chắc ông đã ăn ổi.
Thiên diễm tình ngày xưa của mẹ Ngân với người cha chàng trai chi còn là kí ức, là hoài niệm. Còn trái ổi đầu mùa mà cô Ngân đem tặng chàng trai chiều thu nay đã mang theo bao hương tình, ngọt lắm. thơm lắm. Có lẽ hương ổi lại giăng tơ cho một mối tình đầu.
Ngày xưa chàng Trương Chi và cô MỊ Nương con gái của Tể tướng đã ước nguyền:
Kiếp này đã dở dang nhau.
Thì xin kiếp khác duyên sau lại thành.
Đã mấy ai được hưởng trái ngọt tình yêu ở "kiếp khác", ở "duyên sau". Nhưng người đọc cảm thấy cô Ngân láng giềng và người con trai cua ông già – thầy kí nhật trình nghèo ngày xưa đã và đang được hương ổi xe duyên.
Hương ổi được nhắc đi nhắc lại đến sáu lần trong truyện. Hương ổi là một nhân vật, một chứng nhân. Hương ổi, hương thu là hương tình đã ướp hương và tạo nên chất thơ cho truyện ngắn này của Nguyễn Phan Hách.
Có người bảo "Hương ổi" kì một trang tùy bút tôi cũng ngờ ngợ như vậy.
Thu Trang