25/04/2018, 22:08

Đọc hiểu Tinh thần thể dục, 1. Nguyễn Công Hoan (1903 – 1977) là một trong những nhà văn lớn, sáng tác từ hồi văn xuôi quốc ngữ còn chập...

– Đọc hiểu Tinh thần thể dục. 1. Nguyễn Công Hoan (1903 – 1977) là một trong những nhà văn lớn, sáng tác từ hồi văn xuôi quốc ngữ còn chập chững. Ông là một đại diện tiêu biểu cho trào lưu văn học hiện thực Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. 1. Nguyễn Công Hoan (1903 – 1977) là một trong ...

– Đọc hiểu Tinh thần thể dục. 1. Nguyễn Công Hoan (1903 – 1977) là một trong những nhà văn lớn, sáng tác từ hồi văn xuôi quốc ngữ còn chập chững. Ông là một đại diện tiêu biểu cho trào lưu văn học hiện thực Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
1. Nguyễn Công Hoan (1903 – 1977) là một trong những nhà văn lớn, sáng tác từ hồi văn xuôi quốc ngữ còn chập chững. Ông là một đại diện tiêu biểu cho trào lưu văn học hiện thực Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.

Nguyễn Công Hoan sinh ngày 6 – 3 – 1903 tại làng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc Hưng Yên), trong một gia đình quan lại phong kiến xuất thân khoa bảng bắt đầu sa sút. ông viết nhiều (cả truyện ngắn và tiểu thuyết). Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám, ông đặc biệt thành công với loại truyện ngắn trào phúng. Tác phẩm của Nguyễn Công Hoan tập trung phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội cũ. Đối tượng phê phán của ông chủ yếu là bọn nhà giàu, quan lại, tư sản. Cách mạng tháng Tám thành công, ông hăng hái sáng tác phục vụ kháng chiến. Nguyễn Công Hoan là người có nhiều đóng góp vào sự phát triển của văn xuôi quốc ngữ.

2. Tác phẩm chính : Lá ngọc cành vàng (tiểu thuyết, 1935), Cô giáo Minh (tiểu thuyết, 1935), Bước đường cùng (tiểu thuyết, 1938)… ; Kép Tư Bền (truyện ngắn, 1935), Hai thằng khốn nạn (truyện ngắn, 1937),Đào kép mới (truyện ngắn, 1937)… ; Đời viết văn của tôi (hồi kí, 1971) và một số tập truyện ngắn…

3. Tinh thần thể dục là một truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan. Đây là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách truyện ngắn Nguyễn Công Hoan giai đoạn 1936 – 1939 về cả hai phương diện tư tưởng và nghệ thuật.

Có một trận đấu bóng được tổ chức tại sân vận động huyện X.X. Quan tri huyện gửi giấy về xã Ngũ Vọng yêu cầu hương lí xã phải cử đủ một trăm người đến dự và cổ vũ trận đấu.

Mọi người trong xã tìm mọi cách để xin miễn đi xem bóng đá. Người thì van xin, người thì chạy tiền, người thì trốn tránh. Không một ai muốn đi xem thể dục vì người thì lo đi làm thuê kiếm cơm ăn, người thì ốm yếu, người thì không muốn đi xa, người thì không kiếm được quần áo lành lặn…

Lí dịch trong làng tìm đủ mọi cách, đánh đập, bắt bớ, doạ nạt gay gắt hơn cả bắt người đi phu phen. Người trong làng trốn như chạy giặc. Cuối cùng, lí dịch cũng săn lùng, bắt ép được chín mươi tư người đi xem bóng đá. Cuộc đi xem ấy diễn ra như một cuộc giải tù binh.

4. Qua câu chuyện, tác giả “đã lật mặt trái cái chủ trương thể dục thể thao bịp bợm của chính quyền thực dân nhằm tô vẽ cho cái trật tự thối nát đó và làm lạc hướng thanh niên. Cuộc đá bóng mà quan trên, quan dưới dàn dựng hết sức hăng hái và hò hét, đôn đốc người xem một cách gắt gao ấy, đối với người nông dân nghèo chỉ là một tai hoạ, họ phải van xin, lạy lục, đút lót, lẩn trốn… và cuối cùng trời chưa sáng, cả làng náo loạn vì cuộc lùng sục tróc nã những kẻ… được cử đi xem bóng đá mà lẩn trốn”([1]).

5. Đoạn 1 đọc giọng văn bản hành chính, rõ ràng mạch lạc. Các đoạn khác thể hiện giọng kể và lời thoại toát lên vẻ hài hước của câu chuyện.

II  Kiến thức cơ bản

Nguyễn Công Hoan viết nhiều và đặc biệt thành công với các truyện ngắn trào phúng. Cách kể chuyện của ông rất tự nhiên và có duyên. Ông có biệt tài trong việc tạo nên những tình huống gây cười bất ngờ. Thủ pháp gây cười của ông là đặt những cái đối lập nhau ở bên cạnh nhau, để từ đó tiếng cười cất lên là tiếng cười phê phán, đả kích. Ngay ở cách đặt nhan đề cho tác phẩm, nhà văn đã rất chú ý đến chuyện cách tạo mâu thuẫn. Chẳng hạn, kể câu chuyện về một đứa con đại bất hiếu, tác giả lấy nhan đề : Báo hiếu, trả nghĩa mẹ ; Báo hiếu, trả nghĩa cha. Nói về việc người ta trốn đi xem bóng đá như trốn lính, trốn phu, nhà văn lấy tên truyện là Tinh thần thể dục

Tinh thần thể dục là sáng tác tiêu biểu của Nguyễn Công Hoan giai đoạn 1936 – 1939, giai đoạn chín muồi cả về tài năng và tư tưởng nghệ thuật của ông. Đây là một truyện ngắn trào phúng với chủ đề phê phán thói giả dối, chính sách lừa bịp mị dân của bọn cầm quyền thực dân phong kiến. Câu chuyện được chia thành 6 đoạn. Mỗi đoạn thể hiện một nội dung. Sáu nội dung ấy tạo thành một cốt truyện chặt chẽ, được phát triển theo trình tự lôgíc trước sau của việc bắt người đi xem đá bóng.

Đoạn 1 có thể gọi tên là lệnh quan trên. Đây là một cái lệnh khá đặc biệt, độc đáo, không giống những cái lệnh thông thường khác. Thường quan trên sức giấy bắt phu phen, thu thuế, bắt tội phạm… còn ở đây quan trên sức giấy bắt người đi xem đá bóng. Tác giả không dùng ngôn ngữ kể chuyện mà dùng cách để nguyên văn bản lệnh quan trên. Lệnh quan rất đầy đủ, đúng nghi thức một văn bản hành chính quan trọng. Lệnh quy định rõ số lượng người phải có mặt, những việc người đi xem phải làm… Điều đó cho thấy quan trên rất coi trọng việc thể dục này.

Đoạn 2 : van xin. Anh Mịch van xin ông Lí cho miễn việc đi xem bóng đá vì anh còn phải đi làm trừ nợ cho ông Nghị. Nhưng lời van xin thống thiết của anh không làm ông Lí động lòng.

Đoạn 3 : nài nỉ. Bác Phô gái xin ông lí cho chồng mình không phải đi xem bóng đá với lí do ốm đau. Bác Phô còn mang theo cả cành cau biếu ông lí. Lời van xin cũng không kém phần thống thiết nhưng ông lí cũng rất kiên quyết : “ốm gần chết cũng phải đi. Lệnh quan như thế. Ai cũng lấy cớ ốm yếu mà không đi, thì người ta đá bóng cho chó xem à ?”.

Đoạn 4 : đút lót. Bà cụ phó Bính thức thời hơn, cũng bởi bà có tiền hơn. Bà có ba hào để đút lót ông lí. Bà có tiền để thuê người đi thay. Vì vậy phản ứng của ông lí nhã nhặn hơn. Ông không doạ nạt mà chỉ trách nhẹ : “Làm việc mà cứ gặp phải những người như con bà, thì tôi đến chết mất”, sau khi đã bỏ ba hào vào túi.

Đoạn 5 : lùng sục. Người van xin, người nài nỉ, người chạy chọt, người trốn tránh khiến các ông lí dịch trong làng vô cùng vất vả với việc bắt người đi xem thể thao. Các nhà chức trách phải tróc nã, bắt bớ vất vả hơn cả bắt lính. Không khí trong làng như có trận càn. Đánh đập, quát tháo, chửi rủa. Cảnh tượng thương tâm nhất là ở nhà thằng Cò. ôm con trốn ra đống rơm mà cũng không thoát. Kết thúc đoạn kể về chuyện lùng sục người ấy là hình ảnh “Thằng bé con nhắm nghiền mắt, ôm chặt lấy bố. Nó sợ quá, không khóc được nữa. Thằng Cò chưa kịp trả lời, đã bị lôi xềnh xệch đi”.

Đoạn 6 : lên đường. Không khí của buổi lên đường cũng không vui vẻ gì. Những người không may mắn, không thể trốn thoát được phải tập trung xếp hàng năm để lên đường đi xem bóng đá. Họ bị giải đi như đoàn tù binh.

Các đoạn nối tiếp nhau thể hiện sự tăng tiến tính chất gay gắt của việc bắt người đi xem bóng đá. Tác giả đã tạo nên một mâu thuẫn trào phúng rất đặc sắc. Đi xem bóng đá là một hoạt động thể thao, người tham gia thường tự nguyện và thích thú. Thế nhưng, trong câu chuyện này, xem bóng đá lại trở thành một tai hoạ với người dân. Hoạt động thể thao mà bọn quan trên tổ chức để khoe khoang, để mị dân về cái tinh thần thể dục của quốc dân đồng bào đã bị lật tẩy. Tinh thần thể dục chỉ có được khi con người được ăn no mặc ấm. Miếng cơm manh áo còn đang là gánh nặng đè lên vai những người nông dân nghèo thì việc phải đi xem bóng đá là tai hoạ đổ xuống đầu họ.

Tinh thần thể dục là câu chuyện cười ra nước mắt về một trong những trò bịp bợm của chính quyền thực dân phong kiến.

III  liên hệ

Nhà văn Nguyễn Công Hoan đã viết hai chục cuốn tiểu thuyết. Nhưng cái phần đặc sắc chỉ riêng Nguyễn Công Hoan mới có, lại ở truyện ngắn. Những truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan hiện ra trước mắt chúng ta với những lớp lang và đối thoại như trong một màn kịch, và từ cuộc sống đã thối rữa dưới chế độ cũ mà Cách mạng tháng Tám năm 1945 sắp sửa đem chôn đi ấy, Nguyễn Công Hoan có biệt tài tóm bắt lấy những dáng nét tiêu biểu mà lại nực cười, tự cho phép mình từ đầu chí cuối một truyện ngắn chỉ viết những câu ngắn – mà câu nào câu nấy cứ rắn như một nhát búa, nhát sau đập chồng vào nhát trước, cứ thế, cho đến nhát cuối cùng mới là lời tuyên án.

Chính đời sống ngột ngạt trước Cách mạng đã dâng hiến cho nhà văn cái nghệ thuật biểu hiện ấy. Nó cũng là cái ngữ điệu của thời đại, cái ngữ pháp nghệ thuật của thời đại. Những văn tài của các thời đều là lỗ tai thính nghe và lọc ra được giữa muôn tầng âm thanh hỗn độn, cái điệu của thời mình, cái tinh cốt tiếng nói của thời mình.

Sự vật hiện ra dưới con mắt của chúng ta ngày nay với muôn mặt, muôn vẻ khách quan của nó, và trong muôn vàn mối tương quan nhân quả đầy chằng chịt luôn luôn tác động lẫn nhau.

Vì thế một cái nhìn con người và cuộc sống bao giờ cũng chỉ thấy hai mặt (thật và giả) của nhà văn Nguyễn Công Hoan – dưới con mắt nhìn sự vật của chúng ta ngày nay – có cái gì đó có phần cực đoan và hơi đơn giản. Nhưng phải công nhận rằng chính nhờ có một cái nhìn như vậy mà trong giai đoạn hiện thực phê phán trước Cách mạng, ông đã tạo cho mình một cách viết thật nhiều ấn tượng, những truyện của ông có một sức tố cáo mạnh mẽ. Và cũng với con mắt ấy – vừa cực đoan vừa trào lộng – đã tạo nên phong cách truyện ngắn vô cùng độc đáo, đứng riêng một mình một miếng đất và không hề giống một ai, của ông.

(Nguyễn Minh Châu, Báo Văn nghệ, số 40, ngày 5 – 10 – 1985

Gregoryquary

0 chủ đề

23832 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0