Đọc bài thơ “Dòng sông mặc áo ” rồi trả lời câu hỏi, Màu sắc dòng sông thay đổi biến hóa mọi thời điểm trong một ngày đêm....
Dòng sông mặc áo – Đọc bài thơ “Dòng sông mặc áo ” rồi trả lời câu hỏi. Màu sắc dòng sông thay đổi biến hóa mọi thời điểm trong một ngày đêm. Sự cảm nhận của tác giả rất chính xác và tinh tế. DÒNG SÔNG MẶC Áo Dòng sông mới điệu làm sao Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha Trưa ...
DÒNG SÔNG MẶC Áo
Dòng sông mới điệu làm sao
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha
Trưa về trời rộng bao la
Áo xanh sông mặc như là mới may
Chiều trôi thơ thẩn áng mây
Cài lên màu áo hây hây ráng vàng
Rèm thêu trước ngực vầng trăng
Trên nền nhung tím trăm ngàn sao lên
Khuya rồi, sông mặc áo đen
Nép trong rừng bưởi lặng yên đôi bờ…
Sáng ra thơm đến ngẩn ngơ
Dòng sông đã mặc bao giờ áo hoa
Ngước lên bỗng gặp la đà
Ngàn hoa bưởi đã nở nhòa áo ai…
Nguyễn Trọng Tạo
Đọc bài thơ “Dòng sông mặc áo ” rồi trả lời câu hỏi:
1. Màu sắc của dòng sông thay đổi như thế nào trong một ngày?
2. Cách nói “dòng sông mặc áo ” có gì hay?
3. Em thích hình ảnh nào trong bài thơ? Vì sao ?
4. Đại ý và ý nghĩa bài thơ là gì?
BÀI LÀM
1. Màu sắc dòng sông thay đổi biến hóa mọi thời điểm trong một ngày đêm. Sự cảm nhận của tác giả rất chính xác và tinh tế.
2. Dưới ánh hồng ban mai, dòng sông rất “điệu” mặc chiếc áo “lụa đào thướt tha” rất đẹp.
Buổi trưa, sông mặc áo xanh như mới may.
Buổi chiều, màu áo của sông “hây hây ráng vàng”.
Buổi tối, sông mặc áo “nhung tím” như có thêu vầng trăng trước ngực, như lấp lánh muôn vi sao
Đêm khuya, sông “mặc áo đen” bình dị.
Sáng ra, sồng mặc áo hoa, áo ướp hương hoa bưởi làm “ngẩn ngư’ bao người.
2. .Cách nói “clòng sông mặc áo” là một cách nói hay, duyên dáng, nên thơ. Hay vì tác giả tả dòng sông có sắc nước biến hóa trong mọi thời điểm trong một đêm ngày, không tĩnh tại, đơn điệu. Hay vì dòng sông được nhân hóa, trở nên điệu đà, thích làm đẹp, làm duyên như thiếu nữ. Hay vì cách quan sát, cách miêu tả dòng sông của tác giả rất chính xác, tinh tế nên đã tạo nên chất thơ.
3. Em thích hình ảnh nào trong bài thơ? Vì sao?
Bài thơ có nhiều câu hay:
“Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha”
… “Cài lên màu áo hây hây ráng vàng”.
Đặc biệt là câu thơ này, hình ảnh này:
“Sáng ra thơm đến ngẩn ngơ
Dòng sông đã mặc bao giờ áo hoa”.
Ban đêm, dòng sông đã “nép trong rừng bưởi lặng yên đôi bờ”, nên sáng ra, sông mới mặc áo hoa, mùi thơm của áo mới làm ‘ungẩn ngơ” lòng người như thế đó.
4. Đại ý và ý nghĩa: Bài thơ “Dòng sông mặc áo” nói lên vẻ đẹp của dòng sôn g thơ ấu qua đó thể hiện tình yêu thiết tha quê hương đất nước.