03/06/2018, 22:57

Điều trị sốt xuất huyết thể nhẹ bằng cây thuốc quanh nhà

Không khi ẩm ướt là điều kiện thuận lợi để muỗi sinh sôi phát triển. Từ đó, dịch sốt xuất huyết bắt đầu hoành hành. Nếu ở giai đoạn đầu, bạn có thể điều trị sốt xuất huyết thể nhẹ bằng cây thuốc quanh nhà. Sốt xuất huyết ở thể nhẹ có biểu hiện như thế nào? Ở độ 1, bệnh nhân sốt cao, tăng ...

Không khi ẩm ướt là điều kiện thuận lợi để muỗi sinh sôi phát triển. Từ đó, dịch sốt xuất huyết bắt đầu hoành hành. Nếu ở giai đoạn đầu, bạn có thể điều trị sốt xuất huyết thể nhẹ bằng cây thuốc quanh nhà.

Sốt xuất huyết ở thể nhẹ có biểu hiện như thế nào?

Ở độ 1, bệnh nhân sốt cao, tăng thẩm thấu mao mạch nhẹ, tiểu cầu giảm nhẹ.

Độ 2 có kèm theo xuất huyết dưới da và các biểu hiện xuất huyết tự phát khác, thoát huyết tương nhẹ.

Ở bài viết này, xin được giới thiệu các bài thuốc điều trị sốt xuất huyết ở độ 1, 2 bằng y học cổ truyền, tùy theo các cơ sở chữa bệnh có thể dùng các vị thuốc phù hợp.

Phép trị sốt xuất huyết của y học cổ truyền là: “thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết, giải độc, nâng cao thể trạng”. Trong giai đoạn đang bị bệnh, có thể dùng một trong các bài thuốc sau:

– Bài thuốc 1: lá cúc tần 12g, cỏ nhọ nồi, mã đề, trắc bạch diệp (sao đen), rau má, lá tre mỗi thứ 16g, sắn dây (củ) 20g, gừng tươi 3 lát. Nếu không có sắn dây củ thì thay bằng lá dâu 16g; không có trắc bạch diệp thì thay bằng lá sen sao đen hoặc kinh giới sao đen 12g. Cho 600 ml nước sạch, đun sôi 30 phút, để ấm, uống ngày 3 lần.

– Bài thuốc 2: cỏ nhọ nồi, rễ cỏ tranh, sài đất mỗi thứ 20g, cối xay (sao vàng) 8g, kim ngân (hoa, lá, cuộng) 12g, hạ khô thảo 12g, hòe hoa (sao vàng) 10g, gừng tươi 3 lát. Nếu không có hạ khô thảo thì thay bằng bồ công anh 12g. Cho 600 ml nước sạch, đun sôi 30 phút, để ấm, uống ngày 3 lần.

– Bài thuốc 3: cỏ nhọ nồi 20g, cam thảo 6g, hoạt thạch 12g, mã đề 16g, gừng tươi 3 lát. Nếu không có hoạt thạch thì thay bằng cối xay 12g; không có mã đề thì thay bằng lá tre 16g. Cho 600 ml nước sạch, đun sôi 30 phút, để nguội, uống ngày 3 lần. Nếu hết sốt, ngừng thuốc ngay.

– Bài thuốc 4: hoạt thạch 6 phần, cam thảo 1 phần. Tán bột, trộn đều, uống ngày 3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê. Nếu hết sốt, ngừng thuốc ngay.

Lưu ý:

Các bài thuốc trên khi điều trị cho trẻ em phải giảm liều: Trẻ từ 1-5 tuổi dùng 1/3 liều người lớn; trẻ 6-13 tuổi dùng 1/2 liều người lớn. Trẻ từ 14 tuổi trở lên dùng liều bằng người lớn. Với trẻ còn bú mẹ thì cho mẹ uống thuốc, qua sữa mẹ để điều trị cho con.

Khi bệnh nhân hết sốt, các nốt xuất huyết lặn dần, người mệt mỏi, ăn kém cần dùng phép “Bổ trung ích khí”: đẳng sâm 16g, bạch truật, đương quy, hoàng kỳ mỗi thứ 12g, thăng ma 8g, trần bì 8g, cam thảo 6g, sài hồ 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.

Tóm lại, không phải tất cả các trường hợp sốt xuất huyết là bệnh nặng. Y học cổ truyền cũng góp phần điều trị sốt xuất huyết ở độ 1, 2. Nếu bệnh được chẩn đoán sớm, điều trị tích cực, chăm sóc tốt, có thể giúp người bệnh sớm hồi phục, giảm nguy cơ tử vong, giảm được sự quá tải của các tuyến trên.

tuoitre.vn

0