Điện Biên Phủ
là thành phố tỉnh lỵ tỉnh Điện Biên ở tây bắc Việt Nam. Thành phố phía đông nam giáp huyện Điện Biên Đông, các phía còn lại giáp huyện Điện Biên. Thành phố này bao trùm toàn bộ cánh đồng Mường Thanh trong ...
là thành phố tỉnh lỵ tỉnh Điện Biên ở tây bắc Việt Nam. Thành phố phía đông nam giáp huyện Điện Biên Đông, các phía còn lại giáp huyện Điện Biên.
Thành phố này bao trùm toàn bộ cánh đồng Mường Thanh trong lòng chảo Điện Biên với chiều dài khoảng 20 km và chiều rộng 6 km do sông Nậm Rốm bồi đắp lên. Đây là đồng bằng giữa núi lớn nhất vùng Tây Bắc Việt Nam (nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc). được xem là một thành phố nằm ở biên giới vì chỉ cách biên giới với Lào khoảng 35 km. cách Hà Nội 474 km theo quốc lộ 279 và 6.
vốn được gọi là Mường Thanh, từ chữ Mường Then theo tiếng dân tộc Thái nghĩa là "Xứ Trời", gắn với truyền thuyết về sự phát sinh ra dân tộc Thái. Đây là "đất tổ" của nhiều ngành Thái ở Đông Nam Á.
Khi Lạng Chạng đưa một bộ phận người Thái Đen từ Mường Lò (Nghĩa Lộ ngày nay) đến Mường Thanh thì vùng đất này còn gọi là Song Thanh vì có hai mường: Thanh Nưa (Thanh trên) từ bản Noong Hét ngược về đầu nguồn sông Nậm Rốm và Thanh Tẩu (Thanh dưới) từ bản Noong Hét đến cuối sông Nậm Rốm. Tại đây có Viềng Xam Mứn (thành Tam Vạn) cổ kính của người Thái. Các mường thuộc Mường Thanh xưa gồm: Mường Phăng, Mường Nha, Mường Luân, Mường Lèo, Mường Lói nay thuộc huyện Điện Biên; Mường U nay thuộc tỉnh Phong Xa Lỳ của Lào; Mường Và, Sốp Cộp nay thuộc tỉnh Sơn La.
Tên gọi Mường Thanh xuất hiện lần đầu trong sách Hưng Hóa xứ Phong Thổ lục của Hoàng Bình Chính. Hoàng Công Chất nổi dậy chống lại vua Lê chúa Trịnh, chiếm đất Mường Thanh, xây đắp thành lũy gọi là Phủ Chiềng Lễ, phiên âm Hán -Việt là Trình Lệ. Ông đã ở đây từ năm 1754 đến năm 1769. Năm 1778 nhà Lê bình được Hoàng Công Toản (con trai Hoàng Công Chất) và đặt ra châu Ninh Biên thay cho tên gọi Mường Thanh, thuộc phủ An Tây. Ninh Biên có 12 mường nhỏ gộp lại.
Tên gọi Điện Biên do vua Thiệu Trị đặt năm 1841 từ châu Ninh Biên; Điện nghĩa là vững chãi, Biên nghĩa là vùng biên giới, biên ải. Phủ Điện Biên (tức Điện Biên phủ) thời Thiệu Trị gồm 3 châu: Ninh Biên (do phủ kiêm lý, tức là tri phủ kiêm quản lý châu), Tuần Giáo và Lai Châu.
Thành phố Điện Biên được biết đến với trận năm 1954, giữa quân đội Việt Minh (do tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy) và quân đội Pháp (do tướng Christian de Castries chỉ huy). Cuộc chiến mang ý nghĩa rất lớn trong việc kết thúc vai trò của người Pháp ở bán đảo Đông Dương, và đưa tới việc kí kết hiệp định chia Việt Nam ra thành 2 miền: Bắc và Nam. Trận được nhắc đến như một chiến thắng vĩ đại nhất của các nước Đông Nam Á chống lại một cường quốc phương Tây. Trong trận này, Lực lượng Việt Minh đã di chuyển pháo binh của họ lên những quả đồi xung quanh tập đoàn cứ điểm và tiến công vào sườn của quân đội Pháp. Bằng cách huy động sức người một cách tối đa và với lực lượng hậu cần đông đảo của mình, Việt Minh đã làm nên một trong những chiến thắng quan trọng nhất trong lịch sử chiến tranh của Việt Nam.
Quần thể di tích lịch sử được chính thức xếp hạng di tích lịch sử quốc gia ngày 28 tháng 4 năm 1962. Tượng đài chiến thắng được xây dựng nhân dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng (2004). Hiện nay chạy dọc thung lũng Mường Thanh, nơi diễn ra cuộc đọ sức lịch sử năm xưa là đại lộ 279, con phố chính và lớn nhất thành phố .
Bắt đầu từ năm 1958, một nông trường quân đội được xây dựng ở đây, kéo theo di dân từ đồng bằng Bắc bộ, biến Điện Biên là một thị trấn nông trường, sau được nâng cấp thành thị trấn huyện lỵ của huyện cùng tên thuộc tỉnh Lai Châu. Từ ngày 18 tháng 4 năm 1992 trở thành thị xã tỉnh lỵ tỉnh Lai Châu. Thị trấn Mường Thanh ở phía tây được tách ra làm huyện lỵ huyện Điện Biên.
Theo Nghị định số 110/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 26/9/2003, trở thành thành phố từ tháng 10 năm 2003 và là đô thị loại ba. Sau khi tách tỉnh, trở thành tỉnh lỵ tỉnh Điện Biên.
có diện tích 60,0905 km², gồm 7 phường và 2 xã. Các phường là: Mường Thanh, Tân Thanh, Him Lam, Thanh Bình, Nam Thanh, Thanh Trường, Noong Bua, xã Thanh Minh và xã Tà Lèng.
Mặc dù nhỏ hơn so với thời chiến tranh xảy ra, có số dân khoảng 70.639 người (cuối năm 2004). Cư dân sống ở đây không chỉ có người Kinh (người Việt) mà còn có một số đông là người Thái, người H'Mông, người Si La. Các dân tộc thiểu số chiếm 1/3 dân số của thành phố.
Về đường bộ, nối với thị xã Mường Lay bằng đường 12, cách nhau 90 km. cách Hà Nội 474 theo đường 279 đến Tuần Giáo chuyển sang đường 6.
Về đường hàng không, có sân bay nối với Hà Nội.