11/05/2018, 11:46
Dịch Việt Anh chuyên du lịch (Mọi người giúp em dịch bài này với:( ) tks nhiều ạ
Mọi người giúp e dịch Việt Anh bài này với: 1.Những công trình văn hóa tâm linh Bên cạnh những công trình mang đậm bản sắc văn hóa Tây Nguyên, Công viên Đồng Xanh cũng được đầu tư xây dựng nhiều hạng mục công trình văn hóa tâm linh hướng về cội nguồn. Nơi đây, du khách có thể tìm thấy những ...
Mọi người giúp e dịch Việt Anh bài này với:
1.Những công trình văn hóa tâm linh
Bên cạnh những công trình mang đậm bản sắc văn hóa Tây Nguyên, Công viên Đồng Xanh cũng được đầu tư xây dựng nhiều hạng mục công trình văn hóa tâm linh hướng về cội nguồn. Nơi đây, du khách có thể tìm thấy những xúc cảm yên bình khi thành kính bái lạy trước Đền thờ Quốc tổ Hùng Vương được xây dựng với kiến trúc truyền thống, mái nhà rông cách điệu cao 18 mét. Trong điện thờ là tượng Quốc tổ Hùng Vương uy nghiêm tạc bằng gỗ cao 6 mét, nặng gần 3 tấn sơn son thếp vàng, trước điện thờ là tượng 18 Vua Hùng uy nghi. Cách đó không xa, du khách có thể ghé thăm chùa Một Cột xây dựng theo nguyên mẫu của “Tây Thiên Nhất Trụ” tại thủ đô Hà Nội, gợi nhớ về một trong những công trình kiến trúc tâm linh linh thiêng nhất trong lòng người Việt. Điểm xuyết cho quần thể văn hóa này còn có lầu Thần tài, tượng Phật Quan Âm cứu khổ cứu nạn, cổng Tam Quan bằng đá Ninh Bình, bốn bên là các loại cây quý được bố trí hài hòa, đẹp mắt. Là điểm đến hấp dẫn, bên cạnh những khu vui chơi giải trí sôi nổi Đồng Xanh vẫn có chỗ cho những phút lắng lòng… là vậy.
Các gia đình cũng thường chọn Đồng Xanh như một điểm đến cuối tuần vì nơi này có khu vườn thú mini, khu vui chơi giải trí thiếu nhi, khu dịch vụ ẩm thực… Nhiều đôi uyên ương cũng đến đây để ghi lại những khoảnh khắc đẹp cho album ảnh cưới và đãi tiệc bạn bè, hai họ. Để phục vụ tốt hơn dịch vụ này, Công viên đã và đang được mở rộng, dự kiến đến cuối năm 2010 sẽ có một khu nhà hàng 2 tầng kiến trúc độc đáo được đưa vào sử dụng với sức chứa trên 1.000 thực khách. Đặc biệt, năm 2011, Công ty sẽ xây dựng “Làng Điện ảnh” tái hiện hình ảnh những nhân vật nổi tiếng trong những bộ phim đã từng chinh phục cảm tình của khán giả trong và ngoài nước. Với tinh thần dám nghĩ dám làm, tập thể lãnh đạo, cán bộ và công nhân viên Công ty phấn đấu đến năm 2015 sẽ biến Đồng Xanh thành một công viên hiện đại, hấp dẫn nhất Tây Nguyên, góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần và nhu cầu vui chơi giải trí của nhân dân trong tỉnh.
2. Núi Hàm Rồng – Nóc nhà của thành phố:
Được ví như nóc nhà của phố núi Pleiku, Hàm Rồng xưa là núi lửa, triệu năm nay không hoạt động, núi trở thành mảnh đất tốt tươi cho các loại hoa màu và những rừng thông xanh ngát. Núi Hàm Rồng là miệng núi lửa nổi tiếng nhất Tây nguyên bởi nó cao hơn 1.000m so với mực nước biển, là đỉnh cao nhất khu vực Pleiku với cái miệng tròn xoe hình phễu khổng lồ.
Hàm Rồng mang đầy đủ những đặc tính tiêu biểu của một miệng núi lửa dương, nổi trên mặt đất - để so sánh với các miệng núi lửa âm lõm sâu dưới lòng đất, thường là các lòng hồ, như Biển Hồ.
Vào buổi sáng sớm, nếu có dịp đứng trên đỉnh Hàm Rồng, bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hiếm có nơi đây. Mây giăng ngang đầu, sương mù lẩn khuất dưới thung lũng tạo nên khung cảnh hữu tình.
Dọc đường đi là cánh rừng thông xanh mướt, nơi lý tưởng cho chuyến dã ngoại của các bạn trẻ. Hàm Rồng, tiếng địa phương là Chư H’Drông, gắn liền với truyền thuyết về thiên tình sử của nàng Chư H’Drông xinh đẹp, con của một vị tù trưởng hùng mạnh và Rơ Lan Ly, chàng trai thật thà, siêng năng, con của một gia đình nghèo khó.
Nếu nhìn từ dưới, ngọn núi tựa như một chiếc bát úp, nhưng leo tới đỉnh miệng núi lại mở ra một thung lũng lòng chảo rộng lớn với những thửa ruộng trồng bắp, khoai màu mỡ... Điều kỳ lạ là miệng núi không hề có nước, mà cũng chẳng ai đủ sức chở nước lên đây tưới được. Vậy mà quanh năm cây cối lúc nào cũng xanh tốt.
3. Thủy điện Ialy:
Nhà máy thủy điện Yaly nằm bên dòng sông Sê San, thuộc địa bàn xã Yaly, huyện Chưpăh, tỉnh Gia Lai. Đây là công trình thủy điện ngầm lớn nhất Việt Nam, với sản lượng điện trung bình 3,7 tỷ KWh / năm. Không những thế, hồ chứa nước nơi đây còn là một phong cảnh tuyệt vời. Chính vì thế, nơi này đã trở thành một trong những điểm du lịch Gia Lai khá hấp dẫn với du khách xa gần khi có dịp đến Gia Lai.
Nằm giữa núi đồi Tây Nguyên hùng vĩ, tại bậc thang thứ ba và là bậc thang lớn nhất trong hệ thống 9 bậc thang thủy điện trên sông Sê San, nhà máy thủy điện Yaly là một hệ thống công trình hiện đại và đồ sộ. Nếu trước đây Yaly đã từng là một thác nước đẹp nổi tiếng được nhiều người biết đến, thì ngày nay công trình nhà máy thủy điện Yaly giữa núi rừng Tây Nguyên cũng là một thắng cảnh mới, kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên hoang dã và những thành quả từ bàn tay và khối óc con người như đập dâng, đập tràn xã lũ, cổng giữ nước, hồ chứa nước…
Hồ rộng với một màu xanh biếc biếc, bốn bên là núi trùng điệp như bao trọn. Hãy làm một chuyến du ngoan trên hồ Yaly mới thấu hết được phong cảnh hữu tình này. Hãy mang theo một ít thức ăn, đồ uống đủ cho chuyến đi một ngày. Mặc dù, tiết trời nắng và rất nóng nhưng chỉ sau vài phút lênh đênh trên mặt hồ là không khí đã mát rượi. Mặt hồ lăn tăn gợn sóng cho ta cảm giác thích thú, lâng lâng như đang lênh đênh trên biển, không còn gì tuyệt vời bằng.
Đi đến cách bờ chừng 200m là du khách bắt gặp một cù lao rộng chừng 3ha rất đẹp. Có thể nói, khung cảnh thiên nhiên ở đây rất nên thơ. Trên cù lao có hai nhà sàn tuy cũ nhưng trông rất đẹp. Nhà sớn lớn được làm bằng sắt, hai tầng và thiết kế theo kiểu nhà sàn đặc trưng của Tây nguyên trông rất thơ mộng, độc đáo.
Với vẻ đẹp thiên nhiên khá độc đáo của mình, hồ thủy điện Yaly đã trở thành một điểm đến mang sắc thái rất riêng của Gia Lai mà không phải ở đâu cũng có.
4. Chùa Minh Thành – Nơi tâm hồn lắng động:
Pleiku không chỉ hoang sơ với dã quỳ, với sương mù, với Biển Hồ..., mà ẩn sâu trong phố núi ấy là một quần thể kiến trúc tâm linh góp phần tạo thêm ấn tượng cho du khách khi đến với phố núi Pleiku, đó chính là quần thể kiến trúc chùa Minh Thành.
Chùa tọa lạc ở số 14A đường Nguyễn Viết Xuân, phường Hội Phú, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai. Chùa cách trung tâm thành phố 2km về hướng Tây Nam. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Chùa được đại đức Thích Tâm Mãn (trụ trì chùa) vẽ thiết kế và trực tiếp khảo sát, thi công công trình này sau khi đã tham khảo rất nhiều kiến trúc chùa nổi tiếng khác. Chùa được khởi công xây dựng lại từ năm 1997, trên mặt bằng 20.000m2, đến nay đã cơ bản hoàn thành nhiều hạng mục.
Từ cổng tam quan bước vào, du khách sẽ bước qua con suối Hội Phú với mạch nguồn tự nhiên từ bảy con suối nhỏ khác nhập thành. Bước qua con suối, du khách sẽ choáng ngợp trước khung cảnh tự nhiên với những hàng cây lớn hai bên xòe bóng mát. Khoảng sân rộng với 12 hàng trụ bằng bêtông và phía trên mỗi trụ là một tượng Phật Adiđà, dáng đứng uy nghiêm đĩnh đạc bằng đá trắng được đặt theo hàng ngang.
Lên những bậc tam cấp du khách sẽ bước qua một khoảng sân rộng khác, khoảng sân này thường được dùng để tổ chức các buổi lễ lớn ngoài trời. Từ khoảng sân nhìn về phía bên tay phải, du khách sẽ thấy ngôi bảo tháp thờ Xá lợi 9 tầng cao 72m, trước khi đặt chân đến ngôi chùa này du khách đã nhìn thấy đỉnh tháp dù đứng bất cứ vị trí nào trong thành phố.
Những ngày trời giăng sương mù, ngôi bảo tháp càng trở nên lung linh huyền ảo tạo nên một vẻ đẹp thần bí. Bên trong bảo tháp được tôn trí 4 vị Thiên thủ Thiên nhãn, cao 8m và ngang 3,5m, được chạm khắc rất tinh tế, sống động từng chi tiết bằng gỗ mít. Tầng một và các tầng khác là nơi thờ thất Phật và Xá lợi của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, công trình này hiện vẫn còn đang thi công.
Ở giữa sân chùa là hồ Liên Trì, một hồ sen rộng gần 750m2, chính giữa hồ có tượng Phật Adiđà bằng đá trắng cao 7m được các nghệ nhân Đà Nẵng tạc nên, với thế đứng uy nghiêm và tĩnh tại giữa đất trời. Trước mặt hồ có lư đồng nặng 4 tấn, cao 4,5 m. Bước lên khoảng 30 bậc thang bằng đá, du khách phải ngạc nhiên trước vẻ đẹp của kiến trúc chùa, với chính diện là chánh điện.
Phía tay phải là tháp tổ cao ba tầng, thờ cố hòa thượng Thích Giác Đạo (hay thầy Năm) là người sáng lập nên ngôi chùa này từ năm 1970. Phía trái chùa là gác chuông hai tầng với hai quả chuông, quả chuông nặng nhất lên đến 3 tấn và khu tăng phường có diện tích hàng ngàn mét vuông. Những công trình khác như phương trượng đường, khách đường... với những con rồng uốn lượn trên mái, từng miếng ngói vẩy cá được sắp xếp một cách công phu, từng hình chạm khắc một cách khéo léo, tỉ mỉ trên tường...
Du khách sẽ đắm mình trong không gian thanh tịnh với âm thanh trong trẻo của những chiếc chuông gió khiến du khách quên đi mọi sự mệt mỏi, ưu phiền.
Cửa chánh điện có chiều cao 6m, khung cửa dày 4 tấc với 6 cánh cửa dày 2 tấc, tất cả cửa được chạm khắc 6 vị đại bồ tát. Chánh điện chùa cao 16m, trần nhà làm bằng gỗ pơmu và sập gụ. Bộ lư và đèn được làm bằng chất liệu gốm, phục chế theo phong cách đời Lê Mạc. Bàn thờ Phật tại chánh điện lớn nhất, với chiều dài 6m và cao 1,2m.
Chính giữa điện tôn trí tượng Tì Lô Giá Na Phật, cao 6m ngồi trên tòa sen mỗi cánh sen có chạm khắc nổi hình Đức Phật và vách phía sau là bát thập bát Phật (88 vị Phật), ngũ phương Phật (5 vị Phật), bát bộ kim cang (8 vị Hộ Pháp), tượng Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, ngoài ra còn có các tượng Văn Thù, Phổ Hiền.
Hai bên tả hữu, tôn trí tượng thập nhị Duyên Giác (12 vị đại bồ tát), mỗi tượng cao 3m làm bằng gỗ mít, sơn son thiếp vàng, Hai bên vách chánh điện có 30.000 vị Phật. Đứng trên tầng hai của chánh điện du khách có thể ngắm nhìn toàn bộ quang cảnh của Pleiku với lung linh sắc quỳ vàng chen lẫn phố.
Đặc biệt, chùa còn có hơn 600 pho tượng gỗ được các nghệ nhân trong tỉnh và nghệ nhân làng Me (Bắc Ninh) thực hiện ròng rã suốt bốn năm mới hoàn thành. Đáng chú ý nhất là pho tượng Lô Xá Na Phật cao 9m, thân tượng cao 5m, tòa sen cao 4m với 1.000 cánh sen, tất cả các pho tượng này đều được làm bằng gỗ mít.
Mùa xuân đến Pleiku, du khách không thể nào không đến thăm chùa Minh Thành, một điểm nhấn trong nghệ thuật kiến trúc Phật giáo của Pleiku và cả nước. Du khách sẽ cảm thấy tâm hồn mình thật nhẹ nhàng thư thái của thế giới thiền không khi nghe tiếng chim ríu rít bay về làm tổ, tiếng gió hát chuông ngân, tiếng suối reo róc rách.
Quỳ trước Đức Phật lặng im trong một không gian tĩnh tại, du khách cảm thấy mình như đã giũ bỏ được hết bụi trần để bước đến chốn bồng lai, cõi niết bàn như đại đức Thích Tâm Mãn từng nói: “Thiền là sự lắng đọng. Thiền không phải ngồi một chỗ mà thiền đi vào cuộc sống từ ăn, ngủ, nghỉ... Thiền đứng, thiền ngồi, thiền nằm. Tâm phức tạp thì không thể thiền. Có thiền thì mới có thể nhìn mê - nhìn thấu - nhìn chân”.
1.Những công trình văn hóa tâm linh
Bên cạnh những công trình mang đậm bản sắc văn hóa Tây Nguyên, Công viên Đồng Xanh cũng được đầu tư xây dựng nhiều hạng mục công trình văn hóa tâm linh hướng về cội nguồn. Nơi đây, du khách có thể tìm thấy những xúc cảm yên bình khi thành kính bái lạy trước Đền thờ Quốc tổ Hùng Vương được xây dựng với kiến trúc truyền thống, mái nhà rông cách điệu cao 18 mét. Trong điện thờ là tượng Quốc tổ Hùng Vương uy nghiêm tạc bằng gỗ cao 6 mét, nặng gần 3 tấn sơn son thếp vàng, trước điện thờ là tượng 18 Vua Hùng uy nghi. Cách đó không xa, du khách có thể ghé thăm chùa Một Cột xây dựng theo nguyên mẫu của “Tây Thiên Nhất Trụ” tại thủ đô Hà Nội, gợi nhớ về một trong những công trình kiến trúc tâm linh linh thiêng nhất trong lòng người Việt. Điểm xuyết cho quần thể văn hóa này còn có lầu Thần tài, tượng Phật Quan Âm cứu khổ cứu nạn, cổng Tam Quan bằng đá Ninh Bình, bốn bên là các loại cây quý được bố trí hài hòa, đẹp mắt. Là điểm đến hấp dẫn, bên cạnh những khu vui chơi giải trí sôi nổi Đồng Xanh vẫn có chỗ cho những phút lắng lòng… là vậy.
Các gia đình cũng thường chọn Đồng Xanh như một điểm đến cuối tuần vì nơi này có khu vườn thú mini, khu vui chơi giải trí thiếu nhi, khu dịch vụ ẩm thực… Nhiều đôi uyên ương cũng đến đây để ghi lại những khoảnh khắc đẹp cho album ảnh cưới và đãi tiệc bạn bè, hai họ. Để phục vụ tốt hơn dịch vụ này, Công viên đã và đang được mở rộng, dự kiến đến cuối năm 2010 sẽ có một khu nhà hàng 2 tầng kiến trúc độc đáo được đưa vào sử dụng với sức chứa trên 1.000 thực khách. Đặc biệt, năm 2011, Công ty sẽ xây dựng “Làng Điện ảnh” tái hiện hình ảnh những nhân vật nổi tiếng trong những bộ phim đã từng chinh phục cảm tình của khán giả trong và ngoài nước. Với tinh thần dám nghĩ dám làm, tập thể lãnh đạo, cán bộ và công nhân viên Công ty phấn đấu đến năm 2015 sẽ biến Đồng Xanh thành một công viên hiện đại, hấp dẫn nhất Tây Nguyên, góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần và nhu cầu vui chơi giải trí của nhân dân trong tỉnh.
2. Núi Hàm Rồng – Nóc nhà của thành phố:
Được ví như nóc nhà của phố núi Pleiku, Hàm Rồng xưa là núi lửa, triệu năm nay không hoạt động, núi trở thành mảnh đất tốt tươi cho các loại hoa màu và những rừng thông xanh ngát. Núi Hàm Rồng là miệng núi lửa nổi tiếng nhất Tây nguyên bởi nó cao hơn 1.000m so với mực nước biển, là đỉnh cao nhất khu vực Pleiku với cái miệng tròn xoe hình phễu khổng lồ.
Hàm Rồng mang đầy đủ những đặc tính tiêu biểu của một miệng núi lửa dương, nổi trên mặt đất - để so sánh với các miệng núi lửa âm lõm sâu dưới lòng đất, thường là các lòng hồ, như Biển Hồ.
Vào buổi sáng sớm, nếu có dịp đứng trên đỉnh Hàm Rồng, bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hiếm có nơi đây. Mây giăng ngang đầu, sương mù lẩn khuất dưới thung lũng tạo nên khung cảnh hữu tình.
Dọc đường đi là cánh rừng thông xanh mướt, nơi lý tưởng cho chuyến dã ngoại của các bạn trẻ. Hàm Rồng, tiếng địa phương là Chư H’Drông, gắn liền với truyền thuyết về thiên tình sử của nàng Chư H’Drông xinh đẹp, con của một vị tù trưởng hùng mạnh và Rơ Lan Ly, chàng trai thật thà, siêng năng, con của một gia đình nghèo khó.
Nếu nhìn từ dưới, ngọn núi tựa như một chiếc bát úp, nhưng leo tới đỉnh miệng núi lại mở ra một thung lũng lòng chảo rộng lớn với những thửa ruộng trồng bắp, khoai màu mỡ... Điều kỳ lạ là miệng núi không hề có nước, mà cũng chẳng ai đủ sức chở nước lên đây tưới được. Vậy mà quanh năm cây cối lúc nào cũng xanh tốt.
3. Thủy điện Ialy:
Nhà máy thủy điện Yaly nằm bên dòng sông Sê San, thuộc địa bàn xã Yaly, huyện Chưpăh, tỉnh Gia Lai. Đây là công trình thủy điện ngầm lớn nhất Việt Nam, với sản lượng điện trung bình 3,7 tỷ KWh / năm. Không những thế, hồ chứa nước nơi đây còn là một phong cảnh tuyệt vời. Chính vì thế, nơi này đã trở thành một trong những điểm du lịch Gia Lai khá hấp dẫn với du khách xa gần khi có dịp đến Gia Lai.
Nằm giữa núi đồi Tây Nguyên hùng vĩ, tại bậc thang thứ ba và là bậc thang lớn nhất trong hệ thống 9 bậc thang thủy điện trên sông Sê San, nhà máy thủy điện Yaly là một hệ thống công trình hiện đại và đồ sộ. Nếu trước đây Yaly đã từng là một thác nước đẹp nổi tiếng được nhiều người biết đến, thì ngày nay công trình nhà máy thủy điện Yaly giữa núi rừng Tây Nguyên cũng là một thắng cảnh mới, kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên hoang dã và những thành quả từ bàn tay và khối óc con người như đập dâng, đập tràn xã lũ, cổng giữ nước, hồ chứa nước…
Hồ rộng với một màu xanh biếc biếc, bốn bên là núi trùng điệp như bao trọn. Hãy làm một chuyến du ngoan trên hồ Yaly mới thấu hết được phong cảnh hữu tình này. Hãy mang theo một ít thức ăn, đồ uống đủ cho chuyến đi một ngày. Mặc dù, tiết trời nắng và rất nóng nhưng chỉ sau vài phút lênh đênh trên mặt hồ là không khí đã mát rượi. Mặt hồ lăn tăn gợn sóng cho ta cảm giác thích thú, lâng lâng như đang lênh đênh trên biển, không còn gì tuyệt vời bằng.
Đi đến cách bờ chừng 200m là du khách bắt gặp một cù lao rộng chừng 3ha rất đẹp. Có thể nói, khung cảnh thiên nhiên ở đây rất nên thơ. Trên cù lao có hai nhà sàn tuy cũ nhưng trông rất đẹp. Nhà sớn lớn được làm bằng sắt, hai tầng và thiết kế theo kiểu nhà sàn đặc trưng của Tây nguyên trông rất thơ mộng, độc đáo.
Với vẻ đẹp thiên nhiên khá độc đáo của mình, hồ thủy điện Yaly đã trở thành một điểm đến mang sắc thái rất riêng của Gia Lai mà không phải ở đâu cũng có.
4. Chùa Minh Thành – Nơi tâm hồn lắng động:
Pleiku không chỉ hoang sơ với dã quỳ, với sương mù, với Biển Hồ..., mà ẩn sâu trong phố núi ấy là một quần thể kiến trúc tâm linh góp phần tạo thêm ấn tượng cho du khách khi đến với phố núi Pleiku, đó chính là quần thể kiến trúc chùa Minh Thành.
Chùa tọa lạc ở số 14A đường Nguyễn Viết Xuân, phường Hội Phú, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai. Chùa cách trung tâm thành phố 2km về hướng Tây Nam. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Chùa được đại đức Thích Tâm Mãn (trụ trì chùa) vẽ thiết kế và trực tiếp khảo sát, thi công công trình này sau khi đã tham khảo rất nhiều kiến trúc chùa nổi tiếng khác. Chùa được khởi công xây dựng lại từ năm 1997, trên mặt bằng 20.000m2, đến nay đã cơ bản hoàn thành nhiều hạng mục.
Từ cổng tam quan bước vào, du khách sẽ bước qua con suối Hội Phú với mạch nguồn tự nhiên từ bảy con suối nhỏ khác nhập thành. Bước qua con suối, du khách sẽ choáng ngợp trước khung cảnh tự nhiên với những hàng cây lớn hai bên xòe bóng mát. Khoảng sân rộng với 12 hàng trụ bằng bêtông và phía trên mỗi trụ là một tượng Phật Adiđà, dáng đứng uy nghiêm đĩnh đạc bằng đá trắng được đặt theo hàng ngang.
Lên những bậc tam cấp du khách sẽ bước qua một khoảng sân rộng khác, khoảng sân này thường được dùng để tổ chức các buổi lễ lớn ngoài trời. Từ khoảng sân nhìn về phía bên tay phải, du khách sẽ thấy ngôi bảo tháp thờ Xá lợi 9 tầng cao 72m, trước khi đặt chân đến ngôi chùa này du khách đã nhìn thấy đỉnh tháp dù đứng bất cứ vị trí nào trong thành phố.
Những ngày trời giăng sương mù, ngôi bảo tháp càng trở nên lung linh huyền ảo tạo nên một vẻ đẹp thần bí. Bên trong bảo tháp được tôn trí 4 vị Thiên thủ Thiên nhãn, cao 8m và ngang 3,5m, được chạm khắc rất tinh tế, sống động từng chi tiết bằng gỗ mít. Tầng một và các tầng khác là nơi thờ thất Phật và Xá lợi của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, công trình này hiện vẫn còn đang thi công.
Ở giữa sân chùa là hồ Liên Trì, một hồ sen rộng gần 750m2, chính giữa hồ có tượng Phật Adiđà bằng đá trắng cao 7m được các nghệ nhân Đà Nẵng tạc nên, với thế đứng uy nghiêm và tĩnh tại giữa đất trời. Trước mặt hồ có lư đồng nặng 4 tấn, cao 4,5 m. Bước lên khoảng 30 bậc thang bằng đá, du khách phải ngạc nhiên trước vẻ đẹp của kiến trúc chùa, với chính diện là chánh điện.
Phía tay phải là tháp tổ cao ba tầng, thờ cố hòa thượng Thích Giác Đạo (hay thầy Năm) là người sáng lập nên ngôi chùa này từ năm 1970. Phía trái chùa là gác chuông hai tầng với hai quả chuông, quả chuông nặng nhất lên đến 3 tấn và khu tăng phường có diện tích hàng ngàn mét vuông. Những công trình khác như phương trượng đường, khách đường... với những con rồng uốn lượn trên mái, từng miếng ngói vẩy cá được sắp xếp một cách công phu, từng hình chạm khắc một cách khéo léo, tỉ mỉ trên tường...
Du khách sẽ đắm mình trong không gian thanh tịnh với âm thanh trong trẻo của những chiếc chuông gió khiến du khách quên đi mọi sự mệt mỏi, ưu phiền.
Cửa chánh điện có chiều cao 6m, khung cửa dày 4 tấc với 6 cánh cửa dày 2 tấc, tất cả cửa được chạm khắc 6 vị đại bồ tát. Chánh điện chùa cao 16m, trần nhà làm bằng gỗ pơmu và sập gụ. Bộ lư và đèn được làm bằng chất liệu gốm, phục chế theo phong cách đời Lê Mạc. Bàn thờ Phật tại chánh điện lớn nhất, với chiều dài 6m và cao 1,2m.
Chính giữa điện tôn trí tượng Tì Lô Giá Na Phật, cao 6m ngồi trên tòa sen mỗi cánh sen có chạm khắc nổi hình Đức Phật và vách phía sau là bát thập bát Phật (88 vị Phật), ngũ phương Phật (5 vị Phật), bát bộ kim cang (8 vị Hộ Pháp), tượng Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, ngoài ra còn có các tượng Văn Thù, Phổ Hiền.
Hai bên tả hữu, tôn trí tượng thập nhị Duyên Giác (12 vị đại bồ tát), mỗi tượng cao 3m làm bằng gỗ mít, sơn son thiếp vàng, Hai bên vách chánh điện có 30.000 vị Phật. Đứng trên tầng hai của chánh điện du khách có thể ngắm nhìn toàn bộ quang cảnh của Pleiku với lung linh sắc quỳ vàng chen lẫn phố.
Đặc biệt, chùa còn có hơn 600 pho tượng gỗ được các nghệ nhân trong tỉnh và nghệ nhân làng Me (Bắc Ninh) thực hiện ròng rã suốt bốn năm mới hoàn thành. Đáng chú ý nhất là pho tượng Lô Xá Na Phật cao 9m, thân tượng cao 5m, tòa sen cao 4m với 1.000 cánh sen, tất cả các pho tượng này đều được làm bằng gỗ mít.
Mùa xuân đến Pleiku, du khách không thể nào không đến thăm chùa Minh Thành, một điểm nhấn trong nghệ thuật kiến trúc Phật giáo của Pleiku và cả nước. Du khách sẽ cảm thấy tâm hồn mình thật nhẹ nhàng thư thái của thế giới thiền không khi nghe tiếng chim ríu rít bay về làm tổ, tiếng gió hát chuông ngân, tiếng suối reo róc rách.
Quỳ trước Đức Phật lặng im trong một không gian tĩnh tại, du khách cảm thấy mình như đã giũ bỏ được hết bụi trần để bước đến chốn bồng lai, cõi niết bàn như đại đức Thích Tâm Mãn từng nói: “Thiền là sự lắng đọng. Thiền không phải ngồi một chỗ mà thiền đi vào cuộc sống từ ăn, ngủ, nghỉ... Thiền đứng, thiền ngồi, thiền nằm. Tâm phức tạp thì không thể thiền. Có thiền thì mới có thể nhìn mê - nhìn thấu - nhìn chân”.