06/05/2018, 19:30

Di truyền liên kết với giới tính và truyền ngoại nhân

CHUYÊN ĐỀ: TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN I. Di truyền liên kết với giới tính 1. NST giới tính - Trên NST giới tính ngoài các gen quy định giới tính cũng có các gen quy định tính trạng thường. - Ở người, động vật có vú, ruồi giấm, …: ...

CHUYÊN ĐỀ: TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN

   

I. Di truyền liên kết với giới tính

    1. NST giới tính

    - Trên NST giới tính ngoài các gen quy định giới tính cũng có các gen quy định tính trạng thường.

    - Ở người, động vật có vú, ruồi giấm, …: giống cái là XX, giống đực là XY.

    - Ở chim, ếch nhái, bướm, bò sát, …: giống cái là XY, giống đực là là XX

    - Ở châu chấu, ong, …: giống cái là XX, giống đực là XO

    2. Di truyền liên kết với giới tính

    a. Gen trên NST X

    - Kết quả của phép lai thuận nghịch khác nhau, tỉ lệ phân li kiểu hình ở 2 giới cũng khác nhau.

    - Có hiện tượng di truyền chéo (cha truyền alen cho con gái, mẹ truyền alen cho con trai).

    b. Gen trên NST Y

    - Kết quả của phép lai thuận nghịch giống nhau.

    - Tính trạng chỉ xuất hiện ở 1 giới nên hiện tượng di truyền chi phối là hiện tượng di truyền thẳng

    c. Ý nghĩa của di truyền liên kết với giới tính

    - Dựa vào những tính trạng liên kết với giới tính để phân biệt đực cái trong chăn nuôi, giúp làm tăng giá trị sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế

   

II. Di truyền ngoài nhân

    - Ở tế bào nhân thực, ADN tồn tại ngoài ở nhân tế bào còn tồn tại ở trong các ti thể và lạp thể ở tế bào chất.

    - Do khối tế bào chất ở giao tử cái tế hơn rất nhiều lần so với giao tử đực, sau khi hình thành hợp tử sẽ mang hệ gen tế bào chất từ cơ thể mẹ.

    - Do đó các tính trạng di truyền theo tế bào chất đều là các tính trạng di truyền theo dòng mẹ.

Tham khảo thêm các bài chuyên đề sinh lớp 12 khác :

Tham khảo các Chuyên đề Sinh học 12

0