Di Sản Việt Nam
Di tích là dấu vết của quá khứ còn lưu lại trong lòng đất hoặc trên mặt đất có ý nghĩa về mặt văn hóa và lịch sử”. Ở Việt Nam, một di tích khi đủ các điều kiện sẽ được công nhận theo thứ tự: di tích cấp tỉnh, di tích cấp quốc gia và di tích quốc gia ...
Di tích là dấu vết của quá khứ còn lưu lại trong lòng đất hoặc trên mặt đất có ý nghĩa về mặt văn hóa và lịch sử”. Ở Việt Nam, một di tích khi đủ các điều kiện sẽ được công nhận theo thứ tự: di tích cấp tỉnh, di tích cấp quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt. Tính đến tháng 8/2010, Việt Nam có hơn 40.000 di tích, thắng cảnh trong đó có hơn 3000 di tích được xếp hạng di tích quốc gia và hơn 5000 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Mật độ và số lượng di tích nhiều nhất ở 11 tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng với tỷ lệ chiếm khoảng 70% di tích của Việt Nam.
Căn cứ Điều 4 Luật di sản văn hoá, Điều 14 Nghị định số 92/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hoá, các di tích được phân loại như sau:
Di tích lịch sử - văn hoá
Di tích lịch sử - văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học. Di tích lịch sử - văn hoá phải có một trong các tiêu chí sau đây:
- Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước. Các di tích tiêu biểu thuộc loại này như đền Hùng, Cổ Loa, cố đô Hoa Lư, chùa Thiên Mụ, Cột cờ...
- Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân của đất nước. Các di tích tiêu biểu thuộc loại này như khu di tích lịch sử Kim Liên, đền Kiếp Bạc, Lam Kinh, đền Đồng Nhân...
- Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của các thời kỳ cách mạng, kháng chiến. Các di tích tiêu biểu thuộc loại này như khu di tích chiến thắng Điện Biên Phủ, Địa đạo Củ Chi, khu di tích lịch sử cách mạng Pắc Bó...
Năm 2010, di tích lịch sử chiếm 51.2% số di tích được xếp hạng.
Di tích kiến trúc nghệ thuật
Di tích kiến trúc nghệ thuật là công trình kiến trúc nghệ thuật, tổng thể kiến trúc đô thị và đô thị có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển nghệ thuật kiến trúc của dân tộc. Quần thể các công trình kiến trúc hoặc công trình kiến trúc đơn lẻ có giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử. Các di tích tiêu biểu loại này như phố cổ Hội An, nhà thờ Phát Diệm, chùa Keo,...
Năm 2010, di tích kiến trúc nghệ thuật chiếm 44.2% tổng số di tích được xếp hạng.
Di tích khảo cổ
Di tích khảo cổ là những địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai đoạn phát triển của các văn hoá khảo cổ. Các di tích tiêu biểu thuộc loại này như Hoàng thành Thăng Long, hang Con Moong, di chỉ Đông Sơn, động Người Xưa, thánh địa Mỹ Sơn
Năm 2010, di tích khảo cổ chiếm 1.3% các di tích được xếp hạng.
Di tích thắng cảnh
Di tích thắng cảnh (danh lam thắng cảnh) là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học. Danh lam thắng cảnh phải có một trong các tiêu chí sau đây:
Cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu. Các di tích tiêu biểu thuộc loại này như vịnh Hạ Long, động Phong Nha, các vườn quốc gia ở Việt Nam.
Khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù hoặc khu vực thiên nhiên chứa đựng những dấu tích vật chất về các giai đoạn phát triển của trái đất. Các di tích tiêu biểu thuộc loại này như vịnh Hạ Long, cao nguyên Đồng Văn, các khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Việt Nam.
Danh lam thắng cảnh chiếm khoảng 3.3% số di tích được xếp hạng.
Căn cứ vào giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh (gọi chung là di tích) được chia thành:
- Di tích cấp tỉnh là di tích có giá trị tiêu biểu của địa phương. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh.
- Di tích quốc gia là di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia. Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin quyết định xếp hạng di tích quốc gia.
- Di tích quốc gia đặc biệt là di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia. Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt; quyết định việc đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc xem xét đưa di tích tiêu biểu của Việt Nam vào Danh mục di sản thế giới.
Trong trường hợp di tích đã được xếp hạng mà sau đó có đủ căn cứ xác định là không đủ tiêu chuẩn hoặc bị huỷ hoại không có khả năng phục hồi thì người có thẩm quyền quyết định xếp hạng di tích nào có quyền ra quyết định huỷ bỏ xếp hạng đối với di tích đó.
STT | Tên tỉnh | Số di tích Quốc gia | Số di tích cấp tỉnh | Tổng di tích | Năm cập nhật |
1 | An Giang | 26 | 46 | 1198 | 20/06/2010 |
2 | Bà Rịa - Vũng Tàu | 31 | 3 | 150 | 27/8/2006 |
3 | Bạc Liêu | 8 | 20 | 01/07/2010 | |
4 | Bắc Giang | 120 | 277 | 2237 | 31/12/2008 |
5 | Bắc Kạn | 11 | 160 | 31/08/2010 | |
6 | Bắc Ninh | 197 | 226 | 1259 | 22/10/2010 |
7 | Bến Tre | 13 | 4 | 11/2010 | |
8 | Bình Dương | 9 | 27 | 07/12/2009 | |
9 | Bình Định | 33 | 50 | 231 | 1/5/ 2008 |
10 | Bình Phước | 9 | 3 | 12 | 20/5/2009 |
11 | Bình Thuận | 23 | 10 | 05/07/2010 | |
12 | Cà Mau | 5 | 10 | 30/06/2008 | |
13 | Cao Bằng | 26 | 36 | 226 | 01/07/2008 |
14 | Cần Thơ | 4 | 16 | 20 | 07/05/2009 |
15 | Đà Nẵng | 16 | 76 | 24/10/2010 | |
16 | Đắk Lắk | 11 | 1 | 70 | 15/10/2010 |
17 | Đắk Nông | 5 | |||
18 | Điện Biên | 5 | 15/10/2009 | ||
19 | Đồng Nai | 24 | 12 | 1500 | 22/06/2010 |
20 | Đồng Tháp | 12 | 46 | 18/12/2009 | |
21 | Gia Lai | 13 | 3 | 30 | 4/10/2009 |
22 | Hà Giang | 15 | 2 | 36 | 10/7/2010 |
23 | Hà Nam | 69 | 54 | 1784 | 25-10-2010 |
24 | Hà Nội | 1164 | 3840 | 01/11/2010 | |
25 | Hà Tĩnh | 62 | 52 | 400 | 15/11/2006 |
26 | Hải Dương | 140 | 62 | 1098 | 1996 |
27 | Hải Phòng | 110 | 208 | 236 | 20/12/2009 |
28 | Hậu Giang | 9 | 6 | 188 | 14/5/1999 |
29 | Hòa Bình | 37 | 18 | 175 | 12/10/2010 |
30 | Hưng Yên | 159 | 88 | 1210 | 26/10/2010 |
31 | Khánh Hòa | 13 | 98 | 1091 | 30/12/2009 |
32 | Kiên Giang | 22 | 13 | 200 | 11/3/2009 |
33 | Kon Tum | 5 | |||
34 | Lai Châu | 2 | 20 | ||
35 | Lạng Sơn | 23 | 88 | 581 | 08/07/2010 |
36 | Lào Cai | 12 | 8 | 13/10/2008 | |
37 | Lâm Đồng | 17 | 27/02/2008 | ||
38 | Long An | 16 | 65 | 186 | 20/02/2009 |
39 | Nam Định | 74 | 125 | 1655 | 29/6/2010 |
40 | Nghệ An | 50 | 70 | 1000 | 23/7/2010 |
41 | Ninh Bình | 103 | 147 | 1879 | 12/10/2010 |
42 | Ninh Thuận | 12 | 24 | 18/05/2010 | |
43 | Phú Thọ | 58 | 154 | 1372 | 27/04/2007 |
44 | Phú Yên | 17 | |||
45 | Quảng Bình | 45 | 34 | 150 | 6/11/2010 |
46 | Quảng Nam | 48 | 242 | 2/11/2010 | |
47 | Quảng Ngãi | 23 | 160 | 19/10/07 | |
48 | Quảng Ninh | 60 | 44 | 626 | 10/01/2010 |
49 | Quảng Trị | 29 | 160 | 489 | 02/11/2010 |
50 | Sóc Trăng | 8 | 22 | 300 | 11/2010 |
51 | Sơn La | 10 | 29 | 30/09/2010 | |
52 | Tây Ninh | 22 | 54 | 365 | 24/7/2010 |
53 | Thái Bình | 91 | 349 | 1400 | 02/10/2007 |
54 | Thái Nguyên | 36 | 70 | 780 | 05/08/2010 |
55 | Thanh Hóa | 136 | 441 | 1535 | 13/02/2009 |
56 | Thừa Thiên - Huế | 32 | 88 | 902 | 22/10/2010 |
57 | Tiền Giang | 20 | 86 | 106 | 2010 |
58 | Thành phố Hồ Chí Minh | 54 | 91 | 400 | 05/07/2010 |
59 | Trà Vinh | 9 | 7 | 06/10/2010 | |
60 | Tuyên Quang | 88 | 55 | 498 | 6/14/2010 |
61 | Vĩnh Long | 9 | 25 | 28-10-2010 | |
62 | Vĩnh Phúc | 65 | 222 | 1264 | 16/09/2010 |
63 | Yên Bái | 8 | 25 | 01/04/2010 |
- Di tích là chùa: Theo thống kê của Giáo hội Phật giáo Việt Nam 26/11/2007, cả nước này hiện có 14.775 ngôi chùa và 44.498 vị tăng, ni.
- Di tích thời Hùng Vương: Theo thống kê của Cục Văn hoá cơ sở - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 2010, Việt Nam có 1417 di tích thời vua Hùng và các nhân vật liên quan đến thời đại Hùng Vương như Sơn Tinh, Thần Cao Sơn, Thần Quý Minh, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, ... Riêng địa bàn 2 tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc đã có trên 600 nơi thờ.
Thành nhà Hồ (Thanh Hóa) | Đình làng Mai Xá Chánh (ở Quảng Trị) | Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam) | Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dương) |
Đền Vua Đinh (Yên Thắng)(Nam Định) | Dinh Độc Lập (Thành phố Hồ Chí Minh) | Khu di tích Kim Liên (Nghệ An) | Quần thể di tích Cố đô Huế(Thừa Thiên Huế) |