Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm trang 87 Văn 7, Phương thức biểu cảm của bài văn: Tác giả bộc lộ trực tiếp tình cảm yêu...
Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm – Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm trang 87 SGK Ngữ văn 7. Phương thức biểu cảm của bài văn: Tác giả bộc lộ trực tiếp tình cảm yêu quê hương thắm thiết của mình đối với khung cảnh cũng như truyền thống đấu tranh giữ nước. 1. Đề văn ...
1. Đề văn biểu cảm
Đề văn biểu cảm thường chỉ ra đối tượng biểu cảm và tình cảm cần biểu hiện. Nội dung đó trong từng đầu đề như sau:
a) Cảm nghĩ về dòng sông quê hương.
– Dòng sông quê hương.
– Tình yêu dòng sông, những kỉ niệm về dòng sông.
b) Cảm nghĩ về đêm trăng trung thu.
– Đêm trăng trung thu.
– Sự vui thích về đêm trung thu, lòng biết ơn đối với sự quan tâm của các người lớn.
c) Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ.
– Nụ cười của mẹ.
– Cảm nghĩ: hiền lành, thân yêu, độ lượng, ấm áp.
d) Vui buồn tuổi thơ.
– Những ki niệm tuổi thơ.
– Những vui buồn và suy nghĩ về những kỉ niệm đó.
e) Loài cây em yêu.
– Giống cây mà em thích nhất.
– Tình cảm, ý nghĩ về giống cây đó.
2. Các bước làm bài văn biểu cảm
Đề bài: Cảm nghỉ về nụ cười của mẹ.
a) Tìm hiểu để và tìm ý
Đối tượng phát biểu cảm nghĩ mà đề văn nêu ra là nụ cười của mẹ. Em hãy nêu trong trường hợp nào nhìn thấy nụ cười của mẹ (khi em vui chơi, khi em ngoan ngoãn, khi em học hành tiến bộ… và những tình cảm, suy nghĩ khi nhìn nụ cười ấy.
b) Lập dàn bài
Hãy sắp xếp các ý theo bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
c) Viết bài
Dựa vào dàn bài và dự kiến cách viết từng phần của bài làm thế nào để bày tỏ cho hết niềm yêu thương, kính trọng đối với mẹ.
d) Sửa bài
Sau khi viết xong, cần đọc lại và sửa chữa bài để bớt những ý thừa, thêm những ý thiếu và kiểm tra các lỗi về chính tả, về ngữ pháp…
II. LUYỆN TẬP
Bài văn của Mai Văn Tạo.
a) Bài văn nói lên tình yêu quê nhà của một người sau một thời gian đi xa nay trở về thăm lại làng xưa.
Nhan đề bài văn: Tình quê hương.
Đề văn: Quê hương trong trái tim của em.
b) Dàn ý của bài: Dàn ý bài này theo bố cục ba phần:
Mở bài: Tác giả yêu quê mình hơn cả.
Thăn bài:
– Yêu khung cảnh quê nhà.
– Yêu truyền thông đấu tranh anh hùng.
Kết bài: Khi đã khôn lớn quay về, tác giả thấy quê mình lại càng đẹp hơn.
d) Phương thức biểu cảm của bài văn: Tác giả bộc lộ trực tiếp tình cảm yêu quê hương thắm thiết của mình đối với khung cảnh cũng như truyền thống đấu tranh giữ nước.