Đề và đáp án đề thi giữa kì 1 môn Lý lớp 7 năm 2015 - THCS Nguyễn Thái Học
Đề thi giữa kì 1 lớp 7 môn Vật Lý của trường THCS Nguyễn Thái Học - Tây Ninh năm 2015, thời gian làm bài 45 phút, xem chi tiết phía dưới đây. ...
Đề thi giữa kì 1 lớp 7 môn Vật Lý của trường THCS Nguyễn Thái Học - Tây Ninh năm 2015, thời gian làm bài 45 phút, xem chi tiết phía dưới đây.
Xem thêm:
PHÒNG GDĐT THÀNH PHỐ TÂY NINH
TRƯỜNG THCS NGUYỄN THÁI HỌC
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ 1 - NH 2015 - 2016
MÔN: VẬT LÝ. KHỐI 7
THỜI GIAN: 45 PHÚT
(Đề tham khảo)
- Ngày soạn: 24/10/2015
- Người soạn: Kiều Thị Ngọc Phượng
I- Mục đích, yêu cầu:
1- Kiến thức: Củng cố kiến thức đã học từ tiết 1 đến tiết 15 theo PPCT.
2- Kỹ năng:
- Làm bài có hệ thống
- Giải thích được số hiện tượng, vẽ được ảnh của một vật qua các gương.
II- Trọng tâm:
Kiến thức trọng tâm của chương Quang học và Âm học.
III- Ma trận hai chiều:
Chủ đề |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Cộng |
|
Cấp độ thấp |
Cấp độ cao |
|
|||
Chương 1 Quang học (9 tiết) |
1. Nêu được ví dụ về nguồn sáng và vật sáng. 2. Phát biểu được định luật truyền thẳng ánh sáng. 3. Biểu diễn đường truyền của ánh sáng. |
8. Giải thích được một số ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng. 9. Nêu được ví dụ về hiện tượng phản xạ ánh sáng. 10. Nêu được những đặc điểm chung về ảnh của vật tạo bởi gương phẳng. 11. Nêu được các đặc điểm của ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm. |
12. Vẽ được tia phản xạ khi biết trước tia tới đối với gương phẳng và ngược lại. |
14. Dựng được ảnh của vật qua gương phẳng. |
|
Chương 2 Âm học (7 tiết) |
4. Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp. 5. Nêu được nguồn âm là vật dao động. 6. Nêu được âm truyền trong chất rắn, lỏng, khí và không truyền trong chân không. 7. Nêu được trong các môi trường khác nhau thì tốc độ truyền âm khác nhau. |
|
13. Chỉ ra được vật dao động trong một số nguồn âm. |
|
|
Số câu hỏi |
C1,2.1; C2,3.2; C5,6.3; |
C10,11.5 |
C12.7; C13.4 |
C14.6 |
|
Số điểm |
5 |
2 |
2 |
1 |
10 |
TS câu hỏi |
3 |
1 |
3 |
7 |
|
TS điểm |
5 (50%) |
2 (20%) |
3 (30%) |
10 (100%) |
IV- Đề kiểm tra HK 1:
1- Câu hỏi:
1. Thế nào được gọi là nguồn sáng ? Nêu ví dụ? (1 điểm)
2. Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng? Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn như thế nào ? (2 điểm)
3. Âm truyền qua những môi trường nào và không truyền được qua môi trường nào? So sánh vận tốc truyền âm trong các môi trường: Rắn, lỏng và khí? (2 điểm)
4. Bộ phận nào dao động phát ra âm khi gảy đàn? (1 điểm)
5. Cho gương phẳng (M) và hai điểm A, B trước gương ( như hình vẽ). Hãy vẽ tia tới qua A đến gương, cho tia phản xạ đi qua B. (2điểm)
6. Một người cao 1,6m đứng cách gương phẳng treo sát tường một khoảng 1,5m.( 1 điểm)
a. Ảnh của người đó cao bao nhiêu mét ?
b. Ảnh cách người đó bao nhiêu mét ?
7. Trên hình vẽ một tia sáng SI chiếu lên một gương phẳng. Góc tạo bởi SI với mặt phẳng gương một góc 30o. Hãy vẽ tiếp tia phản xạ và tính góc phản xạ.(1 điểm)
2- Đáp án:
Câu |
Nội dung |
Điểm |
1 |
- Nguồn sáng là những vật tự nó phát ra ánh sáng. - Ví dụ: Mặt trời, ngọn lửa, đèn điện... |
0,5 đ 0,5 đ |
2 |
- Định luật truyền thẳng của ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng. - Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có hướng gọi là tia sáng. |
1 đ
1 đ |
3 |
- Âm truyền được qua những môi trường: rắn, lỏng và khí. - Không truyền được qua môi trường chân không. - Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí. |
0,5 đ 0,5 đ
1 đ |
4 |
Bộ phận dao động phát ra âm khi gảy đàn là dây đàn. |
1 đ |
5 |
|
2 đ
|
6 |
Do tính đối xứng của gương phẳng và ảnh cao bằng vật nên: a. Ảnh của người đó cao 1,6m b. Ảnh cách người đó là: 1,5m + 1,5m = 3m |
0,5 đ 0,5 đ |
7 |
- Dựng được tia pháp tuyến - Vẽ đúng tia phản xạ. Góc phản xạ i’= 900 - 300 = 600 |
0,25đ 0,25đ 0,5 đ |
zaidap.com