25/05/2018, 13:48

Đệ Tứ Quốc tế tại Việt Nam

Biểu tượng của Đệ Tứ Quốc tế Đệ Tứ Quốc tế hay Cộng sản Đệ Tứ là phong trào cộng sản theo đường lối Trotskist (khuynh hướng "cách mạng thường trực" do Trotsky thành lập, để chống lại đường lối ...

Biểu tượng của Đệ Tứ Quốc tế

Đệ Tứ Quốc tế hay Cộng sản Đệ Tứ là phong trào cộng sản theo đường lối Trotskist (khuynh hướng "cách mạng thường trực" do Trotsky thành lập, để chống lại đường lối "cách mạng vô sản trong một quốc gia" của Stalin). Lãnh tụ Cộng sản Đệ Tứ Việt Nam là Tạ Thu Thâu

Năm 1929, Tạ Thu Thâu tham gia khuynh hướng chính trị Troskist tại Pháp. Năm 1930, Tạ Thu Thâu và các đồng chí bị trục xuất về nước vì tham gia vào cuộc biểu tình trước điện Elysé (dinh Tổng Thống Pháp) để phản đối thực dân Pháp xử tử các chiến sĩ Việt Nam Quốc dân đảng tham gia khởi nghĩa Yên Bái.

Năm 1931, Tạ Thu Thâu thành lập nhóm Troskist tại miền Nam, ảnh hưởng của nhóm Troskist nhanh chóng lan rộng. Cũng trong năm này phái Stalinist ( Đệ Tam ) của Nguyễn Văn Tạo và Dương Bạch Mai bắt tay với nhóm Troskist lấy tờ La Lutte (Tranh đấu) làm cơ quan đấu tranh (với tòa soạn đặt ở đường Lý tự Trọng hiện nay). Trong thời kỳ hợp tác từ năm 1934-1937 nhóm La Lutte tham gia ứng cử vào Hội đồng Thành phố và Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ. Cả Đệ Tam và Đệ Tứ đều có người đắc cử.

Năm 1938, những đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam (Đệ Tam) rút khỏi nhóm La Lutte. Những người Cộng sản Đệ Tứ tiếp tục xuất bản tờ La Lutte và thêm mục tiếng Việt. Sau khi việc hợp tác giữa Đệ Tứ và Đệ Tam sụp đổ hai bên công kích lẫn nhau. Đệ Tứ chỉ trích những quan điểm của Đệ Tam như : “thực hiện chủ nghĩa xã hội trong một nước” , “chế độ độc đảng”, “ chính sách manh động trong cuộc nổi dậy Xô viết Nghệ Tĩnh”, “sùng bái Stalin”. Đệ Tam nói rằng Troskist không còn là một khuynh hướng chính trị mà trở thành “một đàn chó săn cho phát xít Nhật và phát xít quốc tế”.

Năm 1939, tờ La Lutte bị cấm họat động. Tạ Thu Thâu bị xử năm năm tù, muời năm quản thúc. Tháng 10 năm 1940, Tạ Thu Thâu bị đày ra Côn Đảo cùng với Nguyễn An Ninh, Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch, Hồ Hữu Tường…

Năm 1944, sau khi được trả tự do những người Cộng sản Đệ Tứ tiếp tục hoạt động. Trong thời kỳ Cách mạng Tháng Tám, những nhân vật chính yếu của Cộng sản Đệ Tứ như Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Phan Văn Chánh, Trần Văn Thạch đã bị giết. Hoạt động của Cộng sản Đệ Tứ tại Việt Nam xem như chấm dứt.

0