Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Đắk Lắk năm 2016 - 2017
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Đắk Lắk năm 2016 - 2017 Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn được VnDoc sưu tầm và đăng tải nhằm giúp ...
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Đắk Lắk năm 2016 - 2017
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn
được VnDoc sưu tầm và đăng tải nhằm giúp các em học sinh có thêm nhiều tài liệu ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn để tham khảo chuẩn bị tốt cho kì thi tuyển sinh sắp tới đây đạt kết quả cao. Mời các em cùng tham khảo.
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Toán Sở GD&ĐT Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2016 - 2017
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Toán Sở GD&ĐT Quảng Ngãi năm 2016 - 2017
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Tiền Giang năm 2016 - 2017
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Quảng Ngãi năm 2016 - 2017
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẮK LẮK | KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT Năm học: 2016 - 2017 Môn thi: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề |
Câu 1: (2,0 điểm)
Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi dưới đây:
"Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn bộ nhân loại,. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích lũy ngày đêm mà có. Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại. Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại,..."
(Trích Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2016)
1. Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Của ai? (0,5 điểm)
2. Nêu nội dung chính của đoạn trích. (0,5 điểm)
3. Nêu và chỉ rõ các phép liên kết có trong đoạn trích? (1,0 điểm)
Câu 2: (3,0 điểm)
"Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học"
(Tục ngữ Nga)
Viết bài văn nghị luận (khoảng 250 từ) trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ trên.
Câu 3: (5,0 điểm)
Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ không chỉ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời mà còn thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, quê hương. Cảm nhận của em về nội dung trên qua hai khổ thơ sau:
"Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nổi trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc."
(Trích Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, trc 56)