18/06/2018, 11:01

Đề thi thử THPT Quốc Gia năm 2018 môn Ngữ văn (Đề 45)

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm) Trong truyện Nhà giả kim, chàng trai đi tìm kho báu gặp và nói chuyện với một nhà luyện kim đan rằng: “Trái tim cháu sợ sẽ phải đau khổ ” , cậu nói với nhà luyện kim đan như thế vào một đêm hai người nhìn lên bầu trời không trăng. “Hãy bảo ...

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Trong truyện Nhà giả kim, chàng trai đi tìm kho báu gặp và nói chuyện với một nhà luyện kim đan rằng:
“Trái tim cháu sợ sẽ phải đau khổ, cậu nói với nhà luyện kim đan như thế vào một đêm hai người nhìn lên bầu trời không trăng.
“Hãy bảo nó rằng sợ phải đau khổ còn đau đớn hơn chính sự đau khổ, và chưa từng có trái tim nào phải chịu đau khổ khi tìm cách thực hiện giấc mơ, vì mỗi phút giây tìm kiếm là một khoảnh khắc gặp gỡ Thượng đế và vĩnh hằng. [...] Khi ta thành tâm đi tìm kho tàng thì mỗi một ngày đều chan hòa niềm vui, vì mỗi giờ qua đi đều sẽ đem ta gần lại kho tàng hơn. Khi thành tâm đi tìm kho tàng, ta phát hiện trên đường nhiều điều mà ta sẽ không bao giờ được thấy nếu ta không đủ can đảm thử làm những việc xem ra một kẻ chăn cừu không thể làm nổi”. [...] Điều cậu cần biết nữa là thế này: trước khi cậu đạt được ước mơ thì tâm linh vũ trụ sẽ thử thách mọi điều cậu học được trên đường đi. Tâm linh vũ trụ làm thế không phải vì ác ý mà vì muốn khi đạt được ước mơ, chúng ta đồng thời cũng nắm vững những bài học đã lĩnh hội khi đi theo ước mơ. Đó chính là thời điểm mà đa số người ta bỏ cuộc, nói theo ngôn ngữ sa mạc là “chết khát đúng vào lúc cây chà là xuất hiện ở chân trời”. Mọi cuộc tìm tòi đều khởi đầu như câu “thánh nhân đãi kẻ khù khờ” và kết thúc với sự thử thách gay go kẻ chiến thắng”.
(Trích Nhà giả kim, Paulo Coelho, Nxb Văn học, 2013, tr. 174)
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ chính được sử dụng trong đoạn trích?
Câu 2. “Kho tàng” trong đoạn trích trên có thể được hiểu là gì?
Câu 3. Theo nhà luyện kim đan, vì sao “chưa từng có trái tim nào phải chịu đau khổ khi tìm cách thực hiện giấc mơ”?
Câu 4. Nếu được lựa chọn, anh/chị sẽ chọn con đường đi tìm kho báu đầy thử thách hay cuộc sống bình yên không chông gai? (trình bày trong 5 - 7 câu).

II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1. (2 điểm)
Bằng đoạn văn khoảng 200 chữ, hãy bình luận về ý kiến: “Mọi cuộc tìm tòi đều khởi đầu như câu “thánh nhân đãi kẻ khù khờ’’ và kết thúc với sự thử thách gay go kẻ chiến thẳng”.
Câu 2. (5 điểm)
Tác phẩm Người lái đò sông Đà là thiên tùy bút thề hiện sự công phu, tỉ mỉ và tài năng của một bậc thầy tùy bút. Hãy bình luận ý kiến trên qua việc phân tích những đoạn văn dưới đây:
Trên sông bỗng có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu. Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc. Trên mặt cái hút xoáy tít đáy, cũng đang lừ lừ những cánh quạ đàn. Không thuyền nào dám men gần những cái hút nước ấy, thuyền nào qua cũng chèo nhanh để lướt quãng sông, y như là ô tô sang số ấn ga cho nhanh để vút qua một quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực. Chèo nhanh và tay lái cho vững mà phóng qua cái giếng sâu, những cái giếng sâu nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào. Nhiều bè gỗ rừng đi nghênh ngang vô ý là những cái giếng hút ấy nó lôi tuột xuống. Có những thuyền đã bị cái hút nó hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông đến mươi phút sau mới thây tan xác ở khuỷnh sông dưới. Tôi sợ hãi mà nghĩ đến một anh bạn quay phim táo tợn nào muốn truyền cảm giác lạ cho khán giả, đã dũng cảm dám ngồi vào một cái thuyền thúng tròn vành rồi cho cả thuyền cả mình cả máy quay xuống đáy cái hút sông Đà – từ đáy cái hút nhìn ngược lên vách thành hút mặt sông chênh nhau tới một cột nước cao đến vài sải. Thế rồi thu được contre-plongée lên một cái mặt giếng mà thành giếng xây toàn bằng nước sông xanh ve một áng thủy tinh khối đúc dày, khối pha lê xanh như sắp vỡ tan ụp vào cả máy cả người quay phim cả người đang xem…
(...) Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại, réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vẩu, rừng tre nứa nổ lùa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bừng bừng. Tới cái thác rối: Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xóa cả chân trời đá.
Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này.
 
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Câu 1 Phong cách ngôn ngữ chính là chính luận.
Câu 2 “Kho tàng” có thể được hiểu là kho báu thực sự trong chuyến đi tìm kiếm của nhân vật. Theo nghĩa ẩn dụ, kho tàng là những thành công lớn trong cuộc đời mỗi người mà họ khát khao đạt được.
Câu 3 Theo nhà luyện kim đan, chưa từng có trái tim nào phải chịu đau khổ khi tìm cách thực hiện giấc mơ bởi lẽ: khi ta cố gắng thực hiện giấc mơ, mỗi một ngày đều chan hòa niềm vui,mỗi giờ qua đi đều sẽ đem ta gần lại kho tàng hơn; ta phát hiện trên đường nhiều điều mà ta sẽ không bao giờ được thấy nếu ta không đủ can đảm.
ð Khi ta sống và nỗ lực theo những hoài bão, khát vọng thì cuộc sống sẽ vô cùng ý nghĩa, tràn đầy hạnh phúc cho dù có chông gai.
Câu 4 - Về hình thức: 5-7 dòng, diễn đạt mạch lạc.
- Về nội dung:
+ Nêu quan điểm cá nhân
+ Bàn luận làm sáng rõ quan điểm (Ví dụ: Chọn cuộc sống nhiều thử thách vì mỗi người chỉ sống một lần, sống sao cho không hoài phí, nên cần nỗ lực hết mình,...; chọn cuộc sống bình yên vẫn có thể có những niềm vui giản dị nhưng vô cùng đáng quý, bởi nhiều người vì quá ham mê thành công lớn mà bỏ qua những hạnh phúc đơn sơ, những giá trị đáng quý của cuộc sống...)
 
II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1. (2 điểm)
v Yêu cầu chung về hình thức và kết cấu đoạn văn:
- Xác định đúng vấn đề nghị luận.
- Nêu được quan điểm cá nhân và bàn luận một cách thuyết phục, hợp lí.
- Đảm bảo bố cục: mở - thân – kết, độ dài 200 chữ.
- Lời văn mạch lạc, lôi cuốn, đảm bảo chính tả và quy tắc ngữ pháp.
v Yêu cầu nội dung:
- Giải thích, đánh giá: Cách nói hình ảnh : thành ngữ “thánh nhân đãi kẻ khù khờ” là sự may mắn thấy được điều mình cần, không hề mất công tìm kiếm.
ð Ý tưởng có thể xuất hiện một cách rất tình cờ và ngẫu nhiên nhưng để thành công thì thực sự cần nỗ lực vượt qua chông gai thử thách.
- Chứng minh:
+ James Watt vô tình phát hiện ra sức đẩy của hơi nước khi quan sát ấm đun nước ở nhà, nhưng để phát minh ra động cơ hoi nước, tạo ra bước ngoặt vĩ đại trong cuộc Cách mạng công nghiệp, thì cần nhiều năm tháng nghiên cứu, thử  - sai.
+ Nguyễn Ái Quốc đọc Luận cương Lê-nin như rất nhiều người, nhưng chỉ Người nhận ra con đường cứu nước và dành cả đời để phấn đấu vì lí tưởng đó.
- Bàn luận:
+ Nếu cơ hội khởi đầu đến mà ta không nắm lấy, thì có thể bỏ lỡ những thành công lớn sau này.
+ Nhận ra được cơ hội, nhưng không kiên trì nỗ lực cũng khó có thể đạt được mục đích cuối cùng.
+ Biện pháp: Cần để ý những dấu hiệu bé nhỏ của cuộc sống để tìm ra điểm khởi đầu cho ý tưởng; nỗ lực hết mình để đạt được ước mơ.
- Liên hệ: Rút ra bài học cho bản thân

Câu 2. (5 điểm)
0