14/01/2018, 23:15

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn trường THPT Trần Hưng Đạo, thành phố Hồ Chí Minh (Lần 3)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn trường THPT Trần Hưng Đạo, thành phố Hồ Chí Minh (Lần 3) Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn có đáp án Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Ngữ văn ...

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn trường THPT Trần Hưng Đạo, thành phố Hồ Chí Minh (Lần 3)

Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Ngữ văn

. Đề thi do các thầy cô giáo giảng dạy môn Ngữ văn tại trường Trần Hưng Đạo biên soạn nhằm kiểm tra, đánh giá năng lực học tập của học sinh để có kế hoạch tổ chức ôn thi trong giai đoạn nước rút được tốt hơn.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Quảng Trị (Lần 2)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Quảng Trị (Lần 1)

SỞ GD & ĐT TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM HỌC 2016 - 2017
MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 12 (Khối D+C)
Ngày thi: 20/02/2017
Thời gian làm bài: 120 phút

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Chồi biếc

Dưới hai hàng cây
Tay ấm trong tay
Cùng anh sóng bước
Nắng đùa mái tóc
Chồi biếc trên cây
Lá vàng bay bay
Như ngàn cánh bướm
(Lá vàng rụng xuống
Cho đất thêm màu
Có mất đi đâu
Nhựa lên chồi biếc)
Này anh, em biết
Rồi sẽ có ngày
Dưới hàng cây đây
Ta không còn bước
Như người lính gác
Đã hết phiên mình
Như lá vàng rụng
Cho chồi thêm xanh
Và đời mai sau
Trên đường này nhỉ
Những đôi tri kỉ
Sóng bước qua đây
Lá vàng vẫn bay
Chồi non lại biếc.

(Xuân Quỳnh - NXB Văn học, 2010)

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản

Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ:

Lá vàng rụng xuống
Cho đất thêm màu
.........
Có mất đi đâu
Nhựa lên chồi biếc

Câu 3. Từ qui luật của lá vàng và chồi biếc, Xuân Quỳnh đã nhận ra qui luật gì của tình yêu?

Câu 4. Qua bài thơ, anh/ chị cảm nhận như thế nào về nét đẹp trong tâm hồn nhân vật trữ tình?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1. (2.0 điểm)

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về bài học được nêu trong đoạn thơ sau:

Như lá vàng rụng
Cho chồi thêm xanh
...
Lá vàng vẫn bay
Chồi non lại biếc

Câu 2. (5.0 điểm)

Cầm bút sáng tác, Tô Hoài tâm niệm: Viết văn là một quá trình đấu tranh để nói ra sự thật. Đã là sự thật thì không tầm thường, cho dù phải đập vỡ những thần tượng trong lòng người đọc.

Qua tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài (Ngữ văn 12, tập 1), anh/ chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

-------------HẾT-----------
Họ và tên:........................SBD:............

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn

Phần I Đọc hiểu (3.0 điểm): 

Câu 1: Phong cánh ngôn ngữ nghệ thuật

Câu 2:

* Nghệ thuật ẩn dụ

  • Lá vàng: sự ra đi, hi sinh,mất mát
  • Chồi biếc: Sức sống, sự chỗi dậy, tiếp nối

* Tác dụng: Vừa thể hiện được qui luật tất yếu của tự nhiên vừa thể hiện niềm hi vọng, tin tưởng vào tương lai

Câu 3: Qui luật tình yêu: Sự sống có thể dừng lại nhưng khát vọng tình yêu vẫn tiếp nối

Câu 4: Nhân vật trữ tình có tâm hồn nhạy cảm với những cảm nhận tinh tế, những dự cảm lo âu trước qui luật thời gian và sự đổi thay trong tình yêu 

Phần 2: Làm văn (7.0 điểm)

Câu 1: (2.0 điểm)

1. Giải thích đoạn thơ: Lá rụng- chồi non là qui luật tất yếu của sự sống. Con người sống vì mọi người, chết cũng vì tương lai. 

Hãy bình thản chấp nhận kết thúc hành trình sự sống và hi vọng lạc quan vào sự sinh sôi nảy nở về sau

2. Phân tích: Cuộc sống thật quí giá và được sống đã là hạnh phúc. Hãy yêu cuộc đời này và sống một cách ý nghĩa; sống hết mình, sống cống hiến, sống để tỏa sáng để mang lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người.

3. Bàn luận: Tình yêu, tuổi trẻ, hoài bão làm nên ý nghĩa cuộc sống. Để thời gian trôi qua lãng phí là đánh rơi tuổi thanh xuân. 

Cần chọn cho mình một cách sống, thái độ sống tích cực...

4. Bài học: Loại bỏ suy nghĩ tiêu cực hay sợ hãi. Mở rộng tầm nhìn, tin vào bản thân. Vượt qua bản thân để vươn lên đón nhận hạnh phúc do chính mình đem lại

Câu 2: (5.0 điểm)

I. MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhận định

II.TB

  • Giải thích ngắn gọn nhận định: Yêu cầu của tác giả về giá trị hiện thực trong tác phẩm văn chương.
  • Giá trị hiện thực trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ
    • Phản ánh bộ mặt tàn ác của tầng lớp địa chủ phong kiến miền núi và bọn thực dân Pháp.
    • Phản ánh cuộc sống khốn cùng của người dân miền núi phía Bắc
  • Nghệ thuật: kể chuyện, miêu tả tâm lí nhân vật.

III. KB

Khẳng định lại ý nghĩa nhận định và giá trị của tác phẩm.

0