Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Bà Rịa - Vũng Tàu
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Bà Rịa - Vũng Tàu Đề thi thử đại học môn Văn năm 2017 có đáp án Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn . Đề được ra theo hình thức 30% ...
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Bà Rịa - Vũng Tàu
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn
. Đề được ra theo hình thức 30% đọc hiểu với 4 câu hỏi và 70% làm văn với 2 câu hỏi. Ở câu làm văn đề thi yêu cầu thí sinh: Nêu cảm nhận của anh/ chị về hình tượng tiếng sáo trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn - Thành phố Hà Nội (Có đáp án)
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn trường THPT Ngô Gia Tự, Vĩnh Phúc (Lần 3)
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn trường THPT Đoàn Thượng, Hải Dương (Lần 1)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÀ RỊA – VŨNG TÀU
CỤM LIÊN TRƯỜNG BÀ RỊA
ĐỀ THI THỬ THPH QUỐC GIA 2016 – 2017
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 12
Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian phát đề
PHẦN ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu sau:
(1) Ngày 31/12/2015 Cộng đồng kinh tế ASEAN được hình thành (AEC) với 3 trụ cột chính: An ninh chính trị (ASC), Kinh tế (AEC) và Văn hóa - Xã hội (ASCC). Sự kiện đó được coi là một bước ngoặt quan trọng đánh dấu sự hội nhập toàn diện các nền kinh tế và cũng là nền tảng để các nước Đông Nam Á tăng cường tình đoàn kết, hội nhập quốc tế sâu rộng.
(2) Khi AEC đi vào hoạt động sẽ hình thành một thị trường ASEAN chung không chỉ thống nhất mà là duy nhất, Tức là cả khu vực ASEAN có hệ thống cơ sở sản xuất thống nhất, nhà máy có thể đặt ở 2 - 3 nước nà không trở ngại gì; các rào cản biên giới, thuế quan được phá bỏ, hàng hóa, tiền tệ, thông tin, lao động....được thông thoáng, sự phân công lao động mang tính quốc thì không còn trở ngại gì để mọi công dân đều có thể trở thành những công dân toàn cầu, Thị trường lao động dự kiến sẽ có nhiều chuyển biến lớn. Ví dụ như sinh viên tốt nghiệp đại học TP.HCM, Hà Nội. Đà Nẵng....chỉ cần có passport có thể sang làm việc cho một công ty của Singapore, Thái Lan, Lào...hoặc qua Malaysia mở các chi chi nhánh, đầu tư kinh doanh, chữa bệnh...Như vậy có sự lưu thông tự do về lao động, về vốn, tạo ra sự phát triển đồng đều giữa các quốc gia.
(3) Điều đó cho thấy khi Cộng đồng kinh tế ASEAN được thành lập sẽ mang lại cho các nước Đông Nam Á rất nhiều cơ hội và cũng không ít thách thức. Việt Nam cũng không ngoại lệ. Để thực hiện quá trình hội nhập thành công đòi hỏi chúng ta, đặc biệt là thế hệ trẻ phải có một sự chuẩn bị thật kỹ càng về nhiều mặt.Và trong mọi sự chuẩn bị thì có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trộng nhất"
(Theo VN net, 26/12/2015)
1. Đoạn trích được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? (0,5 điểm)
2. Cho biết văn bản trên sử dụng những phép liên kết nào? (0,5 điểm)
3. Xác định nội dung chính của văn bản (1,0 điểm)
4. Trong văn đoạn 2 tác giả viết "Khi cộng đồng kinh tế ASEAN được thành lập sẽ mang lại cho các nước Đông Nam Á rất nhiều cơ hội và cũng không ít thách thức" Vậy theo anh/ chị đó là những thách thức nào? (1,0 điểm)
PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Đoạn trích trên, tác giả đã khẳng định: Để thực hiện quá trình hội nhập thành công đòi hỏi chúng ta, đặc biệt là thế hệ trẻ phải có một sự chuẩn bị thật kỹ càng về nhiều mặt.Và trong mọi sự chuẩn bị thì có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trộng nhất.Vậy theo anh/chị chúng ta cần phải chuẩn bị những gì để hội nhập thành công? Hãy viết một đoạn ngắn khoảng 200 từ trình bày suy nghĩ của mình.
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh chị về hình tượng tiếng sáo trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn
PHẦN I ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm)
Yêu cầu chung: Học sinh có kĩ năng đọc - hiểu văn bản, có khả năng tích hợp, vận dụng kiến thức khi làm bài.
1. Phong cách ngôn ngữ báo chí.
2. Các phép liên kết: phép nối, phép thế, phép lặp.
3. Nội dung chính của văn bản: Những lợi ích các nước Đông Nam Á nhận được khi Cộng đồng kinh tế ASEAN dược thành lập.
4. Khi Cộng đồng kinh tế được thành lập chúng ta phải đối mặt với những thách thức sau:
- Kiến thức ngoại ngữ, tin học còn hạn chế
- Thiếu sự hiểu biết về các vấn đề quôc gia và thế giới.
- Kỉ luật lao động chưa cao, trọng danh hơn thực, khả năng thực hành yếu.
PHẦN II LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1
Đoạn trích trên, tác giả đã khẳng định: Để thực hiện quá trình hội nhập thành công đòi hỏi chúng ta, đặc biệt là thế hệ trẻ phải có một sự chuẩn bị thật kỹ càng về nhiều mặt. Và trong mọi sự chuẩn bị thì có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trong nhất. Vậy theo anh/chị chúng ta cần phải chuẩn bị những gì để hội nhập thành công? Hãy viết một đoạn ngắn khoảng 200 từ trình bày suy nghĩ của mình.
1. Yêu cầu chung
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập đoạn văn. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận, bố cục rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
2. Yêu cầu cụ thể:
a) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: giới trẻ cần phải chuẩn bị những gì để hội nhập thành công?
b) Nội dung có thể trình bày theo hướng sau:
- Cố gắng học hỏi, trau dồi nâng cao hiểu biết về những kiến thức về quốc gia dân tộc, những xu hướng của toàn cầu trên thế giới.
- Tham gia những trải nghiệm từ thực tế để hình thành nên những kỹ năng sống.
- Hình thành tư duy, ý thức toàn cầu, ý thức về bản thân và dân tộc...
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh chị về hình tượng tiếng sáo trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.
1. Yêu cầu chung
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản.
- Bài viết phải có bố cục 3 phần đầy đủ: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm, biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.Văn viết rõ ràng, có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
2. Yêu cầu cụ thể:
a) Xác định vấn đề nghị luận: Cảm nhận về hình tượng tiếng sáo trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.
b) Nội dung có thể trình bày theo hướng sau:
* Giới thiệu khái quát tác giả Tô Hoài và tác phẩm Vợ chồng A Phủ, nhân vật Mị, vị trí của hình tượng tiếng sao
* Phân tích hình tượng tiếng sao cùng với diễn biến nội tâm phức tạp của Mị
- Tiếng sáo lấp ló ngoài đầu núi lòng Mị nôn nao, rạo rực.
- Tiếng sao văng vẳng đầu làng cùng với hơi men của rượu đưa Mị "sống về ngày trước, nhận thức mình còn trẻ, còn tuổi xuân, sắc đẹp, khao khát đi chơi xuân.
- Tiếng sao lơ lửng bay ngoài đường làm thổi bùng ngọn lửa tình yêu cuộc sống, quên đi thân phận nô lệ, quên nỗi đau về thể xác khi bị A Sử trói.
* Nhận xét về nghệ thuật miêu tả và ý nghĩa khắc họa hình tượng tiếng sáo.
- Nghệ thuật tả tiếng sáo: Âm thanh tiếng sáo được miểu tả hiện tại gợi nhớ về tiếng sáo trong quá khứ: với nhiều cung bậc khác nhau, từ xa đến gần, từ ngoài vào trong
- Ý nghĩa:
- Làm nổi bật được đặc trưng của văn hóa Tây Bắc, tạo nên chất trữ tình cho tác phẩm.
- Tiếng sáo khơi dậy được lòng ham yêu khát sống, hồi sinh tâm hồn Mị sau bao ngày chết lặng.
* Khuyến kích nhũng bài viết có sáng tạo độc lạ.
* Lưu ý:
- Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu, dẫn chứng chính xác, còn một vào lỗi nhỏ về điển đạt.
- Khuyến kích những bài viết có sáng tạo. Chấp nhận bài viết không giống đáp án nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết hục.
- Không cho điểm cao đối với những bài viết chỉ nêu chung chung, sáo rỗng. Cần trừ những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính.
- Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải được triển khai chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.