Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân trường THPT Trần Phú, Hà Tĩnh (Lần 1)
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân trường THPT Trần Phú, Hà Tĩnh (Lần 1) Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn GDCD có đáp án Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Giáo dục công dân . Đề ...
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân trường THPT Trần Phú, Hà Tĩnh (Lần 1)
Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Giáo dục công dân
. Đề thi bám sát theo cấu trúc đề thi của Bộ GD&ĐT với 40 câu hỏi trắc nghiệm trong thời gian làm bài là 50 phút. Đáp án đã được ban biên tập thư viện đề thi VnDoc cập nhật để gửi tới các em học sinh đang trong quá trình ôn thi THPT Quốc gia.
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân Sở GD&ĐT Hải Phòng
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân Sở GD&ĐT Bà Rịa - Vũng Tàu (Lần 2)
SỞ GD & ĐT HÀ TĨNH TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ |
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM HỌC 2016 - 2017 MÔN THI: GIÁO DỤC CÔNG DÂN Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề |
Câu 1: Pháp luật là phương tiện để nhà nước
A. quản lý xã hội. B. quản lý công dân.
C. bảo vệ giai cấp. D. bảo vệ các công dân.
Câu 2: Người lao động được thuê gặt lúa, theo quy định của Bộ luật lao động thì sẽ thực hiện theo hợp đồng
A. bằng văn bản để có giá trị pháp lí.
B. bằng văn bản để đảm bảo tốt hơn quyền lợi người lao động.
C. bằng lời nói vì đây là công việc theo mùa vụ.
D. bằng lời nói để đỡ mất thời gian.
Câu 3: Pháp luật mang bản chất xã hội vì
A. pháp luật được ban hành vì sự phát triển của xã hội.
B. pháp luật phản ánh những nhu cầu, lợi ích của các tầng lớp trong xã hội.
C. pháp luật bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động.
D. pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội.
Câu 4: Điểm khác nhau căn bản giữa quy phạm pháp luật với nội quy học sinh là
A. bản chất giai cấp. B. tính xác định chặt chẽ về hình thức.
C. bản chất xã hội. D. tính quy phạm phổ biến.
Câu 5: Chị C là quản lí của một công ty. Trong quá trình điều hành, quyết định nào sau đây của chị C vi phạm pháp luật lao động?
A. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng.
B. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì kết hôn.
C. Ưu đãi đối với người lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao.
D. Không bố trí lao động nữ vào công việc nặng nhọc, nguy hiểm.
Câu 6: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, quản lí mọi mặt đời sống của xã hội bằng..., do Đảng cộng sản Việt nam lãnh đạo.
A. Nghị quyết B. chính sách C. chủ trương D. pháp luật
Câu 7: Ủy ban nhân dân có thẩm quyền ban hành văn bản nào sau đây?
A. Quyết định. B. Nghị quyết. C. Thông tư. D. Nghị định.
Câu 8: Vi phạm pháp luật là hành vi có dấu hiệu nào sau đây?
A. Là hành vi trái pháp luật.
B. Vi phạm quy định của nhà nước.
C. Gây hậu quả nghiêm trọng.
D. Là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
Câu 9: ............... là hình thức thực hiện pháp luật trong đó cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.
A. Sử dụng pháp luật B. Thi hành pháp luật
C. Tuân thủ pháp luật D. Áp dụng pháp luật
Câu 10: Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm
A. có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.
B. địa điểm làm việc và các điều kiện liên quan.
C. có trả công, điều kiện lao động và chế độ nghỉ ngơi.
D. có trả công và chế độ phát sinh trong quá trình lao động.
Câu 11: Hành vi nào sau đây được coi là thực hiện pháp luật giao thông đường bộ?
A. Dừng xe trước đèn đỏ. B. Vượt quá tốc độ quy định.
C. Đi bộ giữa lòng đường. D. Đi xe đạp trên đường.
Câu 12: Các tôn giáo ở Việt nam đều có quyền hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ pháp luật; đều bình đẳng trước pháp luật; những nơi thờ tự tín ngưỡng, tôn giáo đều được pháp luật
A. thừa nhận. B. bảo đảm. C. bảo vệ. D. bảo hộ.
Câu 13: Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động là:
A. Tự do, tự nguyện, bình đẳng, trực tiếp và không trái pháp luật.
B. Tự do, tự nguyện, bình đẳng, dân chủ và trực tiếp.
C. Tự do, bình đẳng, dân chủ và không trái pháp luật.
D. Tự do, tự nguyện, bình đẳng và tiến bộ.
Câu 14: Vi phạm ... là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ lao động, công vụ nhà nước.
A. hình sự B. hành chính C. dân sự D. kỉ luật
Câu 15: Hình thức xử phạt chính đối với người vi phạm hành chính là gì?
A. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ.
B. Buộc khắc phục hậu quả do mình gây ra.
C. Tịch thu tang vật, phương tiện.
D. Phạt tiền, cảnh cáo.
Câu 16: Việc kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng kí của doanh nghiệp là biểu hiện của sự bình đẳng về
A. quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong kinh doanh.
B. nghĩa vụ phát sinh của doanh nghiệp trong kinh doanh.
C. nghĩa vụ của doanh nghiệp trong kinh doanh.
D. quyền của doanh nghiệp trong kinh doanh.
Câu 17: Khái niệm dân tộc Kinh, dân tộc Tày, dân tộc Thái...dùng để chỉ
A. lịch sử ra đời của các dân tộc.
B. địa giới hành chính của các dân tộc.
C. một bộ phận dân cư của nước ta.
D. một nhóm người ở một vùng miền cụ thể.
Câu 18: Để quản lí xã hội bằng pháp luật có hiệu quả, nhà nước phải làm gì?
A. Thực hiện các chính sách xã hội.
B. Tăng cường phòng chống tội phạm.
C. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, xử lí nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật.
D. Đầu tư xây dựng hệ thống pháp luật.
Câu 19: Quyền tự do ngôn luận của công dân được hiểu là công dân có quyền tự do
A. bày tỏ quan điểm của mình về các quyền của công dân.
B. trực tiếp bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị.
C. phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chung của đất nước.
D. gián tiếp bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề nổi cộm của đất nước.
Câu 20: Doanh nghiệp nào được nhà nước khuyến khích phát triển lâu dài?
A. Tất cả các doanh nghiệp trong các thành phần kinh tế khác nhau.
B. Doanh nghiệp nhà nước.
C. Doanh nghiệp tư nhân.
D. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 21: "Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang." là một nội dung thuộc
A. quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
C. quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
D. quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.
Câu 22: Hành vi nào sau đây của học sinh phù hợp với quyền bình đẳng giữa các dân tộc và tôn giáo?
A. Nghe theo những lời thầy bói làm ảnh hưởng đến kết quả học tập.
B. Coi thường những học sinh ở nông thôn, vùng sâu, các dân tộc thiểu số.
C. Tôn trọng phong tục tập quán của các làng quê, dân tộc.
D. Nghe kẻ xấu xúi dục đi biểu tình, khởi kiện.
Câu 23: Theo quy định của Bộ luật lao động, người lao động ít nhất phải đủ
A. 15 tuổi. B. 18 tuổi. C. 14 tuổi. D. 16 tuổi.
Câu 24: Theo quy định của Bộ luật Hình sự, khái niệm bị cáo được hiểu là
A. người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử.
B. người bị khởi tố hình sự theo quy định khởi tố bị can của Viện kiểm sát.
C. người bị tạm giam, tạm giữ về tội cố ý đánh người gây thương tích.
D. người đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn.
Câu 25: Thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính trong trường hợp cần thiết thì kéo dài không được quá
A. 36 giờ. B. 18 giờ C. 12 giờ. D. 24 giờ.
Câu 26: Người nào xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người khác, thì bị phạt cảnh cáo,
A. cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
B. cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
C. phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
D. hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm.
Câu 27: Việc khám chỗ ở không thể trì hoãn mà đương sự và người trong gia đình họ cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc đi vắng lâu ngày thì phải có đại diện chính quyền địa phương và
A. một người láng giềng chứng kiến.
B. hai người láng giềng chứng kiến.
C. ba người láng giềng chứng kiến.
D. năm người láng giềng chứng kiến.
Câu 28: Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông quy định: Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người Điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây?
A. Điều khiển xe chạy dàn hàng ngang từ 3 (ba) xe trở lên;
B. Lùi xe mô tô ba bánh không quan sát hoặc không có tín hiệu báo trước;
C. Sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều;
D. Chở người ngồi trên xe sử dụng ô (dù);
Câu 29: Anh M điều khiển xe mô tô vượt đèn đỏ, hành vi của anh M thuộc loại vi phạm pháp luật nào?
A. Vi phạm luật hành chính. B. Vi phạm luật dân sự.
C. Vi phạm kỉ luật. D. Vi phạm luật hình sự.
Câu 30: Anh A bị bắt tạm giam thì có được bỏ phiếu bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp không?
A. Hoàn toàn được vì anh A chưa mất quyền công dân.
B. Không được vì anh A không có mặt tại nơi bầu cử.
C. Không được vì anh A đã mất quyền bầu cử.
D. Hoàn toàn được vì anh A chưa mất quyền bầu cử.
Câu 31: Hiến pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định bảo vệ Tổ quốc là
A. nghĩa vụ của công dân nam.
B. quyền và nghĩa vụ của công dân.
C. trách nhiệm của mọi công dân.
D. quyền của công dân.
Câu 32: Anh N thường xuyên đi làm muộn và nhiều lần tự ý nghỉ việc không lí do, trong trường hợp này anh N vi phạm
A. hình sự. B. hành chính. C. dân sự. D. kỉ luật.
Câu 33: Vợ chồng chị X tranh luận về việc vợ có quyền được độc lập thế chấp tài sản sở hữu riêng của chồng để vay vốn tại ngân hàng hay không. Theo em,
A. người vợ có quyền vì tài sản của chồng cũng là của vợ.
B. người vợ có quyền vì tài sản riêng đã thành tài sản chung trong thời kì hôn nhân.
C. người vợ không có quyền vì đó là tài sản riêng của chồng.
D. người vợ có quyền vì tài sản đó chị đang quản lý
Câu 34: "Hộ gia đình có trách nhiệm tham gia hoạt động vệ sinh môi trường khu phố, đường làng, ngõ xóm, nơi công cộng và hoạt động tự quản về bảo vệ môi trường của cộng đồng dân cư". Đây là nội dung thể hiện hình thức thực hiện pháp luật nào?
A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.
Câu 35: Điều 88 Luật giáo dục quy định: "Người học không được xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo.' Điều này được bắt nguồn từ
A. truyền thống hiếu học. B. chuẩn mực đạo đức.
C. chuẩn mực văn hóa. D. chuẩn mực xã hội.
Câu 36: Y tá Vinh hành nghề tại nhà, do vô ý đã tiêm nhầm thuốc cho người bệnh gây nguy hiểm nhưng chưa gây chết người. Cơ quan nhà nước xử phạt
A. bằng tiền và tước giấy phép hành nghề, tịch thu tang vật.
B. bằng tiền và truy cứu trách nhiệm hình sự.
C. bằng tiền và đưa vào trại cải tạo lao động.
D. bằng tiền và cấm đi khỏi nơi cư trú.
Câu 37: Trong các nghĩa vụ sau đây nghĩa vụ nào không phải là nghĩa vụ pháp lý?
A. Người kinh doanh phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.
B. Đoàn viên thanh niên phải chấp hành điều lệ của Đoàn.
C. Thanh niên đủ 18 tuổi phải thực hiện nghĩa vụ quân sự.
D. Con cái có nghĩa vụ phụng dưỡng cha mẹ già.
Câu 38: Ông D không trả tiền nợ cho anh C theo giấy biên nợ nên anh C đã thuê xã hội đen xông vào nhà ông D và bắt nhốt ông D. Hành vi của anh C đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm
A. về tính mạng, về danh dự của công dân.
B. về tính mạng, về chỗ ở của công dân.
C. về chỗ ở, về thân thể của công dân.
D. về thân thể của công dân.
Câu 39: Chị H là giáo viên trường trung học phổ thông G, chị sinh lần đầu được 2 con (sinh đôi). Theo Bộ luật lao động, chị H được nghỉ chế độ thai sản như thế nào?
A. 6 tháng. B. 5 tháng. C. 8 tháng. D. 7 tháng.
Câu 40: Bạn nữ Y, 20 tuổi, có trình độ trung cấp, chưa có việc làm, muốn ứng cử đại biểu Quốc hội thì
A. không được, vì không đủ trình độ.
B. không được, vì nữ đại biểu Quốc hội phải là người dân tộc.
C. không được, vì đại biểu Quốc hội phải là người đã có việc làm.
D. không được, vì chưa đủ tuổi.
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân
1. A 2. C 3. D 4. D 5. B 6. D 7. A 8. D 9. B 10. A |
11. A 12. D 13. A 14. D 15. D 16. C 17. C 18. C 19. C 20. A |
21. A 22. C 23. A 24. A 25. D 26. B 27. B 28. A 29. A 30. C |
31. B 32. D 33. C 34. B 35. B 36. A 37. B 38. C 39. D 40. D |