14/01/2018, 19:05

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân trường THPT Hà Trung, Thanh Hóa (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân trường THPT Hà Trung, Thanh Hóa (Lần 1) Đề thi thử trắc nghiệm môn GDCD có đáp án Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân là đề ...

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân trường THPT Hà Trung, Thanh Hóa (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân

 là đề thi trắc nghiệm môn GDCD lớp 12 có đáp án mà VnDoc.com xin được gửi tới các bạn học sinh và thầy cô tham khảo, nhằm luyện thi đại học môn GDCD, ôn thi THPT Quốc gia môn GDCD hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân trường THPT Trần Hưng Đạo, TP. Hồ Chí Minh (Lần 1)

Tổng hợp 320 câu hỏi trắc nghiệm môn Giáo dục công dân lớp 12

Bài tập trắc nghiệm môn Giáo dục công dân lớp 12: Pháp luật và đời sống

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT HÀ TRUNG

Mã đề thi 702

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN I
NĂM HỌC: 2016 - 2017
MÔN: GDCD
Thời gian làm bài: 50 phút;
(40 câu trắc nghiệm)

Câu 1: Các hình thức sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật, tuân thủ pháp luật do ai thực hiện?

A. Do mọi cá nhân thực hiện.

B. Do cá nhân đã đến một độ tuổi nhất định thực hiện theo quy định của pháp luật.

C. Chỉ do người thành niên thực hiện.

D. Do người có đủ năng lực hành vi dân sự thực hiện.

Câu 2: Điền vào chỗ trống: Bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là mọi công dân thuộc các tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị.............trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.

A. Kì thị.                   B. Phân biệt đối xử.           C. Hạn chế quyền.                D. Nghiêm cấm.

Câu 3: Hợp đồng LĐ có những hình thức giao kết nào?

A. Văn bản.                                 B. Lời nói (bằng miệng).

C. Văn bản và lời nói.                  D. Tất cả các hình thức trên.

Câu 4: Điền vào chỗ trống: Bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là mọi công dân thuộc các tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu ................. theo quy định của pháp luật.

A. Mọi việc.                                     B. Trách nhiệm pháp lý.

C. Trách nhiệm.                               D. Bổn phận.

Câu 5: Để quản lí xã hội bằng pháp luật, Nhà nước:

A. Ban hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật trong phạm vi cả nước.

B. Trừng trị nghiêm khắc mọi hành vi vi phạm pháp luật.

C. Tổ chức thực hiện pháp luật.

D. Ban hành pháp luật.

Câu 6: Ý nào sau đây không đúng khi nói về tính quy phạm phổ biến của pháp luật?

A. Tính khuôn mẫu.

B. Quy tắc xử sự chung.

C. Áp dụng nhiều lần, nhiều nơi, mọi lĩnh vực, với mọi người.

D. Quy tắc riêng áp dụng trong 1 phạm vi nhất định.

Câu 7: Những hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân sẽ bị nhà nước:

A. Xử lý thật nặng.             B. Ngăn chặn xử lý.          C. Xử lý nghiêm khắc.            D. Xử lý nghiêm minh.

Câu 8: Pháp luật không điều chỉnh quan hệ xã hội nào dưới đây?

A. Quan hệ hôn nhân - gia đình.                    B. Quan hệ kinh tế.

C. Quan hệ về tình yêu nam - nữ.                 D. Quan hệ lao động.

Câu 9: Luật giao thong đường bộ quy định: "Người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông". Quy phạm pháp luật này thể hiện tính chất nào của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.                 B. Tính xác định chặt chẽ và một hình thức.

C. Tính thống nhất.                             D. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

Câu 10: Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về:

A. Việc làm có trả công và các điều kiện kèm theo trong quá trình lao động.

B. Việc làm, mức lương, ngày nghỉ và một số quy định khác.

C. Tất cả các đáp án trên.

D. Việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Câu 11: Căn cứ vào mức độ nguy hiểm cho xã hội hành vi vi phạm hình sự về tội phạm nghiêm trọng bị phạt tù bao nhiêu năm:

A. 7 năm.                      B. Tối đa 15 năm.            C. Tối đa 18 năm.             D. Chung thân.

Câu 12: Công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của mình, có nghĩa là công dân đã?

A. Thi hành pháp luật.    B. Tuân thủ pháp luật.     C. Sử dụng pháp luật.         D. Áp dụng pháp luật.

Câu 13: Ông A là người có thu nhập cao. Hàng năm, ông chủ động đến cơ quan thuế để nộp thuế thu nhập cá nhân. Trong trường hợp này, ông A đã:

A. Tuân thủ pháp luật.   B. Sử dụng pháp luật.          C. Thi hành pháp luật.      D. Áp dụng pháp luật.

Câu 14: Cơ sở sản xuất kinh doanh áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường có nghĩa là:

A. Sử dụng pháp luật.    B. Thi hành pháp luật.         C. Tuân thủ pháp luật.        D. Áp dụng pháp luật.

Câu 15: Quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng chỉ phát sinh và được pháp luật bảo vệ sau khi họ:

A. Được toà án nhân dân ra quyết định.

B. Được UBND phường, xã, thị trấn cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.

C. Được gia đình hai bên và bạn bè thừa nhận.

D. Hai người chung sống với nhau.

Câu 16: Người đi xe đạp, xe máy không đi vào đường ngược chiều, có nghĩa là họ đã:

A. Sử dung pháp luật.       B. Thi hành pháp luật.          C. Tuân thủ pháp luật.        D. Áp dụng pháp luật.

Câu 17: Chọn đáp án đúng diền vào chỗ trống sau đây:

Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới ..............................

A. Các quy tắc quản lý nhà nước.

B. Các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.

C. Các quan hệ lao động, công vụ nhà nước.

D. Quan hệ trong nội bộ cơ quan.

Câu 18: UBND xã phường, thị trấn cấp đăng kí kết hôn cho công dân, có nghĩa là UBND đã:

A. Sử dụng pháp luật.         B. Thi hành pháp luật.        C. Tuân thủ pháp luật.          D. Áp dụng pháp luật.

Câu 19: Tính quy phạm phổ biến của pháp luật thể hiện:

A. Tất cả đều đúng.

B. Quy tắc được áp dụng nhiều lần.

C. Khuôn mẫu của hành vi, được áp dụng nhiều lần ở nhiều nơi.

D. Chuẩn mực, khuôn mẫu của hành vi.

Câu 20: Hành vi nào sau đây không phải là hành vi vi phạm pháp luật:

A. H là HS lớp 11 cướp giật túi xách của chị A.

B. Em B 19 tuổi đã lấy cắp chiếc xe đạp trị giá 500.000 đồng.

C. Dũng, Minh đang là HS lớp 12, hai bạn chở nhau trên một chiếc xe máy, không đội nón bảo hiểm.

D. N 20 tuổi đang có ý định lấy trộm xe máy trong nhà trường.

Câu 21: Từ ngày 15-12-2007, theo nghị quyết 32/CP/2007 mọi người ngồi trên xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm, điều này thể hiện:

A. Đặc trưng của pháp luật.                  B. Bản chất của pháp luật.

C. Nội dung của pháp luật.                    D. Vai trò của pháp luật.

Câu 22: Hiến pháp và các bộ luật do ai ban hành?

A. Tòa án nhân dân tối cao ban hành.           B. Các tổ chức chính trị - xã hội ban hành.

C. Quốc hội ban hành.                                 D. Chính phủ ban hành.

Câu 23: "Mọi nguời đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình". Điều này thể hiện:

A. Quyền bình đẳng trong lao động.

B. Quyền bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.

C. Quyền bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.

D. Quyền bình đăng trong lao động giũa lao động nam và lao động nữ.

Câu 24: Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật:

A. Xân phạm tài sản của nhà nước và công dân.

B. Xâm phạm tới quan hệ giữa nhà nước và công dân.

C. Xâm phạm các qui tắc quản lí của nhà nước.

D. Xâm phạm các qui định về trật tự an toàn xã hội.

Câu 25: Vì sao nhà nước phải quản lý xã hội bằng pháp luật?

A. Nhờ có pháp luật nhà nước phát huy được tính độc đoán, chuyên quyền, của mình.

B. Nhờ có pháp luật nhà nước mới chỉ đạo nhân dân phát triển kinh tế.

C. Nhờ có pháp luật nhà nước mới bảo vệ được mình.

D. Nhờ có pháp luật nhà nước phát huy được quyền lực của mình, kiểm tra kiểm soát mọi hoạt động của các cá nhân, tổ chức.

Câu 26: Vì sao nói pháp luật có tính quyền lực bắt buộc chung?

A. Bắt buộc đối với tất cả các cá nhân, tổ chức, ai cũng phải xử sự theo pháp luật.

B. Cá nhân phải xử sự theo pháp luật.

C. Tổ chức phải xử sự theo pháp luật.

D. Cả 3 phương án trên đều đúng.

Câu 27: Theo quy định: nội dung của mọi văn bản quy phạm pháp luật phải phù hợp và không được trái với Hiến pháp. Điều này thể hiện điều gì?

A. Tính thống nhất chặt chẽ về mặt hình thức của pháp luật.

B. Tính quy phạm phổ biến của hệ thống pháp luật.

C. Tính kế thừa có chọn lọc của pháp luật.

D. Tính quyền lực, bắt buộc chung của pháp luật.

Câu 28: Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ được hiểu là:

A. Mọi công dân đều được hưởng quyền như nhau theo quy định của pháp luật.

B. Mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ giống nhau.

C. Mọi công dân đều phải có nghĩa vụ như nhau theo quy định của pháp luật.

D. Mọi công dân đều được bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật.

Câu 29: Tại sao phải giao kết hợp đồng lao động?

A. Để làm căn cứ giải quyết tranh chấp khi tranh chấp xảy ra.

B. Là cơ sở pháp lý để pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hai bên.

C. Vì pháp luật quy định phải giao kết hợp đồng.

D. Để bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Câu 30: Thỏa ước lao động tập thể là thỏa thuận ...... giữa tập thể người lao động với người sử dụng lao động về điều kiện lao động và sử dụng lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ lao động.

A. Bằng miệng.             B. Bằng văn bản.            C. Cả a và b đều sai.               D. Cả a và b đều đúng.

Câu 31: Muốn quản lý xã hội một cách hữu hiệu nhất nhà nước cần quản lý bằng:

A. Pháp luật.                                      B. Chính sách.

C. Các quy phạm đạo đức.                  D. Vui chơi, giải trí.

Câu 32: Pháp luật và đạo đức có mối quan hệ với nhau vì:

A. Cả pháp luật và đạo đức đều bảo vệ cái thiện, chống lại cái ác.

B. Các quy tắc của pháp luật cũng là các quy tắc của đạo đức.

C. Pháp luật là phương tiện đặc thù thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức.

D. Cả pháp luật và đạo đức đều thể hiện sự công bằng, lẽ phải.

Câu 33: Khi công dân giao kết được một hợp đồng lao động, có nghĩa là:

A. Có việc làm ổn định.

B. Xác lập được một quan hệ xã hội do pháp luật điều chỉnh.

C. Có vị trí đứng trong xã hội.

D. Bắt đầu có thu nhập.

Câu 34: Trong các hành vi sau đây, hành vi nào phải chịu trách nhiệm kỉ luật?

A. Vay tiền dây dưa không trả.

B. Xây nhà trái phép.

C. Chặt cành, tỉa cây mà không đặt biển báo.

D. Cướp giật dây chuyền, túi xách người đi đường.

Câu 35: Vi phạm kỉ luật là hành vi vi phạm pháp luật:

A. Xâm phạm các quan hệ hành chính.

B. Xâm phạm các quan hệ được qui định trong nội quy của từng trường học.

C. Xâm phạm các quan hệ trong nội bộ một cơ quan được qui định trong nội qui cơ quan.

D. Xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ của nhà nước do pháp luật lao động và pháp luật hành chính bảo vệ.

Câu 36: Chính sách quan trọng nhất của Nhà nước góp phần thúc đẩy việc kinh doanh phát triển:

A. Hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp.

B. Khuyến khích người dân tiêu dùng.

C. Tạo ra môi trường kinh doanh tự do, bình đẳng.

D. Xúc tiến các hoạt động thương mại.

Câu 37: Chọn câu đúng nhất khi nói về bản chất của pháp luật?

A. Pháp luật mang bản chất giai cấp sâu sắc, không bao hàm tính xã hội.

B. Pháp luật vừa mang bản chất giai cấp vừa mang bản chất xã hội.

C. Baản chất xã hội quyết định bản chất giai cấp của pháp luật.

D. Pháp luật mang bản chất giai cấp và xã hội.

Câu 38: Ranh giới để phân biệt pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác là:

A. Tính khoa học của pháp luật.                B. Tính quy phạm phổ biến của pháp luật.

C. Tính thống nhất của pháp luật.              D. Tính kế thừa của pháp luật.

Câu 39: Mục đích của Hôn nhân là:

A. Xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững.

B. Thực hiện chức năng sinh con, nuôi dạy con của gia đình.

C. Thực hiện chức năng tổ chức đời sống, vật chất, tinh thần của gia đình.

D. Cả a, b và c.

Câu 40: Muốn quản lý xã hội bằng pháp luật, Nhà nước cần:

A. Tổ chức tốt công tác tuyên truyền pháp luật cho người dân.

B. Xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm.

C. Có hệ thống pháp luật tốt: Mang tính toàn diện, đồng bộ, thống nhất, phù hợp.

D. Tổ chức tốt và có hiệu quả 3 khâu: Xây dựng pháp luật, thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân

1

B

11

A

21

A

31

A

2

B

12

A

22

C

32

C

3

C

13

C

23

C

33

B

4

B

14

B

24

C

34

C

5

A

15

B

25

D

35

D

6

D

16

A

26

A

36

C

7

D

17

B

27

A

37

B

8

C

18

A

28

D

38

B

9

D

19

C

29

B

39

D

10

D

20

D

30

B

40

D

0