14/01/2018, 23:32

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân Sở GD&ĐT Hà Tĩnh

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân Sở GD&ĐT Hà Tĩnh Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn GDCD có đáp án Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Giáo dục công dân . Đề thi gồm có 40 câu ...

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân Sở GD&ĐT Hà Tĩnh

Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Giáo dục công dân

. Đề thi gồm có 40 câu hỏi trắc nghiệm trong thời gian làm bài là 50 phút. Phần đáp án đã được VnDoc cập nhật đầy đủ và chính xác để gửi tới các bạn học sinh. Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân trường THPT Hiệp Hòa số 3, Bắc Giang (Lần 2)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân trường THPT Trần Phú, Hà Tĩnh (Lần 2)

SỞ GD&ĐT HÀ TĨNH

ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ GỒM CÓ 4 TRANG

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017 

MÔN: GDCD

Thời gian làm bài: 50 phút

Đề gồm có 40 câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1. Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lí

A. cá nhân.      B. cơ quan, tổ chức.        C. đơn vị, doanh nghiệp.       D. xã hội.

Câu 2. Đặc trưng làm nên giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật là tính

A. quy phạm phổ biến.              B. quyền lực bắt buộc.
C. chặt chẽ về mặt hình thức.   D. giai cấp, xã hội.

Câu 3. Căn cứ vào quyền tự do kinh doanh, anh A đã thực hiện quyền kinh doanh phù hợp với khả năng và điều kiện của mình. Trong trường hợp này pháp luật có vai trò là phương tiện để công dân

A. bảo vệ quyền của mình.          B. tham gia quản lý xã hội.
C. thực hiện quyền của mình.      D. bảo vệ lợi ích của mình.

Câu 4. Từ ngày 15/12/2007, theo Nghị định 32/CP/2007 mọi người ngồi trên mô tô, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm, điều này thể hiện

A. nội dung của pháp luật.       B. đặc trưng của pháp luật.
C. bản chất của pháp luật.       D. vai trò của pháp luật.

Câu 5. Thi hành pháp luật là cá nhân, tổ chức chủ động

A. làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.
B. không làm những gì pháp luật cấm.
C. làm những gì pháp luật cho phép làm.
D. làm những việc đúng pháp luật.

Câu 6. Hành vi nào sau đây không phải là hình thức sử dụng pháp luật?

A. Anh Đ ứng cử vào Hội đồng nhân dân xã.
B. Chị M không buôn bán hàng giả, hàng nhái.
C. Bạn A lựa chọn lĩnh vực kinh doanh phù hợp với bản thân.
D. Chú L lựa chọn việc làm phù hợp với bản thân.

Câu 7. Chủ tịch UBND xã M đã trực tiếp giải quyết đơn thư khiếu nại của công dân theo đúng quy định. Trong trường hợp này Chủ tịch UBND xã M đã

A. sử dụng pháp luật.    B. áp dụng pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật.    D. thi hành pháp luật.

Câu 8. Anh B không kinh doanh, buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Trong trường hợp này anh B đã

A. thi hành pháp luật.      B. tuân thủ pháp luật.
C. sử dụng pháp luật.      D. áp dụng pháp luật.

Câu 9. Vô tình em phát hiện bạn A đang tàng trữ pháo nổ để bán trong dịp tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018. Trong trường hợp này, trước hết em sẽ

A. không quan tâm vì không liên quan đến mình.
B. đăng tin lên facebook để mọi người biết về việc làm của bạn A.
C. báo cho công an địa phương đến để bắt và xử lý.
D. tìm cách khuyên bạn A giao nộp toàn bộ số pháo nổ cho công an.

Câu 10. Bạn A đang có ý định mua một thiết bị thu phát tín hiệu để sử dụng trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017. Nếu là bạn của A, trước hết em sẽ

A. gửi đơn tố cáo lên cơ quan công an nơi gần nhất.
B. báo cáo với cô giáo chủ nhiệm lớp hoặc nhà trường.
C. đồng tình, ủng hộ vì có làm như vậy thì bạn A mới có cơ hội đậu.
D. tìm cách khuyên bạn A từ bỏ ý định trên vì sẽ vi phạm quy chế thi.

Câu 11. A 17 tuổi điều khiển máy có dung tích xi-lanh trên 50cm3 được xem là

A. không vi phạm pháp luật vì thực hiện quyền tự do đi lại.
B. vi phạm pháp luật vì đã đủ năng lực trách nhiệm pháp lý.
C. không phải chịu trách nhiệm vì A chưa đủ tuổi.
D. không vi phạm vì đây là lỗi của bố mẹ A.

Câu 12. Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi

A. nam nữ, tôn giáo, địa vị xã hội.
B. chủng tộc, màu da, trình độ văn hóa.
C. dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu, nghèo, thành phần và địa vị xã hội.
D. phong tục, tập quán, lối sống, tín ngưỡng, thành phần và địa vị xã hội.

Câu 13. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí có nghĩa là bất kỳ công dân nào khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về

A. toàn bộ hậu quả của mình gây ra và bị pháp luật xử phạt.
B. hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lí theo quy định của pháp luật.
C. hành vi vi phạm của mình theo đúng các quy định của pháp luật.
D. toàn bộ sai phạm của mình gây nên và bị pháp luật xử phạt.

Câu 14. Trong lớp em, những bạn thuộc đối tượng bị ảnh hưởng về sự cố môi trường biển do công ty FORMOSA gây ra vào tháng 4 năm 2016 nộp hồ sơ để được miễn, giảm học phí. Điều này thể hiện công dân bình đẳng về

A. quyền và nghĩa vụ.     B. trách nhiệm pháp lý.     C. quyền.       D. nghĩa vụ.

Câu 15. Công ty C bị xử lý theo quy định của pháp luật về hành vi xả thải ra môi trường chưa qua xử lý. Nội dung trên đề cập đến quyền công dân bình đẳng

A. về trách nhiệm pháp lý.    B. trong lao động.
C. trong kinh doanh.             D. về quyền và nghĩa vụ.

Câu 16. Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng được thể hiện trong quan hệ

A. tài sản chung và tài sản riêng.    B. nhân thân và tài sản.
C. kinh tế và xã hội.                       D. đạo đức và pháp luật.

Câu 17. Những người có trình độ chuyên môn, kĩ thuật cao được Nhà nước và người sử dụng lao động tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát huy tài năng làm lợi cho doanh nghiệp, cho đất nước. Điều này thể hiện sự bình đẳng

A. trong thực hiện quyền lao động.     B. giữa lao động nam và lao động nữ.
C. trong giao kết hợp đồng lao động.  D. trong tự do tìm kiếm việc làm.

Câu 18. Bình đẳng trong kinh doanh không được thể hiện ở nội dung nào sau đây?

A. Lựa chọn ngành nghề, địa điểm kinh doanh.
B. Lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh.
C. Thực hiện quyền và nghĩa vụ trong kinh doanh.
D. Tìm mọi cách để thu lợi trong kinh doanh.

Câu 19. Công ty M và người nông dân thôn K đã thỏa thuận bằng miệng trong việc liên kết sản xuất và thu mua nông sản. Tuy nhiên vào dịp chính vụ thu hoạch công ty M đã hạ giá thành thu mua nông sản của người nông dân thôn K. Theo quy định của pháp luật trong trường hợp trên ai là đối tượng đã vi phạm trong việc giao kết hợp đồng lao động?

A. Không đủ cơ sở pháp lý để khẳng định đối tượng vi phạm.
B. Công ty M.
C. Công ty M và người nông dân thôn K.
D. Người nông dân thôn K.

Câu 20. Căn cứ vào thực tiễn UBND thành phố X đã quyết định di dời chợ tỉnh ra một địa điểm mới. Tuy nhiên, bố mẹ bạn B kiên quyết không chịu di chuyển vì đã quen với khách hàng nơi đây. Nếu là bạn của B em sẽ

A. Không quan tâm vì không liên quan tới gia đình mình.
B. Cùng với bạn B và mọi người cùng kéo lên UBND thành phố X để phản đối.
C. Ủng hộ bố mẹ bạn B vì bố mẹ và gia đình mình cũng như thế.
D. Cùng với bạn B tuyên truyền vận động bố mẹ và mọi người cùng chấp hành.

Câu 21. Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định: Người nào gây hằn thù, kì thị, chia rẽ dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam sẽ bị phạt tù từ

A. 10 năm đến 15 năm.    B. 5 năm đến 10 năm.
C. 5 năm đến 15 năm.      D. 15 năm đến 20 năm.

Câu 22. Các dân tộc trong cùng một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hóa, chủng tộc, màu da... đều được Nhà nước và pháp luật

A. tôn trọng và đối xử bình đẳng.
B. bảo vệ và tạo điều kiện phát triển.
C. tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển.
D. quan tâm và giúp đỡ để phát triển.

Câu 23. Hành vi nào sau đây cần phê phán?

A. Lợi dụng tôn giáo để biểu tình, khiếu kiện.
B. Lên chùa thắp hương vào mùng 1 hàng tháng.
C. Đến nhà thờ để cầu nguyện, xưng tội.
D. Lập bàn thờ để thờ cúng ông bà tổ tiên nội ngoại.

Câu 24. Trường hợp nào dưới đây không thể hiện sự bình đẳng giữa các dân tộc?

A. Là người dân tộc Chứt nên bạn L được cộng điểm ưu tiên trong kỳ thi THPT Quốc gia.
B. Bà chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện H là người dân tộc Thái.
C. Anh B và chị C yêu nhau nhưng bị gia đình ngăn cản vì anh A là người dân tộc Mông.
D. Xã Q được hưởng chế độ ưu tiên của chương trình 135 dành cho xã đặc biệt khó khăn.

Câu 25. Anh A và chị B yêu nhau. Hai người quyết định đi đến kết hôn, nhưng bố chị B không đồng ý vì cho rằng anh A và chị B không cùng đạo. Nếu em là chị B em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp?

A. Đồng ý và ủng hộ quan điểm của bố mẹ để khỏi mang tiếng bất hiếu.
B. Im lặng, buồn sầu và không giao tiếp với mọi người xung quanh.
C. Thuyết phục bố mẹ từ bỏ ý định vì như vậy sẽ vi phạm pháp luật.
D. Rủ người yêu cùng bỏ nhà đi đâu đó một thời gian rồi quay về.

Câu 26. Tự ý bắt giữ người là hành vi xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
D. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

Câu 27. Bất kỳ ai cũng có quyền bắt người trong trường hợp

A. có dấu hiệu thực hiện hành vi phạm tội.
B. phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.
C. chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội.
D. bị nghi ngờ là người đã từng phạm tội.

Câu 28. Xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ người khác là hành vi

A. cố ý làm tổn hại tính mạng, sức khoẻ của người khác.
B. cố ý hoặc vô ý làm tổn hại tính mạng và sức khoẻ người khác.
C. cố ý hoặc vô ý làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của người khác.
D. đánh người, giết người, đe doạ giết người hay làm chết người.

Câu 29. Để trêu đùa gia đình nhà anh K, anh T đã đưa cháu C con anh K về giữ ở nhà mình trong một giờ đồng hồ. Hành vi của anh T là

A. vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. không vi phạm pháp luật vì chỉ là hành vi trêu đùa.
C. vi phạm quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân.
D. không vi phạm vì gia đình anh K là chỗ thân quen.

Câu 30. Khi phát hiện tội phạm bị truy nã, em sẽ lựa chọn phương án nào sau đây?

A. Tri hô mọi người đuổi bắt và giam lại để xử lý.
B. Báo cho cơ quan công an nơi gần nhất để có biện pháp xử lí.
C. Dùng điện thoại quay phim, chụp ảnh rồi tung lên facebook.
D. Không làm gì cả vì các tội phạm truy nã rất nguy hiểm.

Câu 31. Ông G đã có nhiều bài viết, bài trả lời phỏng vấn đăng tải trên mạng Internet với nội dung xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Hành vi của ông G đã thực hiện không đúng quyền

A. tự do ngôn luận.        B. tham gia quản lí Nhà nước.
C. khiếu nại và tố cáo.   D. tự do báo chí.

Câu 32. Giả mạo facebook người khác để đăng tin không đúng sự thật về họ là hành vi xâm phạm tới quyền

A. tự do ngôn luận của công dân.
B. sở hữu hình ảnh của công dân.
C. đảm bảo an toàn về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.
D. được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự của công dân.

Câu 33. Người có quyền khiếu nại là?

A. Công dân, tổ chức.   B. Cá nhân.   C. Cá nhân, tổ chức.      D. Công dân.

Câu 34. Theo quy định của pháp luật, công dân Việt Nam được quyền ứng cử vào cơ quan đại biểu của nhân dân có độ tuổi là

A. đủ 18 tuổi trở lên.     B. 18 tuổi trở lên.     C. đủ 21 tuổi trở lên.     D. 21 tuổi trở lên.

Câu 35. Nghe tin Ủy Ban Nhân dân huyện X sẽ chuyển chợ đến một địa điểm mới nên những người buôn bán nơi đây đã tập trung tại cổng trụ sở Ủy ban Nhân dân huyện X để phản đối. Việc làm của những người buôn bán đã

A. vi phạm pháp luật về tội gây rối trật tự xã hội.
B. thể hiện quyền được tự do kinh doanh.
C. thể hiện quyền được khiếu nại của công dân.
D. nói lên vai trò dân bàn của công dân.

Câu 36. Khi thấy có hành vi xâm phạm đến thân thể, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác. Em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với quy định của pháp luật?

A. Gọi mọi người lại xem để rút kinh nghiệm cho bản thân mình.
B. Tìm hiểu, nghiên cứu những quy định của pháp luật để tuyên truyền.
C. Coi như không biết để tránh liên đới đến bản thân mình.
D. Kịp thời phê phán, đấu tranh, tố cáo những việc làm trái pháp luật đó.

Câu 37. Công dân được tự do nghiên cứu khoa học, sáng tác văn học nghệ thuật là biểu hiện của quyền

A. học tập của công dân.            B. phát triển của công dân.
C. tự do dân chủ của công dân.   D. sáng tạo của công dân.

Câu 38. Em T năm nay đã 10 tuổi nhưng vẫn không được đến trường vì em bị liệt hai chân. Bố, mẹ em cho rằng tàn tật thì học cũng chẳng để làm gì nên quyết định không cho T đi học. Em sẽ làm gì để giúp em T được đi học?

A. Tranh thủ thời gian rãnh rỗi dạy chữ cho em T.
B. Giúp bố, mẹ em T một số công việc để họ có điều kiện cho em đi học.
C. Tìm cách giúp bố, mẹ em T hiểu rõ về quyền học tập của công dân.
D. Khiếu nại sự việc đó đến chính quyền địa phương.

Câu 39. Trong những năm gần đây, Sở Giáo dục và Đào tạo H có chính sách ưu tiên trong tuyển dụng các sinh viên tốt nghiệp bằng giỏi vào làm việc. Việc làm này là đảm bảo quyền gì của công dân?

A. Quyền làm việc.    B. Quyền cống hiến.     C. Quyền sáng tạo.         D. Quyền phát triển.

Câu 40. Hiện nay, có một số bạn năng lực học tập trung bình, không có cơ hội để xét vào các Đại học danh tiếng, đã tỏ ra bi quan, chán nản và cho rằng mình không còn cơ hội học tập nữa. Để giúp các bạn em sẽ khuyên các bạn

A. tiếp tục ôn thi để năm sau thi lại.
B. tiếp tục chờ đợi rồi cơ hội sẽ đến với mọi người.
C. nộp đơn xét tuyển vào các trường dạy nghề.
D. chọn thi một trường đại học khác.

0