Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT Lưu Nhân Chú, Thái Nguyên (Lần 1)
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT Lưu Nhân Chú, Thái Nguyên (Lần 1) Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Địa Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Địa lý Thời gian để các bạn học sinh ...
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT Lưu Nhân Chú, Thái Nguyên (Lần 1)
Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Địa lý
Thời gian để các bạn học sinh ôn tập chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia năm 2017 không còn nhiều nữa, hãy tích cực làm thật nhiều đề thi thử của các trường để tích lũy cho bản thân mình kinh nghiệm giải đề hay. VnDoc xin giới thiệu tới bạn:
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT Nguyễn Trãi, Thanh Hóa (Lần 2)
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT Trường Chinh, Lâm Đồng
SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN TRƯỜNG THPT LƯU NHÂN CHÚ |
KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017 LẦN I Mã đề thi 135 |
Câu 1: Sự kiện được coi là mốc quan trọng trong quan hệ quốc tế của nước ta vào năm 2007 là
A. Là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới.
B. Tham gia diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương.
C. Gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á.
D. Bình thường hóa quan hệ với Hoa Kì.
Câu 2: Điểm cực Nam - xã Đất Mũi của nước ta thuộc tỉnh
A. Bạc Liêu B. Cà Mau C. Sóc Trăng D. Kiên Giang
Câu 3: Khoáng sản nổi bật nhất của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là
A. Than đá và Apatit B. Vật liệu xây dựng và quặng sắt
C. Thiếc và khí tự nhiên. D. Dầu khí và bôxit
Câu 4: Trong các tỉnh (thành phố) sau, tỉnh (thành phố) nào không giáp biển
A. Ninh Bình B. Thành phố Hồ Chí Minh
C. Quảng Ngãi D. Thành phố Cần Thơ
Câu 5: Do nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm, gió mùa nên thiên nhiên nước ta có:
A. Sinh vật đa dạng B. Khí hậu ôn hoà, dễ chịu
C. Đất đai rộng lớn và phì nhiêu D. Khoáng sản phong phú, trữ lượng lớn
Câu 6: Cho bảng số liệu:
Lượng mưa, lượng bốc hơi, cân bằng ẩm của Hà Nội, Huế và Thành phố Hồ Chí Minh
Địa điểm |
Lượng mưa |
Độ bốc hơi (mm) |
Cân bằng ẩm (mm) |
Hà Nội |
1676 |
989 |
+687 |
Huế |
2868 |
1000 |
+1868 |
Tp. HCM |
1931 |
1686 |
+245 |
Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của các địa phương ở nước ta là biểu đồ
A. đường. B. cột. C. tròn. D. miền.
Câu 7: Vào nửa sau mùa đông, miền Bắc nước ta có thời tiết lạnh ẩm và mưa phùn là do
A. khối khí lạnh di chuyển về phía đông qua biển vào nước ta.
B. địa hình ở Trung du - miền núi Bắc Bộ.
C. khối khí lạnh di chuyển qua lục địa Trung Hoa.
D. địa hình nước ta 3/4 là đồi núi.
Câu 8: Công cuộc đổi mới kinh tế nước ta bắt đầu từ năm:
A. 1987 B. 1986 C. 1976 D. 1996
Câu 9: Nước ta nằm trong hệ toạ độ địa lí
A. 23°23’B - 8°34’B và 102°9’Đ - 109°24’Đ
B. 23°23’B - 8°30’B và 102°10’Đ - 109°20’Đ
C. 23°20’B - 8°30’B và 102°10’Đ - 109°24’Đ
D. 230 23’B - 8°30’B và 102°10’Đ - 109°24’Đ
Câu 10: Việt Nam có đường biên giới cả trên đât liền và trên biển với
A. Lào, Campuchia B. Trung Quốc, Campuchia
C. Trung Quốc, Lào, Camphuchia D. Lào, Campuchia
Câu 11: Cho bảng số liệu: Chế độ nhiệt ở một số địa điểm (0C)
Địa điểm |
Nhiệt độ TB tháng 1 |
Nhiệt độ TB thấp nhất |
Biên độ nhiệt năm |
Hà Giang (118m) |
15,5 |
2,2 |
11,8 |
Hữu Lũng (40m) |
13,7 |
-2,1 |
13,3 |
Lai Châu (224m) |
17,3 |
4,9 |
9,2 |
Hà Nội (5m) |
16,6 |
2,7 |
12,2 |
Nhận xét và giải thích nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?
A. Nhiệt độ các địa phương thuộc vùng Đông Bắc thấp hơn vùng Tây Bắc
B. Nhiệt độ trung bình tháng 1 thấp dưới tiêu chuẩn nhiệt đới.
C. Biên độ nhiệt năm khá cao.
D. Biên độ nhiệt độ năm tăng dần theo vĩ độ.
Câu 12: Địa hình thấp và hẹp ngang, nâng cao ở hai đầu là đặc điểm của vùng núi
A. Trường Sơn Bắc B. Đông Bắc C. Trường Sơn Nam D. Tây Bắc
Câu 13: So với diện tích đất đai nước ta, địa hình đồi núi chiếm
A. 5/6 B. 4/5 C. 3/4 D. 2/3
Câu 14: Nét nổi bật của địa hình vùng núi Tây Bắc là
A. Gồm các khối núi và cao nguyên
B. Có nhiều dãy núi cao đồ sộ nhất nước ta
C. Địa hình thấp và hẹp ngang.
D. Có 4 cánh cung lớn
Câu 15: Lãnh thổ Việt Nam là khối thống nhất và toàn vẹn, bao gồm
A. vùng đất, vùng biển, vùng trời B. vùng đất, vùng biển, vùng núi
C. vùng đất liền, hải đảo, vùng trời D. vùng đất, hải đảo, thềm lục địa
Câu 16: Đặc điểm địa hình nào nổi bật của thiên nhiên Việt Nam?
A. Hệ thống núi kéo dài 1400 km từ biên giới Việt Trung đến Đông Nam Bộ.
B. Hệ thống núi chạy dọc bờ Biển Đông.
C. Đồi núi chiếm 3/4 diện tích đất đai.
D. Đồng bằng chỉ còn là những châu thổ nhỏ, dải đất trũng xen cồn cát ven biển.
Câu 17: Các cao nguyên ở Tây Nguyên lần lượt từ bắc xuống nam là
A. Đắk Lắk, Lâm Viên, Kon Tum, Plây Ku. B. Lâm Viên, Kon Tum, Đắk Lắk, Plây Ku.
C. Kon Tum, Plây Ku, Đắk Lắk, Lâm Viên. D. Plây Ku, Đắk Lắk, Lâm Viên, Kon Tum.
Câu 18: Việt Nam hiện nay là thành viên của các tổ chức quốc tế:
A. OPEC, WTO, EEC B. ASEAN, OPEC, WTO
C. EEC, ASEAN, WTO D. ASEAN, WTO, APEC
Câu 19: Vùng nội thuỷ của nước ta được xác định là vùng
A. Phía trong đường cơ sở
B. Tiếp giáp với đất liền
C. Phía ngoài đường cơ sở
D. Là vùng tiếp giáp với đất liền ở phía trong đường cơ sờ
Câu 20: Nguyên nhân chính làm phân hóa thiên nhiên theo vĩ độ (bắc–nam )là sự phân hóa của
A. Sinh vật B. Đất đai C. Khí hậu D. Địa hình
Câu 21: Hướng vòng cung là hướng chính của:
A. Vùng núi Bắc Trường Sơn B. Dãy Hoàng Liên Sơn
C. Vùng núi Đông Bắc D. Các hệ thống sông lớn
Câu 22: Ở ĐBSCL, về mùa cạn, nước triều lấn mạnh làm gần 2/3 diện tích đồng bằng bị nhiễm mặn,chủ yếu là do.
A. Địa hình thấp phẳng B. Biển bao bọc 3 mặt đồng bằng
C. Có mạng lưới kênh rạch chằng chịt D. Có nhiều vùng trũng rộng lớn
Câu 23: Điểm nào sau đây không đúng khi nói về ảnh hưởng của Biển Đông đối với khí hậu nước ta
A. Biển Đông làm giảm độ lục địa của các vùng phía tây đât nước.
B. Biển Đông mang lại một lượng mưa lớn
C. Biển Đông làm tăng độ ẩm tương đối của không khí
D. Biển Đông làm tăng độ lạnh của gió mùa đông bắc
Câu 24: Biểu hiện tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta là
A. Trong năm, Mặt trời luôn đứng cao hơn đường chân trời
B. Hằng năm nước ta nhận được lượng nhiệt mặt trời lớn
C. Tổng bức xạ lớn , cân bằng bức xạ dương quanh năm
D. Trong năm mặt trời qua thiên đỉnh 2 lần
Câu 25: Nước ta tiến hành công cuộc đổi mới với điểm xuất phát thấp từ nền kinh tế chủ yếu là
A. Công nghiệp. B. Công – nông nghiệp.
C. Nông – công nghiệp. D. Nông nghiệp.
Câu 26: Điểm nào sau đây không đúng với mạng lưới sông ngòi nước ta?
A. Phần lớn là sông nhỏ B. Nhiều sông
C. Mật độ sông lớn D. Ít phụ lưu
Câu 27: Cho bảng số liệu: Lượng mưa và lưu lượng nước sông Hồng tại trạm Sơn Tây (Hà Nội)
Tháng |
I |
II |
III |
IV |
V |
VI |
VII |
VIII |
IX |
X |
XI |
XII |
Lượng mưa (mm) |
19,5 |
25,6 |
34,5 |
104,2 |
222 |
262,8 |
315,7 |
335,2 |
271,9 |
170,1 |
59,9 |
7,8 |
Lưu lượng (m3/s) |
1318 |
1100 |
914 |
1071 |
18933 |
4692 |
7986 |
9246 |
6690 |
4122 |
2813 |
1746 |
Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?
A. Chế độ nước sông Hồng thất thường, mùa lũ lệch dần về thu đông.
B. Sự phân mùa của chế độ nước không phụ thuộc vào sự phân mùa của chế độ mưa.
C. Sự phân hóa chế độ nước sông Hồng khá sâu sắc.
D. Tổng lưu lượng nước sông Hồng nhỏ.
Câu 28: Huyện đảo Phú Quý là đảo thuộc tỉnh
A. Bình Thuận. B. Quảng Ngãi. C. Ninh Thuận D. Quảng Ninh.
Câu 29: Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là
A. Nhiệt đới ẩm B. Nhiệt đới khô
C. Nhiệt đới gió mùa D. Nhiệt đới ẩm gió mùa
Câu 30: Trong địa hình nước ta, loại địa hình chiếm ưu thế
A. Cao trên 2500m. B. Cao từ 1000 -1500m.
C. Cao từ 1500 - 2500m. D. Dưới l000m.
Câu 31: Điểm cực Tây của nước ta là xã Sín Thầu thuộc tỉnh:
A. Lai Châu B. Sơn La C. Điện Biên D. Lào Cai
Câu 32: Phần Biển Đông thuộc lãnh thổ Việt Nam có diện tích
A. 0,5 triệu km2 B. khoảng trên 1,0 triệu km2
C. 1,5 triệu km2 D. khoảng trên 3,0 triệu km2
Câu 33: Thiên tai bất thường, khó phòng tránh, thường xuyên hàng năm đe dọa gây hậu quả nặng nề cho vùng đồng bằng ven biển nước ta là
A. Động đất B. Bão C. Sạt lở bờ biển D. Cát bay, cát chảy
Câu 34: Cho bảng số liệu: Nhiệt độ và lượng mưa trạm khí hậu Huế
Tháng |
I |
II |
III |
IV |
V |
VI |
VII |
VIII |
IX |
X |
XI |
XII |
Nhiệt độ (0C) |
20 |
20,9 |
23,1 |
26 |
28,3 |
29,3 |
29,4 |
28,9 |
27,1 |
25,1 |
23,1 |
20,8 |
Lượng mưa (mm) |
161,3 |
62,6 |
47,1 |
51,6 |
82,1 |
116,7 |
95,3 |
104 |
473,4 |
795,6 |
580,6 |
297,4 |
Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?
A. Tổng lượng mưa của Huế lớn. B. Nhiệt độ trung bình năm cao.
C. Lượng mưa tăng dần theo các tháng. D. Mùa mưa lệch dần về thu đông.
Câu 35: Điểm khác của đồng bằng sông Hồng so với ĐBSCL là
A. Thấp, bằng phẳng
B. Diện tích rộng
C. Có đê sông
D. Được hình thành trên vùng sụt lún của hạ lưu sông
Câu 36: Nguyên nhân làm cho những năm gần đây, diện tích đất hoang đồi núi trọc giảm mạnh là
A. Toàn dân đẩy mạnh bảo vệ rừng và trồng rừng
B. Phát triển thủy điện và thủy lợi
C. Khai hoang,mở rộng diện tích đất trồng trọt
D. Mở rộng các khu dân cư và đô thị
Câu 37: Hai bể trầm tích có trữ lượng dầu khí lớn nhất nước ta là
A. Cửu Long và Sông Hồng. B. Nam Côn Sơn và Cửu Long.
C. Sông Hồng và Trung Bộ. D. Nam Côn Sơn và Thổ Chu - Mã Lai.
Câu 38: Đồng bằng sông Hồng giống Đồng bằng sông Cửu Long ở điểm
A. Diện tích 40.000km2
B. Có nhiều sông ngòi kênh rạch chằng chịt .
C. Có hệ thống đê sông và đê biển
D. Do phù sa sông bồi tụ.
Câu 39: Nguyên nhân về mặt tự nhiên làm suy giảm đa dạng sinh vật ở nước ta là
A. Chiến tranh tàn phá các khu rừng, các hệ sinh thái
B. Ô nhiễm môi trường
C. Săn bắt, buôn bán trái phép các động vật hoang dã
D. Sự biến đổi thất thường của khí hậu trái đất gây ra nhiều thiên tai.
Câu 40: Để bảo vệ đất đồi núi cần quan tâm đến việc
A. Áp dụng tổng thể các biện pháp chống xói mòn đất
B. Quản lí sử dụng vốn đất hợp lí
C. Sử dụng các biện pháp chống suy thoái đất
D. Phòng ngừa ô nhiễm môi trường đất.
----------- Hết ----------
Thí sinh được sử dụng Atslat địa lí Việt Nam để làm bài.