Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật lý trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội (Lần 1)
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật lý trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội (Lần 1) Đề thi thử đại học môn Vật lý năm 2016 có đáp án Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật lý là đề thi thử ...
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật lý trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội (Lần 1)
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật lý
là đề thi thử môn Vật lý có đáp án đi kèm được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải. Đây là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các bạn thí sinh luyện thi đại học, ôn thi THPT Quốc gia 2016. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Toán trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội (Lần 1)
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội (Lần 1)
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN HUỆ MÃ ĐỀ 132 (Đề thi gồm có 7 trang) *********** |
ĐỀ KIỂM TRA KIẾN THỨC LẦN I NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN VẬT LÝ Thời gian làm bài: 90 phút không kể thời gian giao đề |
Cho biết: Hằng số Plank h = 6,625.10-34 Js; điện tích nguyên tố e = 1,6.10-19 C; tốc độ ánh sáng trong chân không c ≈ 3.108 m/s2; đơn vị khối lượng nguyên tử u ≈ 931,5 MeV/c2.
Câu 1: Một mạch chọn sóng LC thu đang thu được sóng điện từ có bước sóng 120 m. Khi thay tụ C bằng một tụ có điện dung gấp 9 lần thì mạch thu được sóng điện từ có bước sóng
A. 540 m. B. 480 m. C. 40 m. D. 360 m.
Câu 2: Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, ánh sáng chiếu vào 2 khe là ánh sáng đơn sắc. Trên màn, quan sát được khoảng cách giữa 6 vân sáng kế tiếp là 3 mm. Trong bề rộng 0,8cm vuông góc hệ vân giao thoa trên màn mà chính giữa vân sáng trung tâm, số vân tối quan sát được là
A. 16. B. 14. C. 18. D. 12.
Câu 3: Một đoạn mạch điện xoay chiều gồm một điện trở thuần R, một cuộn dây có điện trở r và độ tự cảm L, một tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Các giá trị của r, L, C không đổi, giá trị của điện trở thuần R thay đổi được. Đặt vào hai đầu đoạn mạch AB một điện áp xoay chiều u = 75√2 cos(100πt) (V). Khi R = R1 = 15 Ω hoặc Khi R = R2 = 15 Ω thì công suất tiêu thụ của đoạn mạch AB có cùng một giá trị bằng 45 W. Khi R = Ro thì công suất của đoạn mạch AB đạt giá trị lớn nhất. Giá trị của R0 là
A. 60 Ω. B. 30√5 Ω. C. 40 Ω. D. 30 Ω.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Trong chân không, các ánh sáng đơn sắc khác nhau truyền đi với cùng tốc độ.
B. Mỗi ánh sáng đơn sắc có một màu đơn sắc xác định.
C. Trong nước, tần số ánh sáng cam nhỏ hơn tần số ánh sáng chàm.
D. Trong nước, vận tốc ánh sáng cam nhỏ hơn vận tốc ánh sáng chàm.
Câu 5: Nối hai cực của một máy phát điện xoay chiều một pha vào hai đầu đoạn mạch A, B gồm điện trở thuần R mắc nối tiếp với một tụ điện có điện dung C. Bỏ qua điện trở các cuộn dây của máy phát. Khi rôto của máy quay đều với tốc độ n vòng/phút thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch là 1 A; Khi rôto của máy quay đều với tốc độ 3n vòng/phút thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch là 3√3 A; Nếu rôto của máy quay đều với tốc độ 2n vòng/phút thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch nhận giá trị gần giá trị nào sau đây nhất
A. 2√2 A; B. 4,343 A; C. 0,762 A; D. 3,024 A;
Câu 6: Một sóng cơ học truyền trên sợi dây dài nằm ngang với bước sóng λ = 20 cm và biên độ dao động A = 4cm không đổi khi truyền đi. Gọi MN là hai điểm trên dây cách nhau một đoạn 25cm theo phương ngang. Tính khoảng cách lớn nhất và nhỏ nhất giữa hai điểm MN.
A. MNmin = 25 cm; MNmax = 26,25 cm. B. MNmin = 25 cm; MNmax = 25,32 cm.
C. MNmin = 25 cm; MNmax = 25,63 cm. D. MNmin = 0; MNmax = 5,7 cm.
Câu 7: Một prôtôn có khối lượng m, điện tích e chuyển động không vận tốc ban đầu từ điểm O trong vùng không gian có đồng nhất có điện trường và từ trường, quỹ đạo chuyển động của proton trong mặt phẳng Oxy như hình vẽ. Véc tơ cường độ điện trường E cùng hướng với trục Oy, véc tơ cảm ứng từ B song song với trục Oz. M là đỉnh quỹ đạo chuyển động của proton có yM = h. Bỏ qua tác dụng của trọng lực so với lực điện và lực từ tác dụng lên proton. Xác định độ lớn véc tơ gia tốc của proton tại điểm M là đỉnh quỹ đạo?
Câu 8: Trong mạch dao động điện từ lí tưởng, tụ điện được tích điện cực đại đến 8 nC rồi phóng điện qua cuộn cảm. Trong thời gian π(s) tụ phóng điện 2.105 lần. Khi điện tích của tụ điện bằng 6,4 nC thì cường độ dòng điện trong mạch có độ lớn bằng
A. 1,92 mA. B. 0,48 mA. C. 0,64 mA. D. 0,96 mA.
Câu 9: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng gồm các bức xạ có bước sóng lần lượt là λ1 = 750 nm, λ2 = 675 nm và λ3 = 600 nm. Tại điểm M trong vùng giao thỏa trên màn mà hiệu khoảng cách đến hai khe bằng 3μm có vân sáng của bức xạ
A. λ2 và λ3. B. λ3. C. λ1 và λ3. D. λ2.
Câu 10: Trong khoảng thời gian Δt, một con lắc đơn dao động điều hòa thực hiện được 10 dao động toàn phần. Nếu chiều dài của con lắc thay đổi 25 cm thì con lắc thực hiện được nhiều hơn lúc trước 5 dao động toàn phần trong cùng khoảng thời gian Δt như trên. Chiều dài ban đầu của con lắc là
A. 33 cm. B. 20 cm. C. 75 cm. D. 45 cm.
Câu 11: Một vật khối lượng m = 250 g thực hiện dao động điều hòa. Lấy mốc thế năng ở vị trí cân bằng, người ta thấy cứ sau những khoảng thời gian ngắn nhất là π/10 s thì thế năng của con lắc lại bằng động năng của nó, và gia tốc của vật khi ấy lại có độ lớn là 2 m/s2. Cơ năng của vật là
A. 2,5 mJ. B. 40 mJ. C. 80 mJ. D. 0,04 mJ.
Câu 12: Sóng điện từ nào sau đây có khả năng xuyên qua tầng điện li để dùng trong truyền thông vệ tinh?
A. Sóng trung B. Sóng dài C. Sóng ngắn D. Sóng cực ngắn
Câu 13: Hai điểm M và N cùng nằm trên hướng truyền sóng cách nhau 1/6 bước sóng. Chu kì sóng là T, biên độ sóng là a và không đổi trong quá trình truyền sóng. Tại thời điểm t, li độ sóng tại M là a/2 thì li độ sóng tại N là -a/2. Biết sóng truyền từ N đến M. Tại thời điểm (t + Δt) thì phần tử sóng ở M tới biên dương. Khoảng thời gian Δt ngắn nhất bằng A.
Câu 14: Một dây đàn dài l = 50 cm. Biết tốc độ truyền sóng trên dây là v = 150 m/s. Tính tần số âm cao nhất mà dây đàn có thể phát ra trong miền nghe được.
A. f = 19950 Hz. B. f = 20000 Hz. C. f = 19000 Hz. D. f = 19900 Hz.
Câu 15: Một vật nhỏ dao động điều hòa trên trục tọa độ Ox vật đạt gia tốc lớn nhất tại li độ x1. Sau đó, vật lần lượt đi qua các điểm có li độ x2, x3, x4, x5, x6, x7 trong những khoảng thời gian bằng nhau Δt = 0,1(s). Biết thời gian vật đi từ x1 đến x7 hết một nửa chu kì, khoảng cách từ x1 đến x7 là 20cm. Tìm tốc độ của vật khi nó đi qua vị trí x2, x4, x5?
A. v2 = 26,17 (cm/s); v4 = 52,33 (cm/s); v5 = 45,32 (cm/s)
B. v2 = 52,33 (cm/s); v4 = 104,66 (cm/s); v5 = 90,64 (cm/s)
C. v2 = 104,66 (cm/s);v4 = 209,32 (cm/s); v5 = 181,28 (cm/s)
D. v2 = 74,00 (cm/s); v4 = 209,32 (cm/s); v5 = 181,28 (cm/s)
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật lý
Đáp án mã đề 132
1 |
D |
11 |
B |
21 |
A |
31 |
B |
41 |
C |
2 |
B |
12 |
D |
22 |
C |
32 |
B |
42 |
A |
3 |
D |
13 |
A |
23 |
B |
33 |
B |
43 |
C |
4 |
D |
14 |
A |
24 |
A |
34 |
D |
44 |
A |
5 |
D |
15 |
A |
25 |
A |
35 |
A |
45 |
C |
6 |
C |
16 |
A |
26 |
D |
36 |
A |
46 |
B |
7 |
C |
17 |
C |
27 |
C |
37 |
A |
47 |
C |
8 |
D |
18 |
D |
28 |
B |
38 |
D |
48 |
B |
9 |
C |
19 |
D |
29 |
B |
39 |
C |
49 |
A |
10 |
D |
20 |
C |
30 |
B |
40 |
A |
50 |
B |