14/01/2018, 16:58

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học trường THPT Chuyên Bến Tre (Lần 3)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học trường THPT Chuyên Bến Tre (Lần 3) Đề thi thử Đại học môn Sinh có đáp án Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm có ...

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học trường THPT Chuyên Bến Tre (Lần 3)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học

 gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đi kèm, giúp các bạn củng cố và luyện tập kiến thức môn Sinh hiệu quả, từ đó chuẩn bị và sẵng sàng cho kì thi THPT Quốc gia, xét tuyển Đại học, Cao đẳng 2016 sắp tới.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học trường THPT Chuyên Bến Tre (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học trường THPT Chuyên Bến Tre (Lần 2)

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẾN TRE
TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẾN TRE

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2016
Môn: SINH HỌC (LẦN III)
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề

Mã đề thi 357

ĐỀ THI GỒM 50 CÂU (TỪ CÂU 1 ĐẾN CÂU 50) DÀNH CHO TẤT CẢ THÍ SINH.

Câu 1: Các cá thể trong quần thể luôn gắn bó chặt chẽ với nhau thông qua các mối quan hệ

A. hỗ trợ hoặc đối kháng.                        B. hỗ trợ hoặc hội sinh.

C. hỗ trợ hoặc cạnh tranh.                       D. hỗ trợ hoặc hợp tác.

Câu 2: Hai loài sinh vật sống ở hai khu vực địa lí khác nhau (hai châu lục khác nhau) có nhiều đặc điểm giống nhau. Cách giải thích nào dưới đây về sự giống nhau giữa hai loài là hợp lý hơn cả?

A. Hai châu lục này trong quá khứ đã có lúc gắn liền với nhau.

B. Điều kiện môi trường ở hai khu vực giống nhau nên phát sinh đột biến giống nhau.

C. Điều kiện môi trường ở hai khu vực giống nhau nên chọn lọc tự nhiên chọn lọc các đặc điểm thích nghi giống nhau.

D. Điều kiện môi trường khác nhau nhưng do chúng có những tập tính giống nhau nên được chọn lọc tự nhiên chọn lọc theo cùng một hướng.

Câu 3: Bệnh hoặc hội chứng nào sau đây do đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể?

(1) Bệnh bạch tạng.              (2) Bệnh tiểu đường.               (3) Bệnh mù màu.

(4) Bệnh máu khó đông.        (5) Bệnh ung thư máu.            (6) Hội chứng Đao.

(7) Hội chứng Claiphentơ.     (8) Hội chứng tiếng mèo kêu.

A. (1) và (5).                     B. (2), (4) và (5)                   C. (5) và (8).                   D. (3), (5), (6) và (7).

Câu 4: Khi nói về mối quan hệ vật kí sinh – vật chủ, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Vật kí sinh thường lớn hơn vật chủ.

B. Vật kí sinh thường không giết chết vật chủ.

C. Số lượng vật kí sinh thường ít hơn số lượng vật chủ.

D. Dùng ong mắt đỏ diệt sâu hại là một ví dụ về ứng dụng của mối quan hệ kí sinh – vật chủ.

Câu 5: Những tài nguyên nào sau đây sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt?

(1) Than ở Quảng Ninh.      (2) Năng lượng thủy triều.        (3) Năng lượng mặt trời.

(4) Thiếc ở Cao Bằng.        (5) Động vật và thực vật.         (6) Đá vôi ở Hà Tiên.

A.(1), (4), (6).                   B. (1), (5), (6).                     C. (2), (4), (5).                  D. (3), (4), (5).

Câu 6: Điều nào sau đây không đúng với học thuyết tiến hóa của Đacuyn?

A. Các loài sinh vật có nhiều đặc điểm giống nhau là do chúng được tiến hóa từ một tổ tiên chung.

B. Cơ chế tiến hóa dẫn đến hình thành loài là do chọn lọc tự nhiên.

C. Chọn lọc tự nhiên là quá trình đào thải các sinh vật có các biến dị không thích nghi và giữ lại các biến dị di truyền giúp sinh vật thích nghi.

D. Kết quả của chọn lọc tự nhiên là hình thành nên các loài sinh vật mang kiểu gen qui định kiểu hình thích nghi với điều kiện môi trường.

Câu 7: Mã di truyền mang tính thoái hóa, nghĩa là nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định một loại axit amin, ngoại trừ

A. AUG và UGG.                         B. UAA, UAG và UGA.

C. AUG và GUG.                         D. UGA và UAG.

Câu 8: Có bao nhiêu cặp bố mẹ sau đây phù hợp với phép lai phân tích?

(1) P: AA x Aa.      (2) P: AA x aa.      (3) P: Aa x Aa.          (4) P: Aa x aa.             (5) P: aa x aa.

A. 1.                           B. 3.                           C. 4.                           D. 2.

Câu 9: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Nguồn biến dị của một quần thể có thể được bổ sung bởi sự di chuyển của các cá thể hoặc các giao tử từ các quần thể khác vào.

B. Tiến hóa vẫn xảy ra khi quần thể không có các biến dị di truyền.

C. Quần thể là đơn vị nhỏ nhất có thể tiến hóa và quá trình tiến hóa nhỏ kết thúc khi xuất hiện các đơn vị phân loại trên loài.

D. Quá trình hình thành quần thể thích nghi nhanh hay chậm không phụ thuộc vào khả năng phát sinh và tích lũy các đột biến của loài.

Câu 10: Loại đột biến nào sau đây xảy ra trên một nhiễm sắc thể làm thay đổi vị trí của gen?

A. Mất đoạn nhiễm sắc thể và đảo đoạn nhiễm sắc thể.

B. Mất đoạn nhiễm sắc thể và chuyển đoạn giữa hai nhiễm sắc thể khác nhau.

C. Đảo đoạn nhiễm sắc thể và lặp đoạn nhiễm sắc thể.

D. Lặp đoạn nhiễm sắc thể và mất đoạn nhiễm sắc thể

Câu 11: Trong các ví dụ dưới đây, có bao nhiêu ví dụ minh họa cho kiểu phân bố đồng đều của các cá thể trong quần thể?

(1) Đàn trâu rừng.                         (2) Cây thông trong rừng thông.

(3) Chim hải âu làm tổ.                  (4) Các loài sâu sống trên tán lá cây.

(5) Các loài sống trong phù sa vùng triều.

A. 1.                            B. 2.                           C. 3.                             D. 4.

Câu 12: Hiện tượng dòng gen

A. không mang đến các loại alen có sẵn trong quần thể nên không làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

B. có thể mang đến những alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.

C. chỉ xảy ra giữa các quần thể cách li hoàn toàn với nhau.

D. đưa thêm gen vào quần thể, không đưa gen ra khỏi quần thể.

Câu 13: Dùng phép lai nào sau đây để xác định được một tính trạng nào đó do gen trong nhân hay gen nằm ngoài nhân qui định?

A. Lai phân tích.                                 B. Lai khác dòng.

C. Lai hữu tính.                                  D. Lai thuận nghịch.

Câu 14: Có bao nhiêu nhận định sau đây không đúng theo quan điểm của học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại?

(1) Các cơ chế cách li là nhân tố tiến hóa đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình tiến hóa hình thành loài, giúp bảo toàn đặc điểm riêng cho mỗi loài.

(2) Các quần thể cùng loài sống ở các điều kiện địa lí khác nhau, chọn lọc tự nhiên sẽ làm thay đổi tần số alen của các quần thể đó theo những hướng khác nhau.

(3) Sự sai khác về vốn gen giữa các quần thể cách li địa lí, đến một lúc nào đó có thể xuất hiện sự cách li sinh sản như cách li tập tính, cách li mùa vụ... làm xuất hiện loài mới.

(4) Khi một nhóm sinh vật tiên phong di cư tới đảo mới, điều kiện sống mới và sự cách li tương đối về mặt địa lí dễ dàng biến quần thể nhập cư thành một loài mới sau một thời gian tiến hóa.

(5) Nếu kích thước quần thể quá nhỏ thì tần số alen có thể bị thay đổi hoàn toàn do yếu tố ngẫu nhiên.

A. 1.                             B. 2.                            C. 3.                              C. 4.

Câu 15: Kết luận nào sau đây không đúng?

A. Hai loài có ổ sinh thái không trùng nhau thì không cạnh tranh nhau.

B. Sự trùng lặp ổ sinh thái là nguyên nhân gây ra sự cạnh tranh giữa các loài.

C. Ở cơ thể còn non có giới hạn sinh thái hẹp hơn so với cơ thể trưởng thành.

D. Cơ thể sinh vật sinh trưởng tốt nhất ở khoảng thuận lợi của giới hạn sinh thái.

(Còn tiếp)

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học

1. C

11. B

21. B

31. C

41. D

2. C

12. B

22. D

32. D

42. A

3. C

13. D

23. D

33. A

43. B

4. B

14. A

24. B

34. A

44. A

5. A

15. C

25. C

35. B

45. D

6. D

16. D

26. B

36. C

46. C

7. A

17. A

27. A

37. B

47. D

8. D

18. B

28. C

38. C

48. B

9. A

19. D

29. C

39. D

49. D

10. A

20. B

30. B

40. B

50. B

0