14/01/2018, 16:21

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Địa lý trường THPT Hoàng Mai, Nghệ An (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Địa lý trường THPT Hoàng Mai, Nghệ An (Lần 1) Đề thi thử đại học môn Địa có đáp án Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Địa lý là đề kiểm tra chuyên đề lớp 12 ...

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Địa lý trường THPT Hoàng Mai, Nghệ An (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Địa lý

 là đề kiểm tra chuyên đề lớp 12 nhằm đánh giá chất lượng học tập cũng như chất lượng ôn thi đại học, ôn thi THPT Quốc gia năm 2016 môn Địa lý. Đề thi môn Địa có đáp án đi kèm, hi vọng sẽ giúp các bạn củng cố kiến thức hiệu quả nhất. Mời các bạn tham khảo.

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Địa lý - Số 2

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Địa lý trường THPT Hoàng Mai, Nghệ An (Lần 2)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Địa lý trường THPT Đa Phúc, Hà Nội (Lần 2)

SỞ GD&ĐT NGHỆ AN

TRƯỜNG THPT HOÀNG MAI

 

ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH LỚP 12 NĂM 2016 (LẦN 1)

Môn thi: ĐỊA LÍ 

Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu I (2,0 điểm)

  1. Tại sao chúng ta phải bảo vệ lấy vùng biển của Tổ quốc? Nêu các bộ phận hợp thành vùng biển nước ta.
  2. Trình bày sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành kinh tế ở nước ta. Hãy cho biết nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi cơ cấu lao động đó?

Câu II (3,0 điểm)

Cho bảng số liệu:

Sản lượng lúa ở nước ta

(Đơn vị: nghìn tấn)

 Năm

Tổng số

Chia ra

Lúa đông xuân

Lúa hè thu

Lúa mùa

1990

19225,1

7865,6

4090,5

7269,0

2010

40005,6

19216,8

11686,1

9102,7

  1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu sản lượng lúa phân theo mùa vụ của nước ta năm 1990 và năm 2010.
  2. Nhận xét, giải thích sự thay đổi quy mô và cơ cấu sản lượng lúa phân theo mùa vụ của nước ta.

Câu III (2,5 điểm)

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

  1. So sánh sự khác nhau trong cơ cấu cây công nghiệp ở vùng Tây Nguyên với Trung du và miền núi Bắc Bộ. Giải thích nguyên nhân khác nhau đó?
  2. Nhận xét quy mô sản xuất, cơ cấu ngành công nghiệp của Trung tâm công nghiệp Hà Nội. Vì sao hoạt động sản xuất công nghiệp ở Hà Nội lại phát triển mạnh?

Câu IV (2,5 điểm)

  1. Nêu đặc điểm chung của địa hình nước ta. Phân tích những thế mạnh của thiên nhiên khu vực đồi núi đối với phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.
  2. Giải thích tại sao tỷ trọng giá trị thủy sản nuôi trồng ở nước ta lại tăng nhanh trong những năm gần đây?

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Địa lý

Câu I (2,0 điểm)

1. Vì bảo vệ vùng biển có ý nghĩa quan trọng:

  • Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ
  • Cơ sở để bảo vệ đất liền, cơ sở tiến ra đại dương trong tương lai...
  • Phát triển kinh tế biển, nâng cao đời sống nhân dân
  • Thu hút đầu tư, hợp tác quốc tế
  • Bảo tồn thiên nhiên, điều hòa khí hậu...

- Gồm 5 bộ phận: Nội thủy, Lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa.

2. Thay đổi cơ cấu lao động:

  • Tỷ trọng lao động trong ngành Nông - lâm ngư - nghiệp giảm, tỷ lệ lao động trong ngành công nghiệp, dịch vụ tăng (dẫn chứng)

Nguyên nhân: nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa...

Câu II (3,0 điểm) 

1. Vẽ biểu đồ:

  • Bán kính: Lấy R1990 = 1 đơn vị => R2010 = 1,4 đơn vị
  • Xử lí số liệu về %

 Năm

Tổng số

Chia ra

Lúa đông xuân

Lúa hè thu

Lúa mùa

1990

100

40,9

21,3

37,8

2010

100

48,0

29,2

22,8

  • Vẽ biểu đồ hình tròn
    • Vẽ 2 hình tròn, đúng tỷ lệ bán kính, chia chính xác, bố cục khoa học, có chú giải, tên biểu đồ, điền năm dưới mỗi hình ...
    • (Mỗi hình tròn đúng được 0,75 điểm; thiếu nội dung nào trừ 0,25 điểm nội dung đó; chia sai thì cho 0,25 điểm mỗi hình)

2. Nhận xét:

  • Quy mô: Tổng sản lượng, sản lượng lúa các mùa vụ đều tăng (dẫn chứng)
  • Cơ cấu: Có sự thay đổi (dẫn chứng)

Giải thích:

  • Quy mô tăng do diện tích tăng, ứng dụng KHKT để tăng năng suất.
  • Cơ cấu thay đổi do chuyển đổi cơ cấu mùa vụ hợp lý ...

Câu III (2,5 điểm)

1. So sánh sự khác nhau trong cơ cấu cây công nghiệp ở vùng Tây Nguyên với Trung du và miền núi Bắc Bộ, giải thích.

 

Tây Nguyên

Trung du và miền núi Bắc Bộ

Cơ cấu cây công nghiệp

Cà phê, cao su, tiêu...

Chè, quế, hồi, sơn, bông...

Giải thích

  • Tây Nguyên: Khí hậu cận xích đạo, đất đỏ bazan màu mỡ...
  • Trung du và miền núi Bắc Bộ: Khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh, có sự phân hóa theo độ cao, đất feralit hình thành trên nhiều loại đá khác nhau...

2. Quy mô sản xuất, cơ cấu ngành công nghiệp của Trung tâm công nghiệp Hà Nội.

  • Quy mô sản xuất rất lớn (>120 nghìn tỷ đồng)
  • Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng (dẫn chứng)

* Các ngành công nghiệp của trung tâm Hà Nội phát triển mạnh vì:

  • Có điều kiện thuận lợi để phát triển (vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, điều kiện KT-XH)

Câu IV (2,5 điểm)

1. Nêu đặc điểm chung của địa hình nước ta:

  • Địa hình chủ yếu là đồi núi, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp...
  • Cấu trúc địa hình đa dạng.....
  • Địa hình vùng nhiệt đới ẩm gió mùa...
  • Địa hình chịu tác động mạnh của con người....

* Phân tích những thế mạnh của thiên nhiên khu vực đồi núi đối với phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.

  • Có nhiều cao nguyên rộng lớn, khá bằng phẳng; Đất feralit; khí hậu có sự phân hóa; nhiều đồng cỏ...phát triển nông nghiệp.
  • Giàu khoáng sản, sông dốc tiềm năng thủy điện lớn, diện tích rừng khá lớn .... là cơ sở để phát triển công nghiệp.
  • Cảnh quan đẹp, khí hậu mát mẻ... => cơ sở để phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái.

2. Tỷ trọng giá trị thủy sản nuôi trồng ở nước ta tăng nhanh trong những năm gần đây vì:

  • Nhà nước, nhân dân đầu tư triển mạnh => sản lượng tăng nhanh
  • Giống tốt, chất lượng tốt, giá cả tăng
0