14/01/2018, 14:55

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý lần 2 năm 2016 trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý lần 2 năm 2016 trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang Đề thi thử đại học năm 2016 môn Vật lý có đáp án Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý là đề thi thử đại học năm ...

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý lần 2 năm 2016 trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý

 là đề thi thử đại học năm 2016 môn Lý có đáp án. Tài liệu này giúp các bạn tự luyện tập, ôn luyện lại kiếm thức đã học, nhằm chuẩn bị tốt nhất cho các kì thi trung học phổ thông quốc gia năm 2016 sắp tới. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán lần 2 năm 2016 trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học lần 2 năm 2016 trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý lần 1 năm 2016 trường THPT Nghĩa Dân, Hưng Yên

SỞ GD&ĐT BẮC GIANG

TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN

NĂM HỌC 2015 - 2016

ĐỀ THI THÁNG LẦN 2

MÔN THI: VẬT LÍ 12

Thời gian làm bài: 90 phút; (50 câu trắc nghiệm)

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)

Mã đề thi 132

Câu 1: Một sóng có tần số 10 Hz và bước sóng 3 cm. Tốc độ truyền sóng là

A. 30 cm/s.                 B. 1/3 cm/s.                    C. 15 cm/s                  D. 30 m/s.

Câu 2: Độ cao của âm là đặc trưng sinh lý gắn liền với đặc trưng vật lý của âm là

A. đồ thị âm.               B. biên độ âm.                 C. cường độ âm.         D. tần số.

Câu 3: Dao động tắt dần là một dao động có

A. ma sát cực đại.                                       B. biên độ thay đổi liên tục.

C. biên độ giảm dần theo thời gian.               D. chu kì tăng tỉ lệ với thời gian.

Câu 4: Một con lắc lò xo đặt nằm ngang gồm vật nặng m và lò xo có độ cứng k = 100 N/m. Kích thích để vật dao động điều hoà với động năng cực đại 0,125 J. Biên độ dao động của vật là

A. 1 cm.                     B. 10 cm.                         C. 50 cm.                     D. 5 cm.

Câu 5: Đặt một điện áp xoay chiều u = U0cosωt vào hai đầu một đoạn mạch chỉ có tụ điện. Nếu điện dung của tụ không đổi thì dung kháng của tụ sẽ

A. giảm khi tần số của dòng điện tăng.                       B. giảm khi tần số của dòng điện giảm

C. không phụ thuộc tần số của dòng điện.                   D. tăng khi tần số của dòng điện tăng.

Câu 6: Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình x = Acos(ωt + π/2). Gốc thời gian đã được chọn lúc

A. vật ở vị trí li độ bằng nửa biên độ.                   B. vật ở vị trí biên dương.

C. vật ở vị trí cân bằng.                                      D. vật ở vị trí biên âm.

Câu 7: Câu nào sau đây đúng khi nói về dao động điều hòa?

A. Khi vật đi từ vị trí cân bằng ra biên thì chuyển động là chậm dần đều.

B. Thời gian ngắn nhất vật đi từ vị trí cân bằng đến vị trí có động năng bằng thế năng bằng một nửa thời gian vật đi từ biên đến vị trí cân bằng.

C. Khi vật đi từ biên về vị trí cân bằng thì lực phục hồi ngược chiều chuyển động.

D. Vật đi được các quãng đường bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau liên tiếp.

Câu 8: Tại hai điểm A và B có mức cường độ âm lần lượt là là 50 dB và 30 dB. Cường độ âm tại hai điểm đó chênh nhau:

A. 20 lần.                         B. 100 lần.                           C. 2 lần.                          D. 5/3 lần.

Câu 9: Chọn câu trả lời không đúng.

A. Biên độ của dao động cưỡng bức khi có cộng hưởng càng lớn khi ma sát càng nhỏ.

B. Hiện tượng cộng hưởng có thể có lợi hoặc có hại trong đời sống và kĩ thuật.

C. Hiện tượng biên độ dao động cưỡng bức tăng nhanh đến một giá trị cực đại khi tần số của lực cưỡng bức bằng tần số riêng của hệ dao động được gọi là sự cộng hưởng.

D. Hiện tượng cộng hưởng xảy ra khi ngoại lực cưỡng bức lớn hơn lực ma sát gây tắt dần.

Câu 10: Tại một nơi trên Trái Đất con lắc thứ nhất dao động với chu kỳ T1 = 0,3 s, con lắc thứ 2 dao động với chu kỳ T2 = 0,4 s. Nếu con lắc đơn có chiều dài bằng tổng chiều dài 2 con lắc trên thì sẽ dao động với chu kỳ:

A. T= 0,1 s.                    B. T = 0,5 s.                    C. T = 1,2 s.                     D. T = 0,7 s.

Câu 11: Thực hiện giao thoa trên mặt nước với hai nguồn A và B có cùng biên độ, cùng tần số và ngược pha. Một điểm M trên mặt nước là cực đại giao thoa nếu vị trí của M thỏa mãn

A. MA – AB = (k + 1/2)λ.                         B. MA – MB = (k + 1/2)λ.

C. MA – MB = kλ.                                   D. MA + MB = kλ.

Câu 12: Phương trình của một sóng ngang truyền trên một sợi dây là u = 4cos(100πt - πx/10), trong đó u, x đo bằng cm, t đo bằng giây. Tốc độ truyền sóng trên dây bằng:

A. 1 m/s.                        B. 10 m/s.                      C. 2 cm/s.                         D. 400 cm/s.

Câu 13: Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng, tại nơi có gia tốc rơi tự do bằng g. Ở vị trí cân bằng lò xo giãn ra một đoạn Δℓ. Tần số góc của dao động của con lắc được xác định theo công thức.

Đề thi thử đại học môn Vật lý năm 2016

Câu 14: Một con lắc lò xo dao động điều hoà. Nếu đồng thời tăng độ cứng lò xo lên hai lần và giảm khối lượng đi hai lần thì tần số dao động của con lắc sẽ

A. giảm bốn lần.             B. không thay đổi.           C. tăng hai lần.               D. Tăng bốn lần.

Câu 15: Một dây đàn hồi có chiều dài L, hai đầu cố định. Sóng dừng trên dây có bước sóng dài nhất là:

A. L.                             B. 2L.                             C. 4L.                             D. L/2.

Câu 16: Một vật tham gia đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương, có phương trình lần lượt là x1 = 3cos(10t + π/6) cm và x2 = 4cos(10t – π/3) cm. Biên độ dao động tổng hợp của vật là

A. 1 cm.                        B. 25 cm.                       C. 5 cm.                         D. 7 cm.

Câu 17: Chọn phương án đúng. Sóng ngang là sóng

A. có các phần tử môi trường dao động theo phương thẳng đứng.

B. có phương dao động của các phần tử môi trường vuông góc với phương truyền sóng.

C. có phương dao động của các phần tử môi trường trùng với phương truyền sóng.

D. có các phần tử môi trường dao động theo phương ngang.

Câu 18: Một con lắc đơn có độ dài ℓ = 120 cm. Người ta thay đổi độ dài của nó sao cho chu kì dao động mới chỉ bằng 95% chu kì dao động ban đầu. Độ dài ℓ' mới là:

A. 114 cm.                     B. 108,3cm.                   C. 126,32 cm.                  D. 116,96 cm.

Câu 19: Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình x = 8cos(20t - π/3) (cm), t tính bằng giây. Tốc độ cực đại của chất điểm là

A. 0,8 m/s.                    B. 24 cm/s.                     C. 1,6 m/s.                     D. 10 cm/s.

Câu 20: Trên một sợi dây có sóng dừng. Khi tần số dao động của dây là 20 Hz thì trên dây có 4 nút sóng kể cả hai đầu dây. Để trên dây có 6 bụng sóng thì tần số dao động trên dây là bao nhiêu?

A. 40 Hz.                      B. 48 Hz.                         C. 36 Hz.                        D. 30 Hz.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý

Đáp án mã đề 132

1

A

11

B

21

A

31

D

41

B

2

D

12

B

22

D

32

D

42

C

3

C

13

C

23

B

33

B

43

B

4

D

14

C

24

D

34

B

44

A

5

A

15

B

25

A

35

A

45

A

6

C

16

C

26

D

36

D

46

D

7

B

17

B

27

C

37

C

47

C

8

A

18

B

28

B

38

B

48

A

9

D

19

C

29

D

39

A

49

C

10

B

20

A

30

A

40

D

50

C

0