14/01/2018, 17:05

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2016 trường THCS-THPT Cô Tô, An Giang (Lần 2)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2016 trường THCS-THPT Cô Tô, An Giang (Lần 2) Đề thi thử Đại học môn Sinh năm 2016 Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2016 là đề thi thử đại học năm ...

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2016 trường THCS-THPT Cô Tô, An Giang (Lần 2)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2016

 là đề thi thử đại học năm 2016 môn Sinh hay mà VnDoc.com giới thiệu đến các bạn tham khảo, ôn luyện, nhằm chuẩn bị tốt nhất cho các kì thi quan trọng sắp tới.

Hệ thống kiến thức Sinh học dành cho thi Đại học

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học - Số 2

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học trường THPT Chuyên Bến Tre (Lần 2)

TRƯỜNG THCS VÀ THPT CÔ TÔ

Họ tên học sinh: ……………………………

LỚP: ……… - NĂM HỌC: 2015-2016

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 2

MÔN SINH HỌC 12

Thời gian làm bài: 90 phút

(Không kể thời gian phát đề)

Câu 1: Ở một loài thực vật lưỡng bội (2n = 8), các cặp nhiễm sắc thể tương đồng được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Do đột biến lệch bội đã làm xuất hiện thể một. Thể một này có bộ nhiễm sắc thể nào trong các bộ nhiễm sắc thể sau đây?

A. AaBbDdEe                  B. AaaBbDdEe                 C. AaBbEe                  D. AaBbDEe

Câu 2: Hình bên mô tả bệnh di truyền nào?

A. Bệnh Tócnơ                  B. Bệnh siêu nữ

C. Bệnh đao                      D. Bệnh bạch tạng

Câu 3: Quy luật phân li độc lập thực chất nói về

A. Sự phân li độc lập của các tính trạng

B. Sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ 9:3:3:1

C. Sự phân li độc lập của các alen trong quá trình giảm phân

D. Sự tổ hợp của các alen trong quá trình giảm phân

Câu 4: Khi nói về gen ngoài nhân, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Các gen ngoài nhân luôn được phân chia đều cho các tế bào con trong phân bào

B. Gen ngoài nhân chỉ biểu hiện ra kiểu hình ở giới cái và không biểu hiện ra kiểu hình ở giới đực.

C. Gen ngoài nhân được di truyền theo dòng mẹ.

D. Gen ngoài nhân chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp tử.

Câu 5: Cho một số cấu trúc và một số cơ chế di truyền sau:

1. ADN có cấu trúc một mạch.        2. mARN.                      3. tARN.

4. ADN có cấu trúc hai mạch.         5. Prôtêin.                      6. Phiên mã.

7. Dịch mã.                                   8. Nhân đôi ADN.

Các cấu trúc và cơ chế di truyền có nguyên tắc bổ sung là

A. 2, 3, 6, 7, 8.               B. 3, 4, 6, 7, 8.               C. 1, 2, 3, 4, 6.                D. 4, 5, 6, 7, 8.

Câu 6: Ở sinh vật nhân sơ, xét gen M có chiều dài là 0,51 Micromet và có tỉ lệ A/G = 2/3. Gen M bị đột biến điểm thành alen m, so với gen M alen m giảm 2 liên kết hiđrô. Số lượng nuclêôtit từng loại của alen m là

A. A = T = 900; G = X = 599.                   B. A = T = 600; G = X = 900.

C. A = T = 600; G = X = 899.                   D. A = T = 599; G = X = 900.

Câu 7: Có các phát biểu sau về mã di truyền:

(1). Với bốn loại nuclêotit có thể tạo ra tối đa 64 cođon mã hóa các axit amin.

(2). Mỗi cođon chỉ mã hóa cho một loại axit amin gọi là tính đặc hiệu của mã di truyền.

(3). Với ba loại nuclêotit A, U, G có thể tạo ra tối đa 27 cođon mã hóa các axit amin.

(4). Anticođon của axit amin mêtiônin là 5'AUG3'.

Phương án trả lời đúng là

A. (1) đúng; (2) sai; (3) đúng; (4) sai.             B. (1) đúng; (2) sai; (3) đúng; (4) đúng.

C. (1) sai; (2) đúng; (3) sai; (4) đúng.             D. (1) sai; (2) đúng; (3) sai; (4) sai.

Câu 8: Ở cà độc dược, bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Một tế bào sinh dưỡng nguyên phân không bình thường khi có một nhiễm sắc thể kép không phân li, kết thúc quá trình nguyên phân này sẽ tạo ra

A. 2 tế bào con, trong đó có 1 tế bào lưỡng bội và 1 tế bào thể 1.

B. 2 tế bào con, trong đó có 1 tế bào thể 3 và 1 tế bào thể 1.

C. 2 tế bào con, trong đó có 1 tế bào thể 3 và 1 tế bào lưỡng bội.

D. 2 tế bào con đều bị đột biến thừa 1 nhiễm sắc thể.

Câu 9: Côđon nào sau đây quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã?

A. 5'UGG3'.                    B. 5'UGX3'.                    C. 5'UAA3'.                 D. 5'UAX3'.

Câu 10: Ở một loài thực vật có 2n = 14. Số nhóm gen liên kết của loài là

A. 14                             B. 12.                             C. 2                           D. 7

Câu 11: Ở một loài thực vật, xét 2 tính trạng, mỗi tính trạng đều do một gen có 2 alen quy định, alen trội là trội hoàn toàn. Hai gen này cùng nằm trên một nhiễm sắc thể thường, hoán vị gen xảy ra ở cả quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái. Giao phấn cây thuần chủng có kiểu hình trội về cả 2 tính trạng với cây có kiểu hình lặn về cả 2 tính trạng trên (P), thu được F1. Cho F1 giao phấn với nhau, thu được F2. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, kết luận nào sau đây về F2 sai?

A. Kiểu hình lặn về 2 tính trạng luôn chiếm tỉ lệ nhỏ nhất.

B. Có 2 loại kiểu gen dị hợp tử về cả 2 cặp gen.

C. Có 10 loại kiểu gen.

D. Kiểu hình trội về 2 tính trạng luôn chiếm tỉ lệ lớn nhất.

Câu 12: Ở đậu Hà Lan, gen A: thân cao, alen a: thân thấp; gen B: hoa đỏ, alen b: hoa trắng. Hai cặp gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1. Cho giao phấn ngẫu nhiên 1 cây thân cao, hoa trắng và 1 cây thân thấp, hoa đỏ của F1. Nếu không có đột biến và chọn lọc, tính theo lí thuyết thì xác suất xuất hiện đậu thân cao, hoa trắng ở F2 là:

A. 2/9.                         B. 8/9                             C. 1/9                            D. 4/9.

Câu 13: Ở ruồi giấm, gen B quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen b quy định thân đen; gen V quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen V quy định cánh cụt. Hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường và cách nhau 17cM. Lai hai cá thể ruổi giấm thuần chủng (P) thân xám, cánh cụt với thân đen, cánh dài thu được F1. Cho các ruồi giấm F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau. Tính theo lí thuyết, ruồi giấm có kiểu hình thân xám, cánh dài ở F2 chiếm ti lệ

A. 56,25%                    B. 50%                          C. 64,37%                       D. 41,5%

Câu 14: Ở một loài động vật, gen quy định độ dài cánh nằm trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen, alen A quy định cánh dài trội hoàn toàn với alen a quy định cánh ngắn. Cho các con đực cánh dài giao phối ngẫu nhiên với các con cái cánh ngắn (P), thu được F1 gồm 75% số con cánh dài, 25% số con cánh ngắn. Tiếp tục cho F1 giao phối ngẫu nhiên thu được F2. Theo lí thuyết , ở F2 số con cánh ngắn chiểm tỉ lệ

A. 39/64                       B. 25/64                         C. 1/4                              D. 3/8

Câu 15: Một quần thể thực vật lưỡng bội, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Ở thế hệ xuất phát (P) gồm 25% cây hoa đỏ và 75% cây hoa trắng. Khi (P) tự thụ phấn liên tiếp qua hai thế hệ, ở F2, cây hoa đỏ chiếm tỉ lệ 17,5%. Theo lí thuyết, trong tổng sổ cây hoa đỏ ở (P), cây không thuần chủng chiếm tỉ lệ

A. 80%                        B. 5%                             C. 75%                            D. 20%

(Còn tiếp)

0