14/01/2018, 16:50

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2016 trường THPT Lý Tự Trọng, Bình Định (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2016 trường THPT Lý Tự Trọng, Bình Định (Lần 1) Đề thi thử đại học môn Văn có đáp án Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2016 là đề thi thử đại học môn ...

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2016 trường THPT Lý Tự Trọng, Bình Định (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2016

 là đề thi thử đại học môn Ngữ văn có đáp án dành cho các bạn tham khảo, ôn tập, hệ thống kiến thức, ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn, luyện thi đại học môn Văn được chắc chắn. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Ngữ văn trường THPT Lý Tự Trọng, Quảng Nam

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn lần 2 năm 2015 trường THPT Lý Tự Trọng, Bình Định

SỞ GD VÀ ĐT BÌNH ĐỊNH

Trường THPT Lý Tự Trọng

ĐỀ THI THỬ TN.THPTQG – XÉT ĐẠI HỌC (Lần 1)

Môn: NGỮ VĂN. NĂM HỌC 2015-2016

Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

PHẦN I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

* Đọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi sau:

Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.

(Mẹ và quả - Nguyễn Khoa Điềm)

Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao.

(Trong lời mẹ hát – Trương Nam Hương)

  1. Nêu phương thức biểu đạt nổi bật trong đoạn thơ thứ nhất. (0,25 điểm)
  2. Xác định nghệ thuật tương phản trong từng đoạn thơ trên? (0,25 điểm)
  3. Xác định biện pháp tu từ và nêu hiệu quả nghệ thuật trong câu thơ "Thời gian chạy qua tóc mẹ"? (0,5 điểm)
  4. Suy nghĩ của anh/chị như thế nào về điểm giống nhau trong nội dung của hai đoạn thơ trên? Trả lời trong khoảng 6-8 dòng. (0,5 điểm)

* Đọc các đoạn văn sau đây và thực hiện các yêu cầu từ câu 5 đến 7:

Hỡi đồng bào cả nước,

"Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".

Lời bất hủ ấy ở trong bản "Tuyên ngôn Độc lập" năm 1776 của nước Mĩ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.

Bản "Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền" của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: "Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi. Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được".

5. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn văn trên? (0,25 điểm)
6. Chỉ ra phép liên kết được sử dụng trong văn vản trên. (0,25 điểm)
7. Từ đoạn văn, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoản 7 đến 10 dòng) bàn về vai trò của hai chữ "tự do" đối với mỗi con người và quốc gia. (1,0 điểm)

PHẦN II. Làm văn ( 7 điểm)

Câu 1. (3 điểm)

Suy nghĩ của anh/chị như thế nào về ý kiến: Buông thả bản thân là buông thả tương lai.

Câu 2. (4 điểm)

Phân tích để thấy rõ bản tình ca về đất nước và con người mà nhà thơ Tố Hữu đã dành tặng cho quê hương kháng chiến qua đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc:

Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia sông Ðáy, suối Lê vơi đầy
Ta đi, ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi...
Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Ðịu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2016

PHẦN I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

1. Phương thức biểu đạt trong đoạn thơ 1 là biểu cảm và miêu tả 

2. Nghệ thuật tương phản:

  • Đoạn 1: Lũ chúng tôi.... lớn lên; Bí và bầu.... lớn xuống.
  • Đoạn 2: lưng mẹ... càng dần xuống; con ... thêm cao.

3. BPTT nhân hóa với hình ảnh "thời gian chạy..." thể hiện sự xót thương về sự hi sinh của mẹ- quên cả thời gian, mẹ già nua... vì con thân yêu.

4. Giống về nội dung: hai đoạn đều nói về sự hi sinh của mẹ vì những đứa con thân yêu;

Suy nghĩ:

  • tình mẹ lớn lao, vĩ đại;
  • con thấu hiểu, xót xa, thương mẹ.

5. Phong cách ngôn ngữ chính luận (ngôn ngữ cơ bản là nhóm từ chính trị, xã hội; nội dung đề cập quyền tự do, bình đẳng; lập luận chặt chẽ, có tính thuyết phục)

6. Phép liên kết:

  • Phép thế: Lời bất hủ ấy; câu ấy ....
  • Phép lặp: nhắc lại các sống, quyền tự do,...

7. Viết đoạn đảm bảo về hình thức và nội dung sau:

  • Vai trò tự do của mỗi người là để phát huy điều kiện học tập, năng lực, cuộc sống hạnh phúc, làm những điều mình thích trong khuôn khổ của pháp luật,...
  • Vai trò tự do của mỗi quốc gia là quyền cơ bản, thiêng liêng, bất khả xâm phạm, tự do, tự chủ để xây dưng và phát triển đất nước,...
  • Tự do là lẽ sống còn của mỗi con người, mỗi dân tộc - ta cần tôn trọng

PHẦN II. Làm văn (7 điểm)

Câu 1. (3 điểm) Suy nghĩ của anh/chị như thế nào về ý kiến: Buông thả bản thân là buông thả tương lai.

a) Đảm bảo cấu trúc bài văn Nghị luận (0.25 điểm)

Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết nêu rõ, đúng vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.

b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0.25 điểm)

Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: buông thả bản thân là buông thả tương lai. Phải chiến thắng chính mình dù hoàn cảnh có khó khăn, nghiệt ngã.

c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp, các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động (1.75 điểm)

  • Giải thích câu nói:
    • "Buông thả bản thân" là lúc ta có cảm giác mặc cho số phận, không màn gì đến cuộc sống xung quanh. Cuộc sống, tương lai ra sao cũng được, buông xuôi tất cả mà không có ý chí phấn đấu....
    • Tại sao "Buông thả bản thân là buông thả tương lai?"
  • Chứng minh và bình luận các ý sau:
    • Những biểu hiện cho lối sống buông xuôi như: Dung túng cho sự lười biếng; Biện hộ cho nhược điểm; Thích hưởng thụ an nhàn; Dung túng ham muốn vật chất để sống thực dụng; Dung túng cho sự buông xuôi tình cảm dẫn đến lối sống thác loạn,..

→ Người ta biện hộ gì cho lối sống buông thả bản thân?

    • Một số người trẻ hiện nay hay có lối sống buông thả, chỉ thấy thỏa mãn với những điều trước mắt mà đánh mất tương lai.
    • Phê phán những lối sống buông thả, không chỉ làm hại bản thân mà còn ảnh hưởng đến uy tín gia đình, là tệ nạn cho xã hội.
  • Bài học: Không bao giờ buông thả, phải chiến thắng chính mình dù cho hoàn cảnh có nghiệt ngã. Trang bị cho mình những nhận thức đúng đắn, có lối sống phù hợp với đạo đức, văn hóa, xã hội.

d) Sáng tạo (0.25 điểm): Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh, yếu tố biểu cảm,...); thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, có những phát hiện mới mẻ; có cách trình bày vấn đề độc đáo.

e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0.5 điểm): Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

Câu 2. (4 điểm) Phân tích bản tình ca về đất nước và con người qua đoạn thơ bài Việt Bắc

a) Đảm bảo cấu trúc bài văn Nghị luận (0.5 điểm)

Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết nêu rõ, đúng vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề "bản tình ca về đất nước và con người"; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.

b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0.5 điểm)

Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: phân tích đoạn thơ để thầy rõ "bản tình ca về đất nước và con người".

c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp, các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng kết hợp tốt các thao tác phân tích, so sánh trong cảm thụ thơ ca để làm nổi bật nghệ thuật và nội dung từng luận điểm. (2.0 điểm). Cụ thể:

* Hiểu đúng được vấn đề: bản tình ca về đất nước và con người ở đây là sự thể hiện tình cảm yêu thương quê hương, cảnh vật thiên nhiên Việt Bắc một cách chân thành sâu sắc. Hơn thế nữa, tác giả thể hiện lối sống tình nghĩa thủy chung, sự đồng cam cộng khổ, chia sẻ gian lao trong những ngày kháng chiến thật chân thành, giúp nhau vượt qua khó khăn, thiếu thốn để cuộc kháng chiến chống Pháp hoàn thành thắng lợi.

* Phân tích tình yêu quê hương kháng chiến Việt Bắc bộc lộ qua nỗi nhớ cảnh vật, thiên nhiên:

Nhớ gì như nhớ người yêu.... Sớm khuya bếp lửa người thương đi về"

* Phân tích nỗi nhớ thiết tha nhưng rất cụ thể về quê hương kháng chiến

"Nhớ từng rừng nứa ........... vơi đầy"

* Phân tích nỗi nhớ và những ân tình khi chia ngọt sẻ bùi trong gian khó

Ta đi ta nhớ những ngày.............. bắp ngô

* Nhận xét

  • Đoạn thơ tiêu biểu cho chu đề lớn của bài: bản tình ca về thiên nhiên kháng chiến và lối sống tình nghĩa của dân tộc.
  • Cách thể hiện của tác giả độc đáo thông qua các thủ pháp nghệ thuật như: thơ lục bát truyền thống, biện pháp tu từ, ngôn ngữ giản dị gần gũi, các thành ngữ dân gian đưa vào tự nhiên, cách miêu tả cụ thể nhưng sâu lắng tình cảm.

d) Sáng tạo (0.5 điểm)

Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh, yếu tố biểu cảm,...); văn viết giàu cảm xúc, thể hiện khả năng cảm t hụ văn học tốt, có những cảm nhận riêng mới mẻ , sâu sắc; có cách trình bày vấn đề độc đáo.

e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0.5 điểm)

Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

0