14/01/2018, 16:51

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016 trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến, TP. Hồ Chí Minh

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016 trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến, TP. Hồ Chí Minh Đề thi thử đại học môn Hóa năm 2016 Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016 là tài liệu tham khảo ...

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016 trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến, TP. Hồ Chí Minh

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016

 là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các bạn học sinh muốn thử sức trước kì thi THPT Quốc gia, kì thi tuyển sinh đại học - cao đẳng. Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THCS & THPT Nguyễn Khuyến (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016 tỉnh Bắc Giang

SỞ GD VÀ ĐT TP.HCM

Trường THCS – THPT NGUYỄN KHUYẾN

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2016

Môn: HÓA HỌC

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề

Mã đề thi 182

Câu 1: Để khử hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 cần dùng vừa đủ 2,24 lít H2 (đktc). Khối lượng Fe thu được là

A. 15 gam.               B. 16 gam.                 C. 18 gam.                 D. 17 gam.

Câu 2: Cho dãy các chất: Al, Al(OH)3, Al2O3, AlCl3, NaHCO3. Số chất lưỡng tính trong dãy là

A. 2.                        B. 4. C. 3. D. 1.

Câu 3: Cho từ từ dung dịch X chứa 0,35 mol HCl vào dung dịch Y chứa 0,15 mol Na2CO3 và 0,15 mol KHCO3 thu được V lít CO2 (đktc). Giá trị của V là

A. 2,24 lít.               B. 3,36 lít.                 C. 4,48 lít.                   D. 1,12 lít.

Câu 4: Các dung dịch riêng biệt: Na2CO3, BaCl2, MgCl2, H2SO4, NaOH được đánh số ngẫu nhiên (1), (2), (3), (4), (5). Tiến hành một số thí nghiệm, kết quả được ghi lại trong bảng sau:

Dung dịch

(1)

(2)

(4)

(5)

(1)

 

khí thoát ra

có kết tủa

 

(2)

khí thoát ra

 

có kết tủa

có kết tủa

(4)

có kết tủa

có kết tủa

 

 

(5)

 

có kết tủa

 

 

Các dung dịch (1), (3), (5) lần lượt là:

A. H2SO4, NaOH, MgCl2.                B. Na2CO3, NaOH, BaCl2.

C. H2SO4, MgCl2, BaCl2.                D. Na2CO3, BaCl2, BaCl2.

Câu 5: Hòa tan hoàn toàn 9,95 gam hỗn hợp X gồm Na, K và Ba vào 100 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Y và 2,24 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch Y thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 13,5.                 B. 17,05.                    C. 15,2.                        D. 11,65.

Câu 6: Phát biểu không chính xác là

A. Hiện tượng các chất có cấu tạo và tính chất hoá học tương tự nhau, chúng chỉ hơn kém nhau một hay nhiều nhóm metylen (-CH2-) được gọi là hiện tượng đồng đẳng.

B. Các chất có cùng khối lượng phân tử là đồng phân của nhau.

C. Tính chất của các chất phụ thuộc vào thành phần phân tử và cấu tạo hóa học.

D. Các chất là đồng phân của nhau thì có cùng công thức phân tử.

Câu 7: Đốt cháy 4,65 gam photpho ngoài không khí rồi hoà tan sản phẩm vào 500 ml dung dịch NaOH 1,2 M. Tổng khối lượng chất tan trong dung dịch sau phản ứng là

A. 24,6 gam         B. 26,2 gam.                C. 26,4 gam.                 D. 30,6 gam.

Câu 8: Cho các cặp chất sau: SO2 và H2S, F2 và H2O, Li và N2, Hg và S, Si và F2, SiO2 và HF. Số cặp chất phản ứng được với nhau ở điều kiện thường là

A. 4                     B. 5                            C. 6                              D. 3

Câu 9: Cho sơ đồ thí nghiệm điều chế và thu khí clo trong phòng thí nghiệm (Hình 1) từ các chất ban đầu là MnO2 và dung dịch HCl đậm đặc. Thí nghiệm được thực hiện trong điều kiện đun nóng, sẽ có một phần khí HCl bị bay hơi. Để thu được khí clo sạch bình số (3); (4) sẽ chứa lần lượt các chất nào trong các phương án sau?

A. NaOH bão hòa và H2SO4 ­đặc.               B. KCl đặc và CaO khan.

C. NaCl bão hòa và H2SO4 ­đặc.                D. NaCl bão hòa và Ca(OH)2.

Câu 10: Loại polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?

A. Polietilen.                        B. Nhựa phenolfomandehit.

C. Tơ nitron.                        D. Poli (vinylclorua).

Câu 11: Hỗn hợp X gồm Al, Fe và Mg. Cho 15,5 gam hỗn hợp X vào dung dịch HNO3 dư, sau phản ứng thu được dung dịch Y và 8,96 lít NO là sản phẩm khử duy nhất (đktc). Mặt khác cho 0,05 mol X vào 500ml dung dịch H2­SO4 0,5M thu được dung dịch Z. Cho dung dịch Z tác dụng với dung dịch NaOH dư rồi lấy toàn bộ kết tủa thu được đem nung nóng trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 2 gam chất rắn. Thành phần % khối lượng mỗi kim loại trong X lần lượt là

A. 17,42%; 46,45% và 36,13%.                      B. 52,26%; 36,13% và 11,61%.

C. 36,13%; 11,61% và 52,26%.                      D. 17,42%; 36,13% và 46,45%.

Câu 12: Điều chế ancol etylic từ 1 tấn tinh bột chứa 5% tạp chất trơ, hiệu suất của toàn bộ quá trình là 85%. Khối lượng ancol thu được là

A. 485,85 kg.                 B. 398,80 kg.                   C. 458,58 kg.                   D. 389,79 kg.

Câu 13: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Thả một viên Fe vào dung dịch HCl.

(2) Thả một viên Fe vào dung dịch Cu(NO3)2.

(3) Thả một viên Fe vào dung dịch FeCl3.

(4) Nối một dây Cu với một dây Fe rồi để trong không khí ẩm.

(5) Đốt một dây Fe trong bình kín chứa đầy khí O2.

(6) Thả một viên Fe vào dung dịch chứa đồng thời CuSO4 và H2SO4 loãng.

Trong các thí nghiệm trên, thí nghiệm mà Fe không bị ăn mòn điện hóa học là

A. (1), (3), (5).             B. (1), (3), (4), (5).             C. (2), (4), (6).                  D. (2), (3), (4), (6).

Câu 14: Cho hỗn hợp X gồm C2H6; C2H2; C2H4. Tỉ khối của X so với H2 là 14,25. Đốt cháy hoàn toàn 11,4 gam X, cho sản phẩm vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng m gam và có a gam kết tủa. Giá trị của m và a lần lượt là

A. 51,40 và 80.            B. 62,40 và 80.               C. 68,50 và 40.                 D. 73,12 và 70.

Câu 15: Cho hỗn hợp bột gồm 5,4 gam Al và 11,2 gam Fe vào 800ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 100,0.                   B. 97,00.                         C. 98,00.                           D. 92,00.

(Còn tiếp)

0