14/01/2018, 16:40

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2016 trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội (Lần 3)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2016 trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội (Lần 3) Đề thi thử đại học môn Địa năm 2016 có đáp án Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2016 được VnDoc.com ...

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2016 trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội (Lần 3)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2016

 được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, là tài liệu luyện tập môn Địa hữu ích dành cho các bạn học sinh chuẩn bị bước vào kì thi THPT Quốc gia 2016 hiệu quả. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Địa lý trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2016 trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội (Lần 2)

TRƯỜNG THPT CHUYÊN
NGUYỄN HUỆ

KIỂM TRA KIẾN THỨC LẦN III
Môn: Địa lý – Lớp 12
Đề gồm 04 câu – Thời gian 180 phút
(Không kể thời gian giao đề)

Câu 1: 2 điểm

  1. Nêu các đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam. Tại sao nước ta phải hợp tác với các nước láng giềng trong giải quyết các vấn đề trên biển Đông?
  2. Trình bày chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của nước ta.

Câu 2: 2 điểm

Dựa vào át lát địa lý Việt Nam trang 26 và trang 27

  1. Xác định các trung tâm công nghiệp phân theo qui mô giá trị sản xuất ở vùng Trung du miền núi Bắc Bộ.
  2. Trình bày sự phân bố các sản phẩm trồng trọt chính của vùng Bắc Trung Bộ.

Câu 3: 3 điểm

Cho bảng số liệu sau:

Giá trị xuất khẩu một số sản phẩm ở nước ta giai đoạn 2000-2012

(Đơn vị: triệu USD)

Năm

2000

2003

2006

2009

2012

Hàng điện tử

788.6

856.7

1807.8

2763.0

7837.8

Hàng dệt, may

1891.9

3609.1

5854.8

9065.6

15090.2

Hàng thủy sản

1478.5

2199.6

3358.0

4255.3

6088.5

  1. Vẽ biểu đồ đường (lấy năm 2000 là 100%) thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu các sản phẩm trong giai đoạn 2000 – 2012.
  2. Nhận xét về tình hình tăng trưởng một số mặt hàng xuất khẩu và giải thích.

Câu 4: 3 điểm

  1. Phân tích các thế mạnh về tự nhiên để phát triển KT-XH ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tại sao vấn đề nước ngọt có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong việc cải tạo tự nhiên ở vùng này?
  2. Chứng minh rằng nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Tại sao thủy sản là mặt hàng xuất khẩu quan trọng hàng đầu của nước ta hiện nay?

(Thí sinh được sử dụng Átlat Địa lý Việt Nam trong thời gian làm bài)

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2016

Câu 1: 2 điểm

1. Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam:

  • Đất nước nhiều đồi núi
  • Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
  • Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
  • Thiên nhiên có sự phân hóa đa dạng

* Nước ta phải hợp tác với các nước láng giềng trong giải quyết các vấn đề trên biển Đông vì:

  • Biển Đông là biển biển lớn trong các biển thuộc Thái Bình Dương và có nhiều nước nằm ven bờ, ngoài Việt Nam còn có nhiều nước khác (kể tên các nước). Việc tăng cường hợp tác giữa Việt Nam với các quốc gia nhằm tạo sự đồng thuận, ổn định và hòa bình trong khu vực và thế giới.
  • Hợp tác với các quốc gia ven biển Đông nhằm góp phần bảo vệ quyền lợi chính đáng của đất nước ta, góp phần giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ nước ta.

2. Chiến lược phát triển dân số hợp lý và sử dụng hiệu quả nguồn lao động ở nước ta:

  • Tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế tốc độ gia tăng dân số, đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương chính sách, pháp luật về dân số và kế hoạch hóa gia đình
  • Xây dựng chính sách chuyển cư phù hợp để thúc đẩy sự phân bố dân cư, lao động giữa các vùng.
  • Xây dựng qui hoạch và chính sách chuyển dịch cơ cấu dân số thành thị và nông thôn hợp lí
  • Đưa xuất khẩu lao động thành một chương trình lớn, mở rộng thị trường xuất khẩu lao động, đào tạo nâng cao tay nghề và tác phong công nghiệp cho lao động xuất khẩu
  • Đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du miền núi và ở nông thôn để khai thác tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao động của đất nước.

Câu 2: 2 điểm

1. Xác định các trung tâm công nghiệp phân theo qui mô giá trị sản xuất ở TDMNBB:

  • Hạ Long có qui mô vừa từ 9000 đến 40 000 tỉ đồng
  • Cẩm Phả, Thái Nguyên và Việt Trì có qui mô nhỏ dưới 9000 tỉ đồng

2. Sự phân bố các sản phẩm trồng trọt chính của vùng BTB:

  • Lúa gạo phân bố ở các đồng bằng Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế.
  • Cao su phân bố ở Quảng Bình, Quảng Trị
  • Hồ tiêu phân bố ở Quảng Trị
  • Cà phê phân bố ở Nghệ An và Quảng Trị
  • Lạc phân bố ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh
  • Chè phân bố ở Nghệ An
  • Dừa phân bố ở Thanh Hóa
  • Ngô ở Thanh Hóa, Nghệ An...

Câu 3: 3 điểm

1. Vẽ biểu đồ:

* Xử lí số liệu:

Tính tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu các sản phẩm trong giai doạn 2000 – 2012 (%)

Năm

2000

2003

2006

2009

2012

Hàng điện tử

100

108,6

229,2

350,4

993,9

Hàng dệt, may

100

190,8

309,5

479,2

797,6

Hàng thủy sản

100

148,8

227,1

287,8

411,8

* Vẽ biểu đồ: 3 đường biểu diễn xuất phát từ 100% (Yêu cầu biểu đồ vẽ đẹp, chính xác và đầy đủ tên, chú giải)

2. Nhận xét và giải thích về tốc độ tăng trưởng giá trị xuát khẩu các mặt hàng:

  • Nhận xét:
    • Giá trị của các mặt hàng xuất khẩu đều có xu hướng tăng nhanh (d/c)
    • Hàng điện tử có tốc độ tăng nhanh nhất, sau đó đến hàng dệt may và cuối cùng là hàng thủy sản.
  • Giải thích:
    • Cả 3 mặt hàng đều có tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu do đây là những mặt hàng của các ngành công nghiệp trọng điểm (có thế mạnh phát triển lâu dài, đạt hiểu quả kinh tế cao... nên được chú ý đầu tư phát triển) và nhu cầu của thị trường trên thế giới tăng
    • Giá trị hàng điện tử tăng nhanh do nhu cầu của thị trường quốc tế tăng rất nhanh, nước ta đón hàng loạt các nhà đầu tư CN điện tử lớn trên thế giới vào Việt Nam để sản xuất.
    • Các mặt hàng còn lại tăng khá nhanh do đây là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực dựa trên những ưu thế về tự nhiên, lao động và thị trường....

Câu 4: 3 điểm

1. Các thế mạnh về tự nhiên để phát triển KTXH ở ĐBSCL:

  • Là vùng đồng bằng có diện tích tự nhiên lớn nhất cả nước (4 triệu ha)
  • Đất phù sa do sông Mê kông bồi đắp với 3 nhóm đất chính, trong đó quan trọng nhất là đất phù sa ngọt (chiếm 30% diện tích vùng) phân bố dọc sông Tiền và sông Hậu. Đây là loại đất tốt, thuận lợi cho việc trồng lúa thâm canh. Ngoài ra còn có đất phèn, đất mặn và một số loại đất khác có thể cải tạo để mở rộng diện tích rất lớn.
  • Khí hậu cận xích đạo gió mùa có nhiệt độ cao, ổn định, lượng mưa và độ ẩm lớn thích hợp cho sản xuất nông nghiệp quanh năm với những loại cây nhiệt đới có giá trị hàng hóa cao, thuận lợi để áp dụng các biện pháp thâm canh tăng vụ, luân canh, xen canh...
  • Sông ngòi: Hệ thống sông ngòi kênh rạch dày đặc chằng chịt nên giao thông đường thủy rất thuận lợi. Đây là nguồn cung cấp nước tưới tiêu, thau chua rửa mặn, thuận lợi cho đánh bắt và nuôi trồng thủy sản
  • Sinh vật: Là vùng có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất nước ta (khoảng 300 000 ha), vùng biển có hàng trăm bãi tôm, bãi cá, chiếm hơn ½ trữ lượng thủy sản của cả nước, là vùng có nhiều sân chim tự nhiên độc đáo....
  • Khoáng sản: Gồm có than bùn, dầu khí, đất sét, đá vôi...

* Vấn đề nước ngọt có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong việc cải tạo tự nhiên ở vùng này do:

  • Khí hậu có một mùa khô sâu sắc và kéo dài gây ra tình trạng thiếu nước ngọt nghiêm trọng cho sản xuất và sinh hoạt của con người.
  • Diện tích đất phèn và đất mặn rất lớn cần nước ngọt để thau chua rửa mặn. Diện tích đất này tăng lên vào mùa khô khi nước ngọt trên các sông và kênh hạ thấp làm tăng tình trạng hạn mặn của vùng.

2. Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu:

  • Có vị trí địa lý thuận lợi cho giao lưu trao đổi hàng hóa và mở rộng thị trường trong khu vực và trên thế giới (Nằm gần các tuyến đường hàng hải quốc tế, trong khu vực kinh tế sôi động trên thế giới ASEAN, APEC...)
  • Có các loại khoáng sản có giá trị xuất khẩu như dầu mỏ, than đã và quặng khác... Có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất một số nông sản, thủy sản xuất khẩu (gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, cá da trơn, tôm...)
  • Nền sản xuất trong nước đang phát triển nhanh theo hướng CNH-HĐH, đã sản xuất được nhiều mặt hàng có chất lượng, đáp ứng thị trường các nước trên thế giới (hàng dệt may, giày da, hàng tiểu thủ công nghiệp...)
  • Thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng, chính sách ưu tiên của nhà nước...

* Thủy sản là mặt hàng xuất khẩu quan trọng hàng đầu của nước ta hiện nay vì:

  • Đem lại giá trị cao và tăng nhanh trên cơ sở có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển (về tự nhiên, về KT-XH...)
  • Có thị trường tiêu thụ rộng và đã xâm nhập được vào các thị trường lớn và khó tính như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU...
0