14/01/2018, 13:45

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý lần 3 năm 2015 trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý lần 3 năm 2015 trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh Đề thi thử đại học môn Địa có đáp án Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý Nhằm giúp các bạn học sinh có thêm nhiều đề ...

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý lần 3 năm 2015 trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý

Nhằm giúp các bạn học sinh có thêm nhiều đề thi thử để luyện tập, ôn lại kiến thức, chuẩn bị tốt cho kì thi Quốc gia 2015 sắp tới, VnDoc.com xin giới thiệu đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý lần 3 năm 2015 trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh có đáp án kèm theo. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn lần 3 năm 2015 trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh

Đề thi thử THPT Quốc gia 2015 môn Địa lý trường THPT Chuyên Huỳnh Mẫn Đạt, Kiên Giang

SỞ GD & ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN

ĐỀ THI THỬ KỲ THI THPT QUỐC GIA LẦN 3
NĂM HỌC 2014 – 2015
MÔN: ĐỊA LÝ
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian phát đề)

Câu 1. (2,0 điểm)

a) Trình bày những đặc điểm chung của địa hình nước ta.

b) Phân tích ảnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu nước ta. Chứng minh vùng biển Việt Nam giàu tài nguyên khoáng sản.

Câu 2. (3,0 điểm)

a) Trình bày những thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên để phát triển ngành thủy sản của nước ta. Vì sao việc đẩy mạnh hoạt động đánh bắt xa bờ lại có ý nghĩa không chỉ đối với sự phát triển của ngành thủy sản mà còn có ý nghĩa quan trọng về chính trị, xã hội.

b) Tại sao Đông Nam Bộ lại đặt ra đặt vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu? Trình bày phương hướng khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp của vùng.

Câu 3. (2,0 điểm)

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

a) Nhận xét về sự phân bố dân cư nước ta. Vì sao trong những năm qua người lao động nước ta khó tìm được việc làm?

b) Chứng minh rằng trong những năm qua, nền kinh tế nước ta có những chuyển biến rõ rệt về cơ cấu ngành.

Câu 4. (3,0 điểm)

Cho bảng số liệu sau: Diện tích, sản lượng lúa cả năm giai đoạn 1995-2009.

Năm 2003 2005 2009 2013
Diện tích (nghìn ha) 7666 7452 7437 7761
Sản lượng (triệu tấn) 32,5 34,6 38,9 43,7

a) Vẽ biểu đồ kết hợp (cột và đường) thể hiện diện tích, sản lượng lúa của nước ta theo bảng số liệu trên.

b) Nhận xét và giải thích tình hình sản xuất lúa nước ta giai đoạn 2000 -2012.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý

Câu 1. (2,0 điểm)

1. Hãy nêu những đặc điểm chung của địa hình nước ta. (1.0đ)

a/ Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp

  • Đồi núi chiếm 3/4 diện tích cả nước, đồng bằng chiếm 1/4 diện tích cả nước.
  • Đồi núi thấp chiếm hơn 60%, nếu kể cả đồng bằng thì địa hình thấp dưới 1000m chiếm 85% diện tích, núi cao trên 2000m chiếm khoảng 1% diện tích cả nước.

b/ Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng:

  • Địa hình được trẻ hóa và có tính phân bật rõ rệt.
  • Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
  • Địa hình gồm 2 hướng chính:
    • Hướng Tây Bắc-Đông Nam: vùng núi Tây Bắc, TS Bắc.
    • Hướng vòng cung: các dãy núi vùng Đ Bắc, Trường Sơn Nam..

c/ Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa: quá trình xâm thực và bồi tụ diễn ra mạnh mẽ.

d/ Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người (d/c)

2. Phân tích ảnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu nước ta. Chứng minh vùng biển Việt Nam giàu tài nguyên khoáng sản và hải sản (1.0đ)

  • Khái quát Biển Đông: Rộng, nhiệt độ nước biển cao, biến động theo mùa...
  • Ảnh hưởng:
    • Làm tăng độ ẩm của các khối khí qua biển.
    • Mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn.
    • Làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông và dịu bớt thời tiết nóng bức mùa hè.
    • Nhờ có biển Đông, khí hậu mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương nên điều hoà hơn.
    • Mỗi năm trung bình có 9-10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông tạo nên tính thất thường của khí hậu nước ta.
  • Tài nguyên khoáng sản: dầu mỏ, khí đốt với trữ lượng lớn ở bể Nam Côn Sơn và Cửu Long, Thổ Chu-Mã Lai, sông Hồng.
  • Ngoài ra còn có các bãi cát ven biển, quặng titan là nguyên liệu quý cho công nghiệp.
  • Vùng ven biển có trữ lượng muối biển lớn, tập trung ở NTrung Bộ.

Câu 2. (3,0 điểm)

1. Trình bày những thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên để phát triển ngành thủy sản của nước ta. Vì sao việc đẩy mạnh hoạt động đánh bắt xa bờ lại có ý nghĩa không chỉ đối với sự phát triển của ngành thủy sản mà còn có ý nghĩa quan trọng về chính trị, xã hội. (1,5đ)

a/ Thuận lợi:

  • Nước ta có đường bờ biển dài, có 4 ngư trường lớn: Hải Phòng-Quảng Ninh, quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa, Ninh Thuận-Bình Thuận-Bà Rịa-Vũng Tàu, Cà Mau-Kiên Giang.
  • Nguồn lợi hải sản rất phong phú. Tổng trữ lượng hải sản khoảng 3,9 – 4,0 triệu tấn, cho phép khai thác hàng năm 1,9 triệu tấn. Biển nước ta có hơn 2000 loài cá, 100 loài tôm, rong biển hơn 600 loài,...
  • Dọc bờ biển có nhiều vũng, vịnh, đầm phá, các cánh rừng ngập mặn có khả năng nuôi trồng hải sản. Nước ta có nhiều sông, suối, kênh rạch...có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt. DT mặt nước nuôi trồng thủy sản là 850.000 ha, trong đó 45% thuộc Cà Mau, Bạc Liêu.

b/ Khó khăn:

  • Thiên tai, bão, gió mùa Đông Bắc thường xuyên xảy ra.
  • Môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thuỷ sản bị suy giảm.

Tạo điều kiện tăng nhanh sản lượng thủy sản khai thác, cũng như sản lượng thủy sản nói chung của cả nước.

* Việc đẩy mạnh hoạt động đánh bắt xa bờ có ý nghĩa....

  • Khai thác được nhiều loại thủy sản có giá trị, năng suất khai thác nâng cao.
  • Tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho như dân
  • Bảo vệ, khẳng định chủ quyền biển đảo, tăng cường khả năng an ninh, quốc phòng trên biển của đất nước.

2. Tại sao Đông Nam Bộ lại đặt ra đặt vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu? Trình bày phương hướng khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp của vùng. (1.5đ)

  • Đông Nam Bộ đặt ra đặt vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu, vì
    • Là vùng có nhiều thế mạnh trong phát triển kinh tế: vị trí thuận lợi, đktn và tntn đa dạng, đkkt-xh phong phú.....
    • Là vùng có giá trị và tỉ trọng cao nhất trong nền kinh tế đất nước, các tài nguyên đều được khai thác ở mức độ lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
    • Một số tài nguyên đang có nguy cơ bị suy thoái, ô nhiễm:
  • Phương hướng khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp.
    • Thực trạng phát triển:
      • Chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu CN cả nước.
      • Giải quyết tốt vấn đề năng lượng: thủy điện Trị An, Thác Mơ, nhiệt điện Phú Mỹ, Bà Rịa-Vùng Tàu, đường dây cao áp 500KV đảm bảo cung cấp năng lượng cho vùng.
      • Phát triển các ngành công nghệ cao: luyện kim, điện tử, chế tạo máy...
      • Hình thành và phát triển các khu CN, khu chế xuất.
    • Hướng hoàn thiện;
      • Tăng cường cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, và cơ sở năng lượng.
      • Xây dựng cơ cấu CN đa dạng, mở rộng thu hút đầu tư.
      • Quan tâm đến môi trường, phát triển CN tránh tổn hại đến du lịch

Câu 3. (2,0 điểm)

1. Nhận xét về sự phân bố dân cư nước ta: Không đồng đều tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng và ven biển thưa thớt ở trung du, miền núi phía tây. (1,0đ)

  • Đồng bằng tập trung 75% dân số, mật độ dân số rất cao. Ví dụ: Vùng ĐBSH có mật độ dân số cao từ 1001 - 2000 người/km2 tiếp đó đến ĐNB và ĐBSCL....Đặc biệt dân cư tập trung đông đúc trong các thành phố lớn: TPHCM, HN, HP có quy mô ds>100.000 người...
  • Dọc ven biển dân cư cũng tập trung đông với mật độ từ 100-500 người. VD: Đà Nẵng 500-1000người/km2....
  • Trung du, miền núi mật độ dân số thấp hơn nhiều so với đồng bằng. Vùng Tây Nguyên và vùng Tây Bắc có mật độ từ 50 - 100 người/km2nhiều nơi dưới 50 người/km2.

Vì sao trong những năm qua người lao ộng nước ta khó tìm được việc làm?

  • Nền kinh tế tạo việc làm ít hơn số lao động gia tăng hàng năm.
  • Nhiều bất cập trong đào tạo nghề của nhà nước và chọn nghề của học sinh.

2. Chứng minh rằng trong những năm qua, nền kinh tế nước ta có những chuyển biến rõ rệt về cơ cấu ngành. (1,0đ)

  • Cơ cấu ngành kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực: Giảm tỷ trong khu vực I, tăng tỉ trọng KVII, III. (d/c)
  • Khu vực III chiếm tỷ trọng cao nhất (d/c) nhưng chưa ổn định.

=> Xu hướng chuyển dịch là tích cực, nhưng vẫn còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu giai đoạn mới.

  • Trong từng ngành có sự chuyển dịch...

Câu 4. (3,0 điểm)

a) Vẽ biểu đồ (2,0đ)

Vẽ biểu đồ kết hợp cột và đường (loại khác không cho điểm), có tên biểu đồ, chú giải, đúng tỉ lệ.

(Không có tên biểu đồ hoặc chú giải trừ 0,25 điểm, tỷ lệ trục ngang không đúng trừ 0,50 điểm)

b) Nhận xét và giải thích

  • Nhận xét: Từ năm 2000 đến 2012
    • Diện tích tăng không ổn định (dẫn chứng)
    • Sản lượng lúa tăng liên tục (dẫn chứng)
  • Giải thích
    • Diện tích giai đoạn đầu giảm do sử dụng đất lúa xây dựng cở sở hạ tầng, chuyển trồng cây khác, ...
    • Năng suất lúa tăng nhờ áp dụng nhiều thành tựu khoa học trong sản suất như giống mới, phân bón, ...
    • Sản lượng lúa giai đoạn đầu tăng do năng suất tăng, giai đoạn sau nhờ năng suất và diện tích tăng.
0