Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý lần 2 năm 2015 trường THPT Diễn Châu 2, Nghệ An
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý lần 2 năm 2015 trường THPT Diễn Châu 2, Nghệ An Đề thi thử đại học môn Địa có đáp án Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý là đề thi thử đại học môn Địa có đáp án ...
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý lần 2 năm 2015 trường THPT Diễn Châu 2, Nghệ An
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý
là đề thi thử đại học môn Địa có đáp án dành cho các bạn tham khảo, nhằm tự ôn tập và luyện đề, chuẩn bị tốt cho các kì thi quan trọng sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo.
Đề thi thử Quốc gia lần 2 năm 2015 môn Địa lý trường THPT Tĩnh Gia 1, Thanh Hóa
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Địa lý tỉnh Bắc Giang
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN |
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 2 Năm học: 2014 – 2015 Môn: Địa Lí - Thời gian làm bài 180 phút (không kể thời gian giao đề) |
Câu I (2,0 điểm)
- Trình bày những thế mạnh của thiên nhiên khu vực đồi núi đối với phát triển kinh tế - xã hội của nước ta.
- Tại sao việc làm đang trở thành một vấn đề kinh tế - xã hội lớn ở nước ta hiện nay ?
Câu II (3,0 điểm)
- Trình bày những thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thủy sản của nước ta. Giải thích tại sao trong những năm qua ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản lượng thủy sản của cả nước ?
- Phân tích việc khai thác tổng hợp các thế mạnh về nông nghiệp của trung du, đồng bằng và ven biển Bắc Trung Bộ.
Câu III (2,0 điểm)
- Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy kể tên các tỉnh, thành phố tương đương cấp tỉnh của vùng Đông Nam Bộ. Tại sao việc xây dựng các công trình thủy lợi có ý nghĩa hàng đầu trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên nông nghiệp của Đông Nam Bộ?
- Các đảo và quần đảo trong vùng biển nước ta có ý nghĩa như thế nào về phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng?
Câu IV (3,0 điểm)
Cho bảng số liệu sau:
Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành của nước ta - Giai đoạn 1999 – 2010
Đơn vị: tỉ đồng
Năm |
1999 |
2000 |
2005 |
2010 |
Công nghiệp khai thác |
36 219 |
53 035 |
110 919 |
250 466 |
Công nghiệp chế biến |
195 579 |
264 459 |
818 502 |
2 563 031 |
Sản xuất phân phối điện, khí đốt và nước |
14 030 |
18 606 |
54 601 |
132 501 |
Tổng số |
245 828 |
336 100 |
984 022 |
2 945 998 |
- Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành của nước ta trong giai đoạn 1999 – 2010.
- Nhận xét về cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành của nước ta giai đoạn trên.
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý
Câu I (2,0 điểm)
1. Thế mạnh của thiên nhiên các khu vực đồi núi: (1,0đ)
- Khoáng sản: là nơi tập trung nhiều khoáng sản có nguồn gốc nội sinh, ngoại sinh.... Đó là nguồn nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp. (0,25đ)
- Rừng và đất trồng... thuận lợi cho phát triển nông lâm nghiệp... (0,25đ)
- Các con sông miền núi có nhiều tiềm năng thủy điện. (0,25đ)
- Tiềm năng du lịch: có nhiều điều kiện để phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng ...nhất là du lịch sinh thái. (0,25đ)
2. Việc làm đang là vấn đề kinh tế - xã hôi lớn của nước ta hiện nay vì: (1,0đ)
- Sự đa dạng các thành phần kinh tế, các ngành sản xuất, dịch vụ đã tạo ra mỗi năm gần 1 triệu việc làm mới. (0,25đ)
- Tuy nhiên, tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm vẫn còn gay gắt. (0,25đ)
- Năm 2005:
- Cả nước, tỉ lệ thất nghiệp là 2,1%, tỉ lệ thiếu việc làm là 8,1%. (0,25đ)
- Ở khu vực thành thị: tỉ lệ thất nghiệp là 5,3%, tỉ lệ thiếu việc làm là 4,5%. Ở khu vực nông thôn: tỉ lệ thất nghiệp là 1,1%, tỉ lệ thiếu việc làm là 9,3%. (0,25đ)
Câu II (3,0 điểm)
1.a. Những thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thủy sản ở nước ta:
- Thuận lợi:
- Tự nhiên
- Khai thác: bờ biển dài, nguồn lợi hải sản phong phú, có 4 ngư trường trọng điểm... (0,25đ)
- Nuôi trồng: dọc bờ biển có nhiều bãi triều đầm phá, cánh rừng ngập mặn, có nhiều sông suối ao hồ... thuận lợi nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ, nước ngọt. (0,25đ)
- Kinh tế - xã hội: nguồn lao động, các phương tiện đánh bắt, cơ sở chế biến, thị trường, chính sách... (0,25đ)
- Khó khăn: bão, gió mùa Đông Bắc, phương tiện đánh bắt, hệ thống cảng cá, cơ sở chế biến, môi trường ô nhiễm, nguồn lợi thủy sản giảm... (0,25đ)
b. Trong những năm qua ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng chiểm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản lượng thủy sản của cả nước, vì:
- Giá trị sản lượng nuôi trồng tăng nhanh. (0,25đ)
- Nước ta có nhiều điều kiện để nuôi trồng. (dẫn chứng). (0,25đ)
- Nhu cầu đối với thủy sản nuôi trồng ngày càng lớn, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và nhu cầu tiêu dùng thị trường trong nước, quốc tế tăng. (0,25đ)
- Chính sách tạo điều kiện thuận lợi của Nhà nước cho phát triển ngành thủy sản, trong đó có hoạt động nuôi trồng... (0,25đ)
2. Việc khai thác tổng hợp các thế mạnh về nông nghiệp của trung du, đồng bằng và ven biển Bắc Trung Bộ.
- Vùng đồi trước núi:
- Có thế mạnh về chăn nuôi gia súc (trâu, bò). Đàn trâu khoảng 750 nghìn con (chiếm 1/4 đàn trâu cả nước), đàn bò khoảng 1,1 triệu con (chiếm 1/5 đàn bò cả nước). (0,25đ)
- Đất ba dan (diện tích không lớn, nhưng màu mỡ) là nơi hình thành một số vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, hồ tiêu, chè) (0,25đ)
- Ở vùng đồng bằng:
- Phần lớn đất cát pha, thuận lợi cho trồng cây công nghiệp hàng năm (lạc, mía, thuốc lá...) không thật thuận lợi cho cây lúa. Đã hình thành một số vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng năm. (0,25đ)
- Một số vùng có điều kiện thuận lợi... thâm canh lúa. Bình quân lương thực đầu người tăng khá (năm 2005 đạt khoảng 348 kg/ người). (0,25đ)
Câu III (2,0 điểm)
1. Đông Nam Bộ gồm: Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh: Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu. (0,5đ)
Việc xây dựng các công trình thủy lợi có ý nghĩa hàng đầu trong sử dụng hợp lí tài nguyên nông nghiệp của Đông Nam Bộ vì:
- Đông Nam Bộ có một mùa khô sâu sắc và một mùa mưa có lượng mưa lớn; do vậy nhiều nơi bị khô hạn và ngập nước theo mùa. (0,25đ)
- Giải quyết nước tưới cho vùng khô hạn về mùa khô và tiêu nước cho vùng thấp dọc sông Đồng Nai và sông La Ngà làm tăng diện tích đất trồng và nâng cao hệ số sử dụng đất trồng hằng năm, khả năng đảm bảo lương thực, thực phẩm của vùng cũng khá hơn. (0,25đ)
2. Ý nghĩa của các đảo và quần đảo:
- Tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ phần đất liền. (0,25đ)
- Là hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo và thềm lục địa. (0,2đ)
- Việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo. (0,25đ)
Câu IV (3,0 điểm)
1. Vẽ biểu đồ
a. Xử lí số liệu (0,5đ)
Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành của nước ta trong giai đoạn 1999 – 2010.
Đơn vị %
Năm |
1999 |
2000 |
2005 |
2010 |
Công nghiệp khai thác |
14,7 |
15,8 |
11,3 |
8,5 |
Công nghiệp chế biến |
79,6 |
78.7 |
83,2 |
87,0 |
Sản xuất phân phối điện, khí đốt và nước |
5,7 |
5,5 |
5,5 |
4,5 |
Tổng số |
100,0 |
100,0 |
100,0 |
100,0 |
b. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất: biểu đồ miền (1,5đ)
- Đẹp, chính xác, đủ chú giải, số liệu, tên biểu đồ...
- Thiếu mỗi yêu cầu trên trừ 0,25 điểm
- Học sinh vẽ dạng biểu đồ khác: không cho điểm.
2. Nhận xét:
- Trong cơ cấu: chiếm tỉ trọng cao nhất là công nghiệp chế biến, tiếp đến là công nghiệp khai thác, và cuối cùng là công nghiệp sản xuất phân phối điện, khí đốt và nước. Dẫn chứng. (0,25đ)
- Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành của nước ta có sự chuyển dịch theo hướng:
- Từ năm 1999 đến năm 2000: Tăng tỉ trọng công nghiệp khai thác, giảm tỉ trọng công nghiệp chế biến và công nghiệp sản xuất phân phối điện, khí đốt và nước. Dẫn chứng. (0,25đ)
- Từ năm 2000 đến năm 2010: Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến, giảm tỉ trọng công ngiệp khai thác và công nghiệp sản xuất phân phối điện, khí đốt và nước. Dẫn chứng. (0,5đ)
Lưu ý: Nếu thí sinh không nêu được dẫn chứng chỉ cho 1/2 số điểm của ý.