Đề thi thử THPT Quốc gia 2015 môn Vật Lý trường THPT Nguyễn Huệ, Lâm Đồng
Đề thi thử THPT Quốc gia 2015 môn Vật Lý trường THPT Nguyễn Huệ, Lâm Đồng Đề thi thử Quốc gia 2015 môn Vật Lý có đáp án có đáp án kèm theo, giúp các bạn học sinh tự luyện tập, củng cố kiến thức môn lý, ...
Đề thi thử THPT Quốc gia 2015 môn Vật Lý trường THPT Nguyễn Huệ, Lâm Đồng
có đáp án kèm theo, giúp các bạn học sinh tự luyện tập, củng cố kiến thức môn lý, luyện thi đại học khối A môn lý, chuẩn bị tốt nhất cho các kì thi quan trọng sắp tới. Mời các bạn tham khảo.
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật Lý
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI THỬ |
KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Môn thi: VẬT LÝ – Giáo dục THPT |
Cho biết: hằng số Plăng h = 6,625.10-34 J.s; tốc độ ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s; số Avôgarô NA = 6,022.1023mol-1.
Câu 1: Trong dao động điều hòa
A. Gia tốc biến đổi điều hòa cùng pha với vận tốc.
B. Gia tốc biến đổi điều hòa ngược pha với vận tốc.
C. Gia tốc biến đổi điều hòa sớm pha π/2 với vận tốc.
D. Gia tốc biến đổi điều hòa chậm pha π/2 với vận tốc.
Câu 2: Khi nói về dao động cưỡng bức, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Dao động của con lắc đồng hồ là dao động cưỡng bức.
B. Biên độ của dao động cưỡng bức là biên độ của lực cưỡng bức.
C. Dao động cưỡng bức có biên độ không đổi và có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.
D. Dao động cưỡng bức có tần số nhỏ hơn tần số của lực cưỡng bức.
Câu 3: Chiều dài của một con lắc đơn tăng 4 lần khi đó chu kỳ dao động của nó là
A. Tăng 4 lần. B. Tăng 2 lần. C. Giảm 4 lần. D. Giảm 2 lần.
Câu 4: Ba con lắc đơn cùng độ dài l, treo các quả cầu nhỏ cùng kích thước lần lượt làm bằng chì, sắt, nhựa. Kéo cả ba con lắc ra khỏi vị trí cân bằng cùng một góc 60 rồi buông cùng một lúc, không vận tốc đầu. Điều nào sau đây đúng?
A. Con lắc bằng sắt có tần số dao động lớn nhất.
B. Con lắc bằng nhựa dao động chậm hơn cả.
C. Con lắc bằng chì về đến vị trí cân bằng sớm hơn hai con lắc kia.
D. Cả ba con lắc dao động với cùng tần số góc.
Câu 5: Vật dao động điều hòa có phương trình x = 4cos(2πt + π/4) cm vận tốc và gia tốc cực đại?
A. -4√2πcm/s, 8π2√2cm/s2. B. -4√2πcm/s, 8π2√2cm/s2.
C. 8π cm/s, -16π2cm/s2. D. 8π cm/s, 16π2cm/s2.
Câu 6: Một con lắc lò xo giãn ra một đoạn dài 2,5cm khi treo vào nó một vật có khối lượng 250g. Chu kì dao động của con lắc là bao nhiêu. Biết g = 10m/s2.
A.0,31s. B.10s. C.1s. D.126s.
Câu 7: Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 4 cos (2πt + 2 π/3) cm. Thời điểm vật qua vị trí x = 2 cm lần thứ 2015 là
A. 1007 s. B. 1007,5 s. C. 503,67 s. D. 503,75 s.
Câu 8: Một lò xo có khối lượng nhỏ không đáng kể, chiều dài tự nhiên l0, độ cứng k treo thẳng đứng. Lần lượt: treo vật m1 = 100g vào lò xo thì chiều dài của nó là 31cm; treo thêm vật m2 = 100g vào lò xo thì chiều dài của lò xo là 32cm. Cho g = 10m/s2. Độ cứng của lò xo là
A. 100N/m. B. 1000N/m. C. 10N/m. D. 105N/m.
Câu 9: Một vật dao động điều hòa với chu kì T, biên độ A. Quãng đường ngắn nhất mà vật đi được trong thời gian T/3 là
A. A/2. B. A/3. C. 2A/3. D. A.
Câu 10: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, khi cân bằng lò xo giãn 3 (cm). Bỏ qua mọi lực cản. Kích thích cho vật dao động điều hoà theo phương thẳng đứng thì thấy thời gian lò xo bị nén trong một chu kì là T/3 (T là chu kì dao động của vật). Biên độ dao động của vật bằng:
A. 3cm. B. 3√2 cm. C. 6 cm. D. 2√3 cm.
Câu 11: Một học sinh làm thí nghiệm với con lắc đơn, thấy nó thực hiện 50 dao động trong thời gian 100,819 giây. Biết chiều dài con lắc 1m. Hỏi gia tốc trọng trường tại phòng thí nghiệm là bao nhiêu?
A. 9,8m/s2. B. 10m/s2. C. 9,6m/s2. D. 9,7m/s2.
Câu 12: Chọn câu đúng: Khi cường độ âm tăng gấp 100 lần thì mức cường độ âm tăng
A. 100 dB. B. 20 dB. C. 30 dB . D. 40 dB.
Câu 13: Một sợi dây đàn hồi AB dài 2m được căng ngang, đầu B cố định, đầu A gắn vào 1 cần rung dao động với tần số 50Hz. Tốc độ truyền sóng trên dây là 50m/s. Trên dây hình thành sóng dừng với
A. 1 bụng, 2 nút. B. 2 bụng, 3 nút. C. 3 bụng, 4 nút. D. 4 bụng, 5 nút.
Câu 14: Thực hiện giao thoa trên chất lỏng với hai nguồn S1 và S2 giống nhau cách nhau 13 cm. Phương trình dao động tại A và B là uA = uB = 2 cos (40πt) cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là v = 0,8 m/s. Biên độ sóng không đổi. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn S1S2 là
A. 7. B. 12. C. 10. D. 5.
Câu 15: Ở mặt chất lỏng có hai nguồn sóng A, B cách nhau 18 cm, dao động theo phương thẳng đứng với phương trình là uA = uB = acos50πt (với t tính bằng s). Tốc độ truyền sóng của mặt chất lỏng là 50 cm/s. Gọi O là trung điểm của AB, điểm M ở mặt chất lỏng nằm trên đường trung trực của AB và gần O nhất sao cho phần tử chất lỏng tại M dao động cùng pha với phần tử chất lỏng tại O. Khoảng cách MO là
A. 10 cm. B. 2√10 cm. C. 2√2 cm . D. 2 cm.
Câu 16: Để so sánh sự vỗ cánh nhanh hay chậm của cánh con ong với cánh con muỗi, người ta có thể dựa vào đặc tính sinh lý nào của âm do cánh của chúng phát ra:
A. Độ cao. B. Âm sắc. C.Cường độ âm. D. Mức cường độ âm.
Câu 17: Một người nói chuyện bình thường phát ra tần số f. Khi người đó dùng loa để nói trước đám đông, ta nghe to hơn là do
A. âm phát ra từ loa có tần số lớn hơn f. B. biên độ sóng tăng lên.
C. âm phát ra từ loa có độ tăng cao. D. cường độ âm từ loa phát ra giảm.
Câu 18: Ở một xưởng cơ khí có đặt các máy giống nhau, mỗi máy khi chạy phát âm có mức cường độ âm 80dB. Để đảm bảo sức khỏe cho công nhân, mức cường độ âm của xưởng không được vượt quá 90 dB. Có thể bố trí nhiều nhất là bao nhiêu máy như thế trong xưởng.
A. 40 máy. B. 5 máy. C. 20 máy. D. 10 máy.
Câu 19: Với dòng điện xoay chiều, cường độ hiệu dụng I liên hệ với cường độ cực đại I0 theo công thức nào?
A. I = I0/2 B. I0 = I/√2 C. I = I0/√2 D. I = I0/√3
Câu 20: Một đoạn mạch điện R L C nối tiếp hiệu điện thế giữa các phần của mạch có giá trị hiệu dụng lần lượt là UR, UL, UC. Gọi U là hiệu điện thế hiệu dụng ở 2 đầu đoạn mạch, ta có
A. U = UR+ UL+ UC. B. U2 = ( UR+UL)2 + UC2.
C. U = UR+ (UL-UC). D. U2 = U + (UL – UC)2.
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật Lý
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
C |
C |
B |
D |
D |
A |
C |
A |
D |
C |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
D |
B |
D |
D |
B |
A |
B |
D |
C |
D |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
C |
A |
C |
B |
A |
D |
C |
D |
B |
C |
31 |
32 |
33 |
34 |
35 |
36 |
37 |
38 |
39 |
40 |
D |
B |
A |
B |
B |
C |
B |
B |
C |
B |
41 |
42 |
43 |
44 |
45 |
46 |
47 |
48 |
49 |
50 |
A |
A |
C |
C |
D |
A |
D |
B |
A |
B |