Đề thi thử Quốc gia lần 1 năm 2015 môn Hóa học trường THPT Lạng Giang số 1, Bắc Giang
Đề thi thử Quốc gia lần 1 năm 2015 môn Hóa học trường THPT Lạng Giang số 1, Bắc Giang Đề thi thử đại học môn Hóa có đáp án có đáp án kèm theo là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các bạn ôn thi tốt ...
Đề thi thử Quốc gia lần 1 năm 2015 môn Hóa học trường THPT Lạng Giang số 1, Bắc Giang
có đáp án kèm theo là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các bạn ôn thi tốt nghiệp, ôn thi THPT Quốc gia môn hóa, ôn thi đại học khối A, B. Chúc các bạn đạt điểm cao trong các kì thi quan trọng sắp tới.
Đề thi thử Quốc gia lần 1 năm 2015 môn Toán trường THPT Lạng Giang số 1, Bắc Giang
Đề thi thử Quốc gia lần 1 năm 2015 môn Sinh học trường THPT Lạng Giang số 1, Bắc Giang
Đề thi thử Quốc gia lần 1 năm 2015 môn Vật Lý trường THPT Lạng Giang số 1, Bắc Giang
ĐỀ THI THỬ QUỐC GIA MÔN HÓA
TRƯỜNG THPT LẠNG GIANG SỐ 1 |
ĐỀ THI THỬ ĐH - CĐ LẦN THỨ NHẤT Môn: HOÁ (Khối A, B) NĂM HỌC: 2014-2015 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề |
Họ, tên thí sinh:....................................................................................... |
Mã đề: 123 |
(Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23;K = 39; Mg = 24; Al = 27; S = 32; F = 9; Cl = 35,5; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137)
Câu 1: Liên kết trong phân tử HCl thuộc loại liên kết:
A. ion B. cộng hóa trị không phân cực
C. cộng hóa trị phân cực D. cho nhận
Câu 2: Dãy gồm những chất có thể điều chế bằng phương pháp cho tinh thể muối tác dụng với H2SO4 đặc là
A. HI, HNO3, HF B. HF, HCl, HNO3 C. HI, HCl, HBr D. HF, HNO3, HBr
Câu 3: Cho các chất: HBr, S, SiO2, P, Na3PO4, FeO, Cu và Fe2O3. Trong các chất trên, số chất có thể bị oxi hóa bởi dung dịch H2SO4 đặc, nóng là
A. 4 B. 7 C. 5 D. 6
Câu 4: Cho phản ứng sau:
2SO2(k) + O2(k) | → |
2SO3(k); ΔH < 0 |
← |
Để cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận thì trong các biện pháp: (1) tăng nhiệt độ, (2) tăng áp suất, (3) hạ nhiệt độ, (4) dùng thêm xúc tác, (5) giảm nồng độ SO3. Biện pháp đúng là:
A. 2, 3, 4, 5 B. 1, 2, 3, 4, 5 C. 2, 3, 5 D. 1, 2, 5
Câu 5: Phản ứng hóa học nào không xảy ra ở những cặp chất sau:
A. CO2 + dd Na2SiO3 B. Si + dd NaOH C. SiO2 + Mg D. Si + dd HCl
Câu 6: Cho các chất rắn sau: NaHCO3, (NH4)2CO3, NH4Cl, Al(OH)3, Zn(OH)2, Fe(OH)3, K2CO3, CaCO3, AlCl3. Trong dãy trên có bao nhiêu chất vừa tác dụng được với dung dịch Ca(OH)2 vừa tác dụng được với dung dịch HCl?
A. 4 B. 5 C. 6 D. 3
Câu 7: Dung dịch X chứa: 0,03 mol K+; 0,02 mol Ba2+ và x mol OH-. Dung dịch Y chứa: y mol H+; 0,02 mol NO3- và z mol Cl-. Trộn X với Y thu được 200 mol dung dịch có pH=13. Giá trị của z là:
A. 0,02 B. 0,03 C. 0,08 D. 0,05
Câu 8: Hòa tan hết 0,15 mol P2O5 vào 200 gam dung dịch H3PO4 9,8%, thu được dung dịch X. Cho X tác dụng hết với 750ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch Y. Tính tổng khối lượng muối thu được trong Y (bỏ qua sự thủy phân của các muối trong dung dịch)?
A. 65,5 gam B. 56,5 gam C. 55,6 gam D. 60,5 gam
Câu 9: Sục 6,72 lít khí CO2 vào 700ml dung dịch Ca(OH)2 aM thu được m gam kết tủa. Nếu sục 8,96 lít khí CO2 vào 700 ml dung dịch Ca(OH)2 aM cũng thu được m gam kết tủa. Giá trị của a là (biết các khí đều đo ở đktc)
A. 1M B. 0,5M C. 0,75M D. 1,5M
Câu 10: Cho phương trình phản ứng: Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + NO + N2O + H2O. Tỉ khối hơi của hỗn hợp NO và N2O đối với H2 là 19,2. Tỉ lệ số phân tử bị khử và bị oxi hóa trong phản ứng trên là:
A. 8: 15 B. 6: 11 C. 11: 28 D. 38: 15