Đề thi thử đánh giá năng lực ĐHQGHN 2016: Khoa học xã hội
Đề thi thử đánh giá năng lực ĐHQGHN 2016: Khoa học xã hội Đề thi minh họa vào Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2016 Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực năm 2016 gồm 2 phần trắc nghiệm: phần bắt buộc và phần ...
Đề thi thử đánh giá năng lực ĐHQGHN 2016: Khoa học xã hội
Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực năm 2016 gồm 2 phần trắc nghiệm: phần bắt buộc và phần tự chọn. Với phàn tự chọn, các bạn có thể lựa chọn làm bài thi Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội. Sau đây mời các bạn cùng tham khảo bài thi mẫu đánh giá năng lực ĐHQGHN 2016 phần Khoa học xã hội được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải.
Đề thi thử đánh giá năng lực ĐHQGHN 2016: Tư duy định lượng (môn Toán)
Đề thi thử đánh giá năng lực ĐHQGHN 2016: Tư duy định tính
Đề thi thử đánh giá năng lực ĐHQGHN 2016: Khoa học tự nhiên
BÀI THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
PHẦN 3 (B): KHOA HỌC XÃ HỘI (55 PHÚT)
Câu 101. Từ năm 1990 đến nay, trong cơ cấu kinh tế theo ngành ở nước ta, nhóm ngành nào có sự chuyển dịch chậm nhất?
(A) Nhóm ngành khu vực I và II
(B) Nhóm ngành khu vực II
(C) Nhóm ngành khu vực III
(D) Nhóm ngành khu vực I
Câu 102. Nguyên nhân nào dẫn đến Cách mạng Tháng Tám (1945) diễn ra ít đổ máu?
(A) Cách mạng diễn ra bằng phương pháp hòa bình
(B) Được quốc tế ủng hộ
(C) Kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam đã thua trận, đầu hàng Đồng minh
(D) Lực lượng cách mạng Việt Nam chưa mạnh
Câu 103. Liên hợp quốc được thành lập sau phiên họp của đại biểu 50 nước từ ngày 25/4/1945 đến 26/6/1945 tại:
(A) Xan Phranxico (Hoa Kỳ)
(B) Luân Đôn (Anh)
(C) Paris (Pháp)
(D) Niu-Ooc (Hoa Kỳ)
Câu 104. Phong trào Cần Vương (1885 1896) diễn ra khắp ba miền Trung Nam Bắc Việt Nam. Lực lượng nào lãnh đạo phong trào này?
(A) Sĩ phu yêu nước
(B) Nông dân
(C) Công nhân
(D) Tư sản
Câu 105. Sườn Đông Trường Sơn ở Trung Bộ mưa nhiều từ tháng 9 đến tháng 11 là do nguyên nhân nào sau đây?
(A) Ảnh hưởng của gió mùa và tín phong
(B) Có nhiều sườn chắn gió
(C) Ảnh hưởng của hiệu ứng phơn và gió phơn
(D) Ảnh hưởng của gió mùa và dải hội tụ nhiệt đới
Câu 106. Biện pháp nào sau đây KHÔNG PHẢI là biện pháp cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long?
(A) Các hoạt động kinh tế hợp lý, có cơ sở khoa học của con người
(B) Đào kênh dẫn nước từ Sông Hậu về tưới cho vùng Tứ giác Long Xuyên và bán đảo Cà Mau
(C) Mở rộng diện tích quảng canh và độc canh lúa
(D) Chia ruộng thành nhiều ô nhỏ để cải tạo
Câu 107. Quá trình nào sau đây đã tạo cho đất Feralít có màu đỏ vàng?
(A) Tích tụ mạnh các chất Fe2O3 và Al2O3
(B) Khai thác và sử dụng đất quá mức của con người
(C) Rửa trôi mạnh các chất Bazơ
(D) Phong hóa mạnh các loại đá mẹ
Câu 108. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nhà nước:
(A) Quản lý mọi mặt của đời sống xã hội bằng pháp luật
(B) Quản lý xã hội theo huyết thống và theo vùng lãnh thổ
(C) Quản lý xã hội theo vùng lãnh thổ
(D) Quản lý xã hội bằng quy tắc đạo đức
Câu 109. Ông A là người có thu nhập cao. Hàng năm, ông chủ động đến cơ quan thuế để nộp thuế thu nhập cá nhân. Trong trường hợp này, ông A đã:
(A) Tuân thủ pháp luật
(B) Sử dụng pháp luật
(C) Thi hành pháp luật
(D) Áp dụng pháp luật
Câu 110. Nội dung của pháp luật được quy định bởi quan hệ nào?
(A) Quan hệ chính trị
(B) Quan hệ đạo đức
(C) Quan hệ kinh tế
(D) Quan hệ xã hội
Câu 111. Nhóm sản phẩm nông – công nghiệp nào của Trung Quốc KHÔNG đứng ở vị trí hàng đầu thế giới?
(A) Lương thực – Than
(B) Thịt lợn – Xi măng
(C) Bông – Thép
(D) Thịt bò – Điện
Câu 112. Bà Hiệp dựng xe đạp ở hè phố nhưng quên mang túi xách vào nhà. Quay trở ra không thấy túi xách đâu, bà Hiệp hoảng hốt vì trong túi có hơn 1 triệu đồng và một chiếc điện thoại di động. Bà Hiệp nghi cho Toán (13 tuổi) lấy trộm vì Toán đang chơi ở gần đó. Bà Hiệp đòi vào khám nhà Toán. Mặc dù Toán không đồng ý song bà Hiệp vẫn xông vào nhà lục soát. Hành vi của bà Hiệp đã vi phạm quyền nào sau đây?
(A) Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
(B) Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật riêng tư
(C) Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm
(D) Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe
Câu 113. Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN vào năm nào?
(A) Năm 1995
(B) Năm 1979
(C) Năm 1986
(D) Năm 1975
Câu 114. Pháp luật là phương tiện để nhà nước:
(A) Bảo vệ các công dân
(B) Bảo vệ các giai cấp
(C) Quản lý công dân
(D) Quản lý xã hội
Câu 115. Vì sao cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Nhân dân Việt Nam bùng nổ vào cuối năm 1946?
(A) Việt Nam được nhân dân thế giới ủng hộ
(B) Việt Nam được các nước xã hội chủ nghĩa chi viện
(C) Lực lượng kháng chiến của Việt Nam đã mạnh hơn thực dân Pháp
(D) Việt Nam không thể nhân nhượng được nữa
Câu 116. Sản phẩm công nghiệp nào của Hoa Kỳ đứng hàng đầu thế giới năm 2004?
(A) Than đá
(B) Dầu thô
(C) Khí đốt
(D) Điện
Câu 117. Hàng hóa có những thuộc tính nào dưới đây?
(A) Giá trị và giá cả sản xuất
(B) Giá trị và giá trị trao đổi
(C) Giá trị sử dụng và giá cả hàng hóa
(D) Giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa
Câu 118. Trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam, yếu tố nào sau đây là quan trọng nhất để bảo đảm giành và giữ độc lập cho dân tộc?
(A) Có các nhà quân sự thiên tài
(B) Được quốc tế ủng hộ
(C) Sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc
(D) Có quân đội bách chiến bách thắng
Câu 119. Sau Cách mạng Tháng Tám (1945), lực lượng Đồng minh kéo vào Việt Nam. Quốc gia nào dưới đây KHÔNG có quân đội đóng ở Việt Nam vào năm 1946?
(A) Pháp
(B) Trung Quốc
(C) Anh
(D) Hoa Kỳ
Câu 120. Cần ưu tiên phát triển ngành công nghiệp nào để khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ?
(A) Các ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động dư thừa
(B) Công nghiệp khai thác, chế biến dầu khí
(C) Các ngành công nghiệp sạch ít gây ô nhiễm
(D) Công nghiệp năng lượng điện
Câu 121. Yếu tố nào quyết định giá cả của hàng hóa?
(A) Giá trị của hàng hóa
(B) Trọng lượng của hàng hóa
(C) Hình thức của hàng hóa
(D) Giá trị sử dụng của hàng hóa
Câu 122. Nhóm các tỉnh nào ở nước ta trồng lúa và nuôi cá tra, cá basa nhiều nhất cả nước?
(A) Tiền Giang – An Giang
(B) An Giang – Kiên Giang
(C) Hậu Giang – Kiên Giang
(D) Tiền Giang – Hậu Giang
Câu 123. Ở nước ta, việc nhờ người thân trong gia đình đi bỏ phiếu hộ khi bầu cử đại biểu Quốc hội là vi phạm nguyên tắc bầu cử nào theo Luật bầu cử ?
(A) Nguyên tắc trực tiếp
(B) Nguyên tắc bỏ phiếu kín
(C) Nguyên tắc phổ thông
(D) Nguyên tắc bình đẳng
Câu 124. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, các quốc gia Tây Âu gánh chịu nhiều tổn thất. Tuy nhiên, đến năm 1950, kinh tế của họ đã cơ bản phục hồi như giai đoạn trước chiến tranh là nhờ:
(A) Sự hỗ trợ vốn của Liên hợp quốc
(B) Nguồn vốn vay nặng lãi từ Hoa Kỳ
(C) Viện trợ của Hoa Kỳ trong khuôn khổ "Kế hoạch Mác–san"
(D) Nguồn thu từ hệ thống thuộc địa
Câu 125. Trường Đại học X tổ chức ca nhạc dưới sân trường. Một nhóm sinh viên nam lớp A nhìn lên ban công tầng 3 thấy một nam sinh cứ nhìn về phía mình. Cho rằng nam sinh lớp B trên tầng 3 nhìn "đểu" mình, nhóm sinh viên nam lớp A cùng nhau chạy lên. Đến nơi, không còn thấy nam sinh nào ở ban công nữa. Vì không nhìn rõ ai nên nhóm sinh viên nam lớp A vào trong lớp B, nhìn tất cả các sinh viên lớp B và quát: Đứa nào lúc nãy ở ban công nhìn đểu chúng tao? Khó chịu về điều đó, lớp trưởng lớp B đứng ra nhận và quát lại: Tao nhìn đấy! Nhìn thế thì đã làm sao? Nghĩ rằng lớp trưởng lớp B là người đã nhìn "đểu" mình, cả nhóm sinh viên nam lớp A cùng lao vào đuổi đánh lớp trưởng lớp B. Hậu quả là lớp trưởng lớp B bị thương nặng.
Trong nhóm sinh viên nam lớp A đánh lớp trưởng lớp B có một sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, cha mẹ mất sớm. Hỏi: Sinh viên này phải chịu trách nhiệm pháp lý như thế nào so với các sinh viên nam khác trong nhóm đó?
(A) Có thể khác
(B) Ngang nhau
(C) Bằng nhau
(D) Như nhau
Câu 126. UNCLOS là chữ viết tắt của tên gọi nào dưới đây?
(A) Hiến chương Liên hiệp quốc
(B) Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển
(C) Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(D) Tuyên bố ứng xử ở Biển Đông
Câu 127. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập bởi năm quốc gia Inđônêxia, Mã Lai, Thái Lan, Xing–ga–po, Philippin vào:
(A) Tháng 8 năm 1967, tại Xing–ga–po
(B) Tháng 8 năm 1976, tại Kuala – Lumpur
(C) Tháng 8 năm 1976, tại Manila
(D) Tháng 8 năm 1967, tại Băng Cốc
Câu 128. Theo quy định của pháp luật nước ta, ai có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội?
(A) Tất cả mọi người
(B) Những người đứng đầu các cơ quan trong bộ máy nhà nước
(C) Tất cả mọi công dân
(D) Cán bộ, công chức nhà nước
Câu 129. Từ năm 2000 đến nay, khu vực II trong cơ cấu kinh tế theo ngành ở nước ta KHÔNG được chuyển biến theo hướng nào sau đây?
(A) Tăng tỉ trọng công nghiệp khai thác
(B) Giảm sản xuất các mặt hàng chất lượng trung bình
(C) Tăng cường đa dạng hóa sản phẩm
(D) Tăng tỉ trọng sản xuất sản phẩm cao cấp
Câu 130. Kháng chiến lâu dài là đặc điểm chung của hai cuộc đấu tranh chống Pháp (1945 1954) và chống Mỹ (1954 1975). Tuy nhiên, có những chiến dịch quân đội nhân dân Việt Nam đã đánh địch với khí thế thần tốc, táo bạo. Chiến dịch đó thuộc sự kiện nào dưới đây?
(A) Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954
(B) Chiến dịch Biên giới năm 1950
(C) Chiến dịch tiến công năm 1968
(D) Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975
Câu 131. Sự gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta trong những năm qua KHÔNG dẫn đến kết quả nào sau đây?
(A) Thúc đẩy quá trình đô thị hóa nhanh
(B) Tăng cường đầu tư phát triển giáo dục mầm non
(C) Sức ép lớn của dân số với phát triển kinh tế - xã hội
(D) Tăng nhu cầu chỗ làm việc
Câu 132. Trong chiến tranh xâm lược Việt Nam và Đông Dương, hai chính sách: Việt Nam hóa chiến tranh và Đông Dương hóa chiến tranh của Hoa Kỳ có quan hệ với nhau. Mối quan hệ đó được thể hiện trong yếu tố nào dưới đây?
(A) Quân đội Sài Gòn chiến đấu ở Lào
(B) Quân đội Sài Gòn sang xâm chiếm Campuchia
(C) Hoa Kỳ quốc tế hóa cuộc chiến tranh Đông Dương
(D) Quân đội Sài Gòn là xương sống của Đông Dương hóa chiến tranh
Câu 133. Đai khí hậu cận nhiệt đới gió mùa khu vực phía Nam nước ta phân bố ở độ cao nào?
(A) 800 m và 900 m đến 2550 m
(B) 700 m và 800 m đến 2500 m
(C) 900 m và 1000 m đến 2600 m
(D) 1000 m và 1100 m đến 2650 m
Câu 134. Chiến thắng Biên giới năm 1950 của Nhân dân Việt Nam chứng tỏ rằng:
(A) Quân đội nhân dân Việt Nam đã đông hơn quân Pháp
(B) Ý đồ đánh nhanh thắng nhanh của Pháp bị phá sản
(C) Sự trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam
(D) Lực lượng kháng chiến đã mạnh hơn đội quân viễn chinh của thực dân Pháp
Câu 135. Giải pháp nào sau đây KHÔNG được lựa chọn để nâng cao hiệu quả sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên hiện nay?
(A) Đầu tư cải tạo đất, nhập ngoại một số giống cây công nghiệp mới
(B) Đẩy mạnh chế biến sản phẩm cây công nghiệp phục vụ xuất khẩu
(C) Đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp
(D) Quy hoạch mở rộng diện tích cây công nghiệp
Câu 136. Cuộc cách mạng mang màu sắc tư sản cuối thế kỷ XIX đã đưa quốc gia nào ở châu Á phát triển thành nước đế quốc chủ nghĩa vào đầu thế kỷ XX?
(A) Thái Lan
(B) Ấn Độ
(C) Trung Quốc
(D) Nhật Bản
Câu 137. Sản phẩm công nghiệp nào của Nhật Bản chiếm tỷ trọng khoảng 60% tổng giá trị sản phẩm đó của toàn thế giới?
(A) Vải, sợi
(B) Xe gắn máy
(C) Ô tô
(D) Tàu biển
Câu 138. Nhóm nước nào sau đây tham gia vào liên kết vùng Maxơ – Rainơ?
(A) Bỉ – Hà Lan – Pháp
(B) Italy – Đức – Pháp
(C) Bỉ – Đức – Hà Lan
(D) Pháp – Đức – Thụy sĩ
Câu 139. Năm 1979, nhân dân Việt Nam đã tiến hành cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc. Cuộc chiến tranh đó xảy ra trong hoàn cảnh nào?
(A) Sự bành trướng của Trung Quốc ở Đông Dương trước đó đã thất bại
(B) Quốc phòng Trung Quốc đã phát triển hùng mạnh
(C) Hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa đã sụp đổ
(D) Chiến tranh lạnh đã kết thúc
Câu 140. Sông nào lớn nhất ở đồng bằng Đông Âu?
(A) Enitxây
(B) Ôbi
(C) Vônga
(D) Lêna
Các bạn có thể tham khảo thêm:
Đề thi thử đánh giá năng lực ĐHQGHN 2016 môn Tiếng Anh
Đề thi thử đánh giá năng lực ĐHQGHN 2016 môn Tiếng Trung
Đề thi thử đánh giá năng lực ĐHQGHN 2016 môn Tiếng Pháp
Đề thi thử đánh giá năng lực ĐHQGHN 2016 môn Tiếng Nhật
Đề thi thử đánh giá năng lực ĐHQGHN 2016 môn Tiếng Nga
Đề thi thử đánh giá năng lực ĐHQGHN 2016 môn Tiếng Đức