Đề thi Olympic cụm trường THPT Ba Đình - Tây Hồ năm học 2011 - 2012 môn Lịch sử lớp 11
Đề thi Olympic cụm trường THPT Ba Đình - Tây Hồ năm học 2011 - 2012 môn Lịch sử lớp 11 Đề thi Olympic SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI CỤM TRƯỜNG THPT BA ĐÌNH – TÂY HỒ (Đề thi chính thức) ...
Đề thi Olympic cụm trường THPT Ba Đình - Tây Hồ năm học 2011 - 2012 môn Lịch sử lớp 11
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
|
ĐỀ THI OLYMPIC NĂM HỌC 2011- 2012
|
PHẦN ĐỀ THI:
Câu 1 ( 4.0 điểm)
Em hãy nêu và nhận xét về những cải cách của Minh Trị ở Nhật Bản ? Tại sao gọi chủ nghĩa đế quốc Nhật là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt?
Câu 2 ( 4.0 điểm)
Hãy rút ra nguyên nhân cơ bản nhất bùng nổ hai cuộc chiến tranh: Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai. Tính chất của hai cuộc chiến tranh này có gì giống và khác nhau?
Câu 3 ( 4.0 điểm)
Hãy nêu và nhận xét tình hình các nước Đông Nam Á cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX? Tại sao trong khu vực Đông Nam Á Xiêm là nước duy nhất không trở thành thuộc địa của tư bản phương Tây?
Câu 4 ( 3.0 điểm)
Nước Đức và nước Mĩ đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế 1929 -1933 bằng cách nào? Hãy nêu nhận xét của em về hai cách giải quyết khủng hoảng của hai nước này?
Câu 5 (5.0 điểm)
Vì sao năm 1917 nước Nga lại có hai cuộc cách mạng? Em hãy trình bày và rút ra tính chất của hai cuộc cách mạng đó? Ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và liên hệ với cách mạng Việt Nam?
* * *
PHẦN ĐÁP ÁN
Câu 1 ( 4.0 điểm)
- Năm 1868, Thiên hoàng Minh Trị trở lại nắm quyền và tiến hành cải cách
- Về chính trị:
+ Chấm dứt chế độ Mạc phủ, thành lập chính phủ mới, tổ chức theo kiểu châu Âu gồm 12 bộ, có đại diện quí tộc, tư sản tham gia, đóng vai trò quan trọng là tầng lớp quí tộc hóa (Samurai)
+ Nhiều quan chức được đào tạo từ phương Tây, có sử dụng chuyên gia ngoại quốc
+ Ban hành Hiến pháp 1889, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến, Thiên hoàng là nguyên thủ tối cao, có quyền hạn lớn; Quốc hội gồm hai viện,....
- Về kinh tế: thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường, cho phép mua bán ruộng đất, phát triển kinh tế TBCN ở nông thôn,...
- Về mặt giáo dục: Chế độ giáo dục bắt buộc, coi giáo dục là chìa khóa cho sự phát triển, nội dung khoa học và kĩ thuật được tăng cường giảng dạy, cho học sinh đi du học ở phương Tây
- Về quân sự: quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu của phương Tây, sản xuất vũ khí, đóng tàu, nhờ chuyên gia phương Tây giúp đỡ
- Gọi chủ nghĩa đế quốc Nhật là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt vì:
+ Nhật còn duy trì quyền sở hữu ruộng đất phong kiến, tầng lớp quí tộc, đặ biệt là giới võ sĩ Samurai vẫn chiếm ưu thế chính trị lớn
Câu 2 ( 4.0 điểm)
- Nguyên nhân chung: Tranh giành thuộc địa
- Cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất: Mâu thuẫn giữa khối đế quốc "già" và khối đế quốc "trẻ" về vấn đề thuộc địa,...
- Cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai: Sự bất mãn trong việc phân chia hệ thống Vécxai - Oasintơn,...
- Tính chất: Giống nhau: khởi đầu gây chiến tranh là vấn đề dành giật thuộc địa, chia lại địa cầu (VD....)
- Khác nhau:
+ Chiến tranh thế giới thứ nhất ở cả hai giai đoạn đều có tính chất đế quốc, phi nghĩa đối với cả hai phe
+ Chiến tranh thế giới thứ hai:
- Giai đoạn (1939 đến 6-1941): có tính chất đế quốc, phi nghĩa
- Từ 6-1941: Liên xô tham chiến, tính chất chiến tranh thay đổi .....Chiến tranh chống phát xít của các lực lượng dân chủ, từ 1-1-1942: Mặt trận Đồng minh chống phát xít hình thành với 3 nước nòng cốt (Liêm Xô, Anh, Mĩ)
Câu 3 ( 4.0 điểm)
- Tình hình các nước Đông Nam Á cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX:
+ Về mặt chính trị: Bị các nước tư bản phương Tây xâm lược và đều trở thành thuôc địa của các nước phương tây (trừ Xiêm) (lấy VD,....)
+ Về mặt kinh tế: Bị lệ thuộc vào các nước đế quốc xâm lược
+ Về mặt xã hội: Phong trào đấu tranh đòi độc lập dân tộc phát triển mạnh:
- Giai cấp lãnh đạo: Chủ yếu là giai cấp tư sản dân tộc (VD...), một số nước xuất hiện Đảng Cộng sản (Inđônêxia, ba nước Đông Dương,...)
- Phương pháp đấu tranh: đấu tranh chính trị, đòi độc lập ; đấu tranh vũ trang,..
- Kết quả: Đều chưa giành được độc lập
- Xiêm là nước duy nhất không trở thành thuộc địa vì:
- 1868: vương triều Rama V đã tiến hành cải cách
- Nội dung cải cách: theo kiểu của phương Tây....
- Xiêm lợi dụng là "nước đệm", ngoại giao khéo léo
Câu 4 ( 3.0 điểm)
- Nước Đức: phát xít hóa bộ máy chính quyền, chuần bị chiến tranh đòi chia lại thế giới (những việc làm của chính quyền Hít le)
- Nước Mĩ: Tiến hành cải cách (nội dung cơ bản những cải cách của Rudơven....)
Nhận xét:
- Chính sách hiếu chiến của Đức cùng với chính sách đối ngoại của Mĩ giai đoạn này đã góp phần bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu 5 (5.0 điểm)
Vì sao năm 1917 nước Nga lại có hai cuộc cách mạng? Em hãy trình bày và rút ra tính chất của hai cuộc cách mạng đó? Ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và liên hệ với cách mạng Việt Nam?
- Nước Nga bùng nổ hai cuộc cách mạng năm 1917 vì:
- Đầu năm 1917, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ở nước Nga đứng trước một cuộc cách mạng, Nước Nga tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất làm mâu thuẫn xã hội lên cao và cách mạng tháng Hai năm 1917 bùng nổ.
- Sau cách mạng tháng Hai, cục diện hai chính quyền song song tồn tại....
- Cách mạng tháng Mười Nga bùng nổ và thắng lợi (7-11-1917)
- Tính chất: Cách mạng tháng Hai là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới (chống phong kiến nhưng do giai cấp vô sản lãnh đạo)
- Cách mạng tháng Mười là cuộc cách mạng XHCN (vô sản đấu tranh chống lại giai cấp tư sản, giành chính quyền đưa đất nước đi lên xây dựng CNXH)
- Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười
+ Đối với nước Nga: Mở ra một kỷ nguyên mới, làm thay đổi tình hình đất nước và số phận của hàng triệu người Nga. Lần đầu tiên trong lịch sử giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc được giải phóng, đứng lên làm chủ đất nước, xây dựng một chế độ mới, chế độ XHCN,...
+ Đối với thế giới: -Phá vỡ trận tuyến của CNTB,...
- Xuất hiện nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên trên thế giới, đối lập với hệ thống TBCN
- Cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế, mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới,...
- Liên hệ với Việt Nam
- Nguyễn Ái Quốc đã đọc được Sơ thảo lần thứ nhất "Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa" năm 1920 và quyết tâm đưa cách mạng Việt Nam đi theo con đường của cách mạng tháng Mười,....