13/01/2018, 20:06

Đề thi kiểm định chất lượng lớp 8 môn Ngữ Văn năm học 2014-2015

Đề thi kiểm định chất lượng lớp 8 môn Ngữ Văn năm học 2014-2015 P HÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN ANH SƠN ĐỀ THI KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG HỌC SINH NĂM HỌC 2014-2015 MÔN THI: NGỮ VĂN 8 (Thời gian làm bài 45 phút, không kể thời gian giao đề) 1 (5,0 điểm): Đọc đoạn văn ...

Đề thi kiểm định chất lượng lớp 8 môn Ngữ Văn năm học 2014-2015

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN ANH SƠNĐỀ THI KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG HỌC SINH

NĂM HỌC 2014-2015

 MÔN THI:  NGỮ VĂN 8

 (Thời gian làm bài 45 phút, không kể thời gian giao đề)

1 (5,0 điểm):

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

“ Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương : Ở vào nơi trung tâm của trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.”

  1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
  2. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?
  3. Nêu nội dung của đoạn văn trên?
  4. Tìm câu chủ đề ( câu nêu luận điểm) có trong đoạn văn trên?

2 ( 5,0 điểm):

Viết bài văn  ngắn nêu suy nghĩ  về đoạn thơ sau:

“ Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không…”

                                                  ( Khi con tu hú – Tố Hữu)

– HẾT –

Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm!

Tham khảo bài làm của học sinh

Trong bóng tối mịt mờ chốn lao tù, dường như sự sống đã chấm dứt hẳn, bởi lạnh giá, bởi cô độc. Vậy mà, giữa những âm thanh khô khốc, chói tai của tiếng xiềng xích, vẫn vang lên nhịp tim thổn thức, rạo rực của một hồn thơ trẻ tha thiết yêu đời, yêu người. Tố Hữu, bằng cảm xúc chân thật của mình, đã cất lên tiếng nói tâm tình tha thiết của người chiến sĩ cộng sản suốt đời chiến đấu cho lí tưởng và tâm hồn khát khao tự do đến cháy bỏng trong bài thơ “Khi con tu hú”.
Nhan đề bài thơ là một sự diễn đạt chưa trọn ý một cách kì lạ. Kì lạ bởi chính chỗ chưa trọn vẹn đó đã mở ra bao nhiêu liên tưởng. Giờ đây, người ta không còn thấy bóng dáng cô đơn, nặng nề của người tù Tố Hữu mà chỉ nghe tiếng lòng nhà thơ đang rộn ràng, ngân vang khi đón nhận lấy tiếng chim tu hú từ xa rộn về. Tu hú gọi bầy là âm thanh hết sức quen thuộc ở chốn làng quê Việt Nam, báo hiệu cho sự chuyển mình của sự sống – mùa hè về. Lúc này, khi con tu hú gọi bầy, trong hoàn cảnh tách biệt với cuộc sống bên ngoài, người chiến sĩ cách mạng càng cảm thấy ngột ngạt hơn, tù túng hơn, vì vậy mà càng thêm khát khao cháy bỏng hướng đến cuộc sống tự do tươi đẹp bên ngoài:
“Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt  đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào tầng không.”
Mười chín tuổi, còn trẻ trung, bồng bột, người thanh niên Tố Hữu đã tìm thấy cho mình lí tưởng cao đẹp cuộc đời. Những bước đi không mỏi mệt trên chặng đường chông gai, phút chốc phải dừng đột ngột, bị bó buộc tù hãm khiến cho Tố Hữu không khỏi có lúc thốt lên chua xót: “Cô đơn thay là cảnh thân tù”. Nhưng rồi phút giây ấy cũng nhanh chóng đi qua, nhường chỗ cho không gian cảnh vật tràn trề nhựa sống: những bông luá chín, hạt bắp vàng, ánh nắng đào, trời xanh rộng, đôi sáo diều, tiếng ve ngân… Phải có một sự tưởng tượng lãng mạn, bay bổng và một tâm hồn mến yêu sự sống sâu sắc mới có thể vẽ lại toàn bộ bức tranh phong cảnh mùa hè sống động đến vậy. Thiên nhiên hiện lên tuyệt đẹp kia không phải là hiện thực, tất cả chỉ là sự tưởng tượng của một tâm hồn mơ mộng khi căng tất cả các giác quan để nghe, để nhìn, để ngửi, để cảm nhận không khí hè qua tiếng gọi bầy của tu hú.

0