Đề thi kì 1 năm 2017 - 2018 lớp 8 môn Văn Phòng GD Châu Thành
Đề thi kì 1 môn ngữ Văn lớp 8 của phòng giáo dục Châu Thành năm học 2017 - 2018 có đáp án cụ thể như sau: Xem ...
Đề thi kì 1 môn ngữ Văn lớp 8 của phòng giáo dục Châu Thành năm học 2017 - 2018 có đáp án cụ thể như sau:
Xem thêm:
Đề thi kì 1 lớp 8 môn Văn Phòng GD Châu Thành năm 2017 - 2018
I - PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3,0 đ) - Thời gian làm bài 10 phút
Thí sinh chọn chữ cái chỉ kết quả mà em chọn là đúng và ghi vào tờ giấy làm bài.
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi 1,2,3,4,5,6
Xe chạy chầm chậm - Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại, mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo …
( Nguyên Hồng - Những ngày thơ ấu )
Câu 1: Văn bản chứa đoạn trích trên thuộc thể loại nào sau đây ?
- Phóng sự B. Hồi ký C. Tiểu thuyết D. Truyện ngắn
Câu 2: Đoạn trích trên diễn tả tâm trạng gì của bé Hồng ?
A. Niềm tự hào khi gặp lại mẹ B. Sự hồi hộp khi gặp lại mẹ
C. Sự đau đớn khi gặp lại mẹ D. Nỗi xúc động khi gặp lại mẹ
Câu 3: Dòng nào sau đây chỉ ra các động từ có cùng phạm vi nghĩa ?
- chạy, vẫy B. vẫy, đuổi C. chạy, ríu D. nức nở, sụt sùi
Câu 4: Câu Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. thuộc kiểu câu gì ?
- Câu ghép B. Câu rút gọn C.Câu đặc biệt D. Câu đơn
Câu 5: Trong đoạn văn trên có bao nhiêu từ láy ?
- 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 6 : Đoạn văn được trích dẫn sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu nào ?
- Miêu tả B. Tự sự C. Biểu cảm D. Nghị luận
*Học sinh trả lời tiếp từ câu 7 đến câu 12
Câu 7: Biện pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong văn bản Đánh nhau với cối xay gió là gì ?
- Phép nhân hoá B. Phép nói quá C.Phép tương phản D. Phép ẩn dụ
Câu 8: Vì sao Đôn Ki - hô - tê lại đánh nhau với cối xay gió ?
- Tưởng đó là kẻ thù của mình B. Tưởng đó là gã khổng lồ
C. Tưởng đó là con vật nguy hiểm D.Tưởng mình là người có sức mạnh siêu phàm
Câu 9: Từ nào dưới đây không phải là từ tượng hình ?
- Lò dò B. Rũ rượi C. Hu hu D. Mếu máo
Câu 10: Ai là người kể chuyện trong truyện ngắn Lão Hạc ?
- Lão Hạc B. Binh Tư C. Tôi D.Vợ ông giáo
Câu 11: Trong câu “Ngay tôi cũng không biết đến việc này.” từ nào là trợ từ ?
- ngay B. tôi C. không D.này
Câu 12: Cách nói nào sau đây không sử dụng phép nói quá ?
A. Không một ai có mặt B. Cười vỡ bụng C. Đứt từng khúc ruột D.Một tấc đến trời
II - PHẦN TỰ LUẬN: (7,0 đ) - Thời gian làm bài 80 phút
Câu 1:( 3,0 đ) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu a, b, c, d
Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương…Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận…
( Nam Cao – Lão Hạc )
a) Khái quát nội dung của đoạn văn bằng một câu hoàn chỉnh.
b) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.
c) Tìm 2 câu ghép có trong đoạn văn.
d) Qua đoạn văn trên, em cảm nhận nhân vật “tôi” là người như thế nào? (Trình bày bằng một đoạn văn ngắn không quá 5 câu ).
Câu 2: ( 4.0 đ) Viết bài văn giới thiệu về một đồ dùng học tập của học sinh.
Đáp án đề thi kì 1 lớp 8 môn Văn Phòng GD Châu Thành năm 2017 - 2018
I - PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3,0 đ)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
Kết quả |
B |
D |
D |
A |
C |
B |
C |
B |
C |
C |
A |
A |
II - PHẦN TỰ LUẬN : (7,0 đ)
Câu 1: ( 3,0 đ)
a) Nội dung của đoạn văn: Nhân vật “tôi” đang thuyết phục chính mình không nên giận vợ.( 0,5đ)
b) Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn : Nghị luận. (0,5đ)
c) Học sinh tìm đúng 2 câu ghép trong đoạn văn. (1,0đ)
d) Học sinh viết đoạn văn ngắn (không quá 5 câu) nêu cảm nhận của mình về nhân vật “tôi” trong đoạn văn (có thể nêu xung quanh ý: ông giáo là người yêu thương vợ, nhân hậu, rộng lượng, luôn suy nghĩ về cách nhìn và đánh giá con người...) (1,0đ)
Câu 2: ( 4,0 đ)
1. Yêu cầu:
a ) Hình thức: Học sinh viết được một bài văn thuyết minh có bố cục rõ ràng; diễn đạt trong sáng, dễ hiểu; không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả ...
b ) Nội dung: Giới thiệu về một đồ dùng học tập của học sinh.
2.Tiêu chuẩn cho điểm:
A. Mở bài ( 0,5 đ ): Nêu đối tượng thuyết minh.
B. Thân bài ( 3,0 đ )
- Cấu tạo của đồ dùng: gồm mấy bộ phận, các bộ phận đó gồm những gì, chất liệu gì, có liên quan với nhau như thế nào? (1,0 đ)
- Ích lợi của đồ dùng đó trong việc học tập của học sinh (1,0 đ)
- Cách sử dụng và bảo quản (1,0 đ)
C. Kết bài (0,5đ): Bày tỏ thái độ của người viết đối với đồ dùng.
* Lưu ý: Do đặc trưng bộ môn Ngữ văn, giáo viên cần vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm; nên khuyến khích những bài làm sáng tạo.
Theo TTHN