Đề thi kì 1 môn Toán lớp 6 năm 2018 – Viết tập hợp A bằng cách liệt kê…
Đề thi kì 1 lớp 6 môn Toán có đáp án chi tiết năm học 2017 – 2018 phòng giáo dục Đức Phổ. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HU YỆN ĐỨC P HỔ KIỂM TRA HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2017-2018 Môn: Toán – Lớp 6 Thời gian làm bài: 90 phút Bài 1 . (2,0 điểm) ...
Đề thi kì 1 lớp 6 môn Toán có đáp án chi tiết năm học 2017 – 2018 phòng giáo dục Đức Phổ.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN ĐỨC PHỔ |
KIỂM TRA HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2017-2018 Môn: Toán – Lớp 6 |
|
Thời gian làm bài: 90 phút |
Bài 1. (2,0 điểm)
1) Cho tập hợp A gồm các số tự nhiên nhỏ hơn 5. Hãy viết tập hợp A bằng cách liệt kê các phần tử.
2) Thực hiện các phép tính sau (tính nhanh nếu có thể):
a) 10 + (-15)
b) -2017 + |-123| + |2017|
c) 32 . 23 – {21 + [5 + 3.(44 : 43 – 2)]}
Bài 2. (2,5 điểm)
a) Cho các số sau: 2007; 4827; 5670; 6102. Số nào chia hết cho 3 mà không chia hết cho 9? Số nào chia hết cho cả 2; 3; 5 và 9?
b) Tìm x biết: 43 – 3(x – 1) = 34
Bài 3. (2,5 điểm)
Số học sinh khối lớp 6 của một trường THCS trong khoảng từ 200 đến 300 học sinh. Biết rằng khi xếp hàng 8, hàng 10, hàng 12 đều vừa đủ hàng. Tìm số học sinh khối lớp 6 của trường đó.
Bài 4. (2,5 điểm)
Trên tia Ox lấy hai điểm M và N sao cho OM = 3cm, ON = 6cm.
a) Tính độ dài đoạn thẳng MN.
b) Điểm M có phải là trung điểm của đoạn thẳng ON hay không? Vì sao?
c) Trên tia đối của tia Nx, lấy điểm H sao cho NH = 2cm. Tính độ dài đoạn thẳng MH.
Bài 5. (0,5 điểm)
Cho hai biểu thức A = 1 + 31 + 32 + … + 32017 và B = 32018/2
Hãy tính giá trị của biểu thức: B – A
——————–HẾT——————–
Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Bài |
Nội dung |
Điểm |
1 |
1) A = {0; 1; 2; 3; 4} |
0,5 điểm |
2) a) 10 + (-15) = – (15 – 10) = -5
b) – 2017 + |-123| + |2017| = -2017 + 123 + 2017 = (-2017 + 2017) + 123 = 123 c) 32.23 – {21 + [5 + 3.(44 : 43 – 2)]} = 9.8 – {21 + [5 + 3.2]} = 72 – {21 + 11} = 72 – 32 = 40 |
0,5 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm |
|
2 |
a) Số chia hết cho 3 mà không chia hết cho 9 là số 4827
Số chia hết cho cả 2; 3; 5 và 9 là số 5670 |
0,75 điểm 0,75 điểm |
b) 43 – 3(x – 1) = 34 => 3(x – 1) = 43 – 34
=> 3(x – 1) = 9 => x – 1 = 3 => x = 4 |
0, 5 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm |
|
3 |
Gọi số học sinh khối lớp 6 của trường đó là x (học sinh).
ĐK: x ∈ N, 200 ≤ x ≤ 300 Vì khi xếp hàng 8, hàng 10, hàng 12 đều vừa đủ hàng nên x ∈ BC (8, 10, 12) Mà BCNN(8, 10, 12) = 23.3.5 = 120 => BC (8, 10, 12) = B(120) = {0; 120; 240; 360; …} => x ∈ {0; 120; 240; 360; …} Vì 200 ≤ x ≤ 300 nên x = 240. Vậy số học sinh khối lớp 6 của trường đó là 240 (học sinh). |
0,25 điểm 0,25 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm |
4 |
Vẽ hình đúng
(nếu chỉ vẽ hình đúng đến câu a thì được 0,25 điểm) |
0,5 điểm |
a) Hai điểm M, N cùng thuộc tia Ox mà OM < ON (3cm < 6cm) nên điểm M nằm giữa hai điểm O và N.
OM + MN = ON 3 + MN = 6 MN = 3. Vậy độ dài đoạn thẳng MN = 3(cm) |
0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm |
|
b) Điểm M là trung điểm của đoạn thẳng ON.
Vì điểm M nằm giữa hai điểm O và N mà OM = MN (= 3cm). |
0,25 điểm 0,25 điểm |
|
c) Trên tia NO có NH < NM (2 cm < 3cm)
H nằm giữa 2 điểm M và N nên MH + HN = MN MH + 2 = 3 MH = 1. Vậy độ dài đoạn thẳng MH = 1(cm) |
0,25 điểm 0,25 điểm |
|
5 |
Ta có 3A = 3 + 32 + 33 + … + 32018 => 3A – A = (3 + 32 + 33 + … + 32018) – (1 + 31 + 32 + …+ 32017) => 2A = 32018 – 1 Và B = 32018/2 => 2B = 32018 Do đó 2B – 2A = 32018 – (32018 – 1) = 1 => B – A = 1/2 |
0,25 điểm 0,25 điểm |
Hình vẽ bài 4: