Câu 1: Người ta xét nghiệm thấy trong tế bào sinh dưỡng của một người đàn ông có cặp NST giới tính là XXY. Người này bị hội chứng:
A. etuot B. đao C. mèo kêu D. claiphento
Câu 2: Khi lai giữa các cây bí quả tròn với nhau, đời con thu được 90 bí quả tròn: 61 bí quả bầu dục: 10 bí quả dài. Tính trạng hình dạng quả bí tuân theo quy luật di truyền:
A. phân ly độc lập B. tương tác át chế C. tương tác bổ sung D. tương tác cộng gộp
Câu 3: Ngựa và lừa có thể giao phối với nhau sinh ra con la, tuy nhiên con la bất thụ. Đây là ví dụ về cơ chế cách ly:
A. trước hợp tử B. cơ học C. mùa vụ D. sau hợp tử
Câu 4: Đứa trẻ học lớp 2 trả lời được các câu hỏi của đứa trẻ học lớp 3 thì
A. 117 B. 67 C. 89 D. 130
Câu 5: Ví dụ nào sau đây không phải là ví dụ về cơ quan tương đồng?
A. gai xương rồng và gai cây hoàng liên
B. chi trước của người và chi trước của mèo
C. cánh dơi và vây cá voi
D. tuyến nước bọt của người và tuyến nọc độc của rắn
Câu 6: Nhân tố tiến hóa được xem là nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hóa là:
A. chọn lọc tự nhiên B. di – nhập gen
C. đột biến D. các yếu tố ngẫu nhiên
Câu 7: Hình thành loài khác khu vực địa lý thường xảy ra đối với
A. động vật có khả năng phát tán mạnh B. động vật ít di chuyển
C. thực vật D. các loài chim
Câu 8: Mã di truyền nào sau đây làm nhiệm vụ kết thúc quá trình dịch mã?
A. UAA; UAG; UGA B. UGG, UGA, UAG C. UUA, UAG, UGA D. UAA, UAX, UGA
Câu 9: Thành phần nào sau đây không thuộc Operon Lac?
A. vùng vận hành B. gen điều hòa C. vùng khởi động D. các gen cấu trúc
Câu 10: Trong trường hợp các mỗi tính trạng do 1 gen quy định, tính trội là trội hoàn toàn, phân ly độc lập. Phép lai AabbDdEe X AaBbddEe tạo ra số loại Kg và số loại KH tối đa ở đời con lần lượt là:
A. 16 và 36 B. 36 và 8 C. 16 và 8 D. 36 và 16
A. 0.04AA: 0.64Aa: 0.32aa B. 0.1AA: 0.4Aa: 0.5aa
C. 0.01AA: 0.18Aa: 0.81aa D. 1Aa
Câu 12: Trong quá trình tái bản AND, enzim làm nhiệm vụ nối các đoạn Okazaki là:
A. helicaza B. ligaza C. ARN polymeraza D. AND polymeraza
Câu 13: Dưới tác dụng của hóa chất 5-BU, dạng đột biến gen nào sau đây xảy ra?
A. thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T B. mất 1 cặp A-T
C. thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X D. mất 1 cặp G-X
Câu 14: Các bước nghiên cứu di truyền của Menden gồm:
(1) Lai các dòng thuần chủng khác biệt nhau bởi một hoặc nhiều tính trạng rồi phân tích kết quả ở đời lai F1, F2, F3
(2) Tạo các dòng thuần chủng về từng tính trạng bằng cách cho cây tự thụ phấn qua nhiều thế hệ
(3) Tiến hành thí nghiệm chứng minh cho giả thuyết của mình
(4) Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai, sau đó đưa ra giả thuyết giải thích kết quả
Thứ tự đúng về các bước là:
A. 1à2à3à4 B. 2à3à1à4 C. 1à3à2à4 D. 2à1à4à3
Câu 15: Một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội là 24. Số lượng NST trong tế bào thể ba, thể không, tam bội lần lượt là:
A. 36; 25; 22 B. 25; 22; 36 C. 25; 22; 26 D. 20; 22; 36
Câu 16: Nhận định nào sau đây là của Dacuyn?
A. CLTN là sự phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể
B. Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể
C. Tiến hóa lớn là quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài
D. CLTN là nhân tố tiến hóa chính hình thành nên các quần thể sinh vật thích nghi với môi trường
Câu 17: Tập hợp nào sau đây là một quần thể?
A. các con voi ở Châu Âu và Châu Á B. các con chuột trong vườn
C. đàn gà Ri trong chuồng D. các cây tràm trong rừng U Minh
Câu 18: Phép lai nào sau đây là phép lai phân tích?
A. Aa x aa B. Aa x Aa C. AA x Aa D. AA x AA
Câu 19: Cho biết một số thành tựu trong chọn giống sau đây?
I. Nhân bản thành công cừu Dolly
II. tạo chủng vi khuẩn sản sinh insulin của người
III. tạo giống lúa gạo vàng có khả năng tổng hợp ß – caroten
IV. tạo giống dâu tằm tam bội
Những thành tựu do công nghệ gen là:
A. I, II B. II, III C. II, V D. I, III
Câu 20: Đặc điểm nào sau đây không phải của quy luật hoán vị gen?
A. tăng tần số xuất hiện biến dị tổ hợp
B. hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp
C. tần số alen ≤ 50%
D. tần số hoán vị gen tỉ lệ thuận với khoảng cách giữa các gen
Câu 21 Gen A có chiều dài 5100A0 và có %A = 30%. Gen A bị đột biến thành gen a làm thay đổi tỉ lệ A:G = 1.4849. Số nucleotit loại A và G của gen a lần lượt là:
A. 1050 và 450 B. 899 và 601 C. 601 và 899 D. 600 và 900
Câu 22 Trong trường hợp các mỗi tính trạng do 1 gen quy định, tính trội là trội hoàn toàn, phân ly độc lập. Một phép lai thu được tỉ lệ KH ở đời con như sau: 3 thân cao, hoa đỏ: 3 thân cao, hoa trắng: 1 thân cao, hoa đỏ: 1 thân thấp, hoa trắng. Kiểu gen của bố mẹ là
A. AaBB X Aabb B. Aabb X aaBb C. AaBb X AaBb D. Aabb X AaBb
Câu 23 Một cá thể có KG gen AB//ab khi giảm phân xảy ra hoán vị với tần số 20%. Tỉ lệ giao tử Ab được tạo ra là
A. 10% B. 20% C. 40% D. 50%
Câu 24: Một gen có chiều dài 5100A0, hiệu số % giữa số nucleotit loại A với loại không bổ sung với nó là 10%. Khi gen này tái bản 3 lần liên tiếp thì số nucleotit loại A và G môi trường cần cung cấp lần lượt là:
A. 6300 và 4200 B. 900 và 600 C. 4200 và 6300 D. 600 và 900
Câu 25 Trong trường hợp các mỗi tính trạng do 1 gen quy định, tính trội là trội hoàn toàn, phân ly độc lập. Phép lai ♂AabbDdEe X ♀AaBbddEe. Theo lý thuyết, tỉ lệ KG giống ♀ ở đời con là:
A. 1/2 B. 1/8 C. 1/16 D. 1/4
Câu 26: Một bệnh di truyền ở người của một gia đình thể hiện qua phả hệ sau
Xác suất để cặp vợ chồng III2 x III3 sinh được một người con bị bệnh M là:
A. 0.5 B. 1/4 C. 1/8 D. 1/12
Câu 27: Hãy chọn một loài cây thích hợp trong số loài cây dưới đây để có thể áp dụng chất consixin nhằm tạo giống mới đem lại hiệu quả kinh tế cao
A. cây ngô B. cây củ cải đường C. cây đậu tương D. cây lúa
A. quần thể cây 4n giao phấn được với các cây của quần thể cây 2n cho ra cây lai 3n bị bất thụ
B. quần thể cây 4n có sự khác biệt với quần thể cây 2n về số lượng NST
C. quần thể cây 4n không thể giao phấn được với các cây của quần thể cây 2n
D. quần thể cây 4n có các đặc điểm hình thái như kích thước các cơ quan sinh dưỡng lớn hơn hẳn các cây của quần thể 2n
Câu 29: Bệnh máu khó đông ở người do gen lặn a nằm trên NST giới tính X quy định (không có alen tương ứng trên Y), gen trội A quy định máu đông bình thường. Một cặp vợ chồng có máu đông bình thường, họ sinh được một người con trai bị bệnh. Nếu họ sinh tiếp được 1 người con trai thì xác suất người con trai này bị bệnh là bao nhiêu?
A. 0.75 B. 0.625 C. 0.5 D. 0.25
Câu 30: Một quần thể người có tần số người bị bệnh bạch tạng là 0.5. Giả sử quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền. Tính xác suất để hai người bình thường trong quần thể này lấy nhau sinh ra người con trai đầu lòng bị bệnh bạch tạng? Biết rằng, bệnh do gen lặn a nằm trên NST thường quy định.