14/01/2018, 14:03

Đề thi khảo sát học sinh giỏi môn Sinh học lớp 8 năm học 2014 - 2015 trường THCS Nguyễn Khuyến

Đề thi khảo sát học sinh giỏi môn Sinh học lớp 8 năm học 2014 - 2015 trường THCS Nguyễn Khuyến Đề thi học sinh giỏi lớp 8 môn Sinh có đáp án Đề thi khảo sát học sinh giỏi môn Sinh học lớp 8 được ...

Đề thi khảo sát học sinh giỏi môn Sinh học lớp 8 năm học 2014 - 2015 trường THCS Nguyễn Khuyến

Đề thi khảo sát học sinh giỏi môn Sinh học lớp 8

 được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải là tài liệu ôn tập môn Sinh học hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 8. Hi vọng tài liệu này giúp các bạn ôn thi học sinh giỏi môn Sinh hiệu quả.

Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 8 năm 2015 huyện Tam Nông, Phú Thọ

TRƯỜNG THCS NGUYỄN KHUYỄN 

ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI

MÔN: SINH HỌC 8

NĂM HỌC: 2014 - 2015

Câu 1: Xương có tính chất và thành phần hóa học nào. Nêu thí nghiệm để chứng minh các thành phần hóa học có trong xương?

Câu 2: Phân tích cơ sở của nguyên tắc truyền máu. Giải thích vì sao nhóm máu O là máu chuyên cho, nhóm máu AB là máu chuyên nhận.

Câu 3: Vẽ sơ đồ mô tả đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn? Vai trò chủ yếu của tim và hệ mạch trong vòng tuần hoàn máu là gì?

Câu 4: Giải thích câu: "Trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói". Trình bày khái niệm đồng hóa và dị hóa. Nêu mối quan hệ giữa đồng hóa và dị hóa?.

Câu 5: Nêu rõ các đặc điểm cấu tạo của đại não người. Chứng tỏ sự tiến hóa của đại não người so với động vật khác thuộc lớp thú?

Câu 6: Nêu các bước hình thành được phản xạ vỗ tay cá nổi lên khi cho ăn. Vận dụng kiến thức về sự hình thành phản xạ có điều kiện, để nhớ bài lâu em phải học như thế nào?

Câu 7: Bài toán: Một người hô hấp thường là 18 nhịp/phút, mỗi nhịp hít vào với một lượng khí là 420 ml. Khi người ấy tập luyện hô hấp sâu 12 nhịp/phút, mỗi nhịp hít vào là 620 ml không khí.

a. Tính lưu lượng khí lưu thông, khí vô ích ở khoảng chết, khí hữu ích ở phế nang của người hô hấp thường và hô hấp sâu được thực hiện trong mỗi phút.

b. So sánh lượng khí hữu ích giữa hô hấp thường và hô hấp sâu trong mỗi phút.

(Biết rằng lượng khí vô ích ở khoảng chất của mỗi nhịp hô hấp là 150 ml).

Đáp án đề thi khảo sát học sinh giỏi môn Sinh học lớp 8

Câu 1 (3đ)

  • Tính chất xương có 2 đặc tính cơ bản: đàn hồi và rắn chắc. (1đ)
    • Nhờ tính đàn hồi nên xương có thể chống lại tất cả các lực cơ học tác động vào cơ thể. Nhờ tính rắn chắc nên xương có thể chống đỡ được sức nặng của cơ thể.
    • Xương trẻ em có tính dàn hồi cao. Xương người già dòn.
  • Thành phần hóa học bao gồm chất hữu cơ còn gọi là cốt giao và chất khoáng, chủ yếu là muối canxi. Chất khoáng làm cho xương rắn chắc, cốt giao đảm bảo tính đàn hồi. (0.5đ)
  • Thí nghiệm:
    • Lấy xương đùi ếch trưởng thành ngâm trong dung dịch axit chlohydric 10% sau 10 đến 15 phút, lấy phần còn lại rất mềm và có thể uốn cong dễ dàng, đó là chất hữu cơ. (0,75đ)
    • Lấy xương đùi ếch trưởng thành đốt trên ngọn lửa đền cồn cho đến khi xương không cháy nữa, không còn khí bay lên, bóp nhẹ phần xương đã đốt vụn ra như tro, đó là chất khoáng. (0,75đ)

Câu 2 (3đ)

  • Cơ sở của nguyên tắc truyền máu:
    • Trong máu người được phát hiện có 2 yếu tố:
      • Có 2 loại kháng nguyên trên hồng cầu là A và B (0,25đ)
      • Có 2 loại kháng thể trong huyết tương: α (gây kết dính A) và β (gây kết dính B) (0,5đ)
    • Hiện tượng kết dính hồng cầu của máu cho xảy ra khi vào cơ thể nhận gặp kháng thể trong huyết tương của máu nhận gây kết dính (0,5đ)
    • Vì vậy, khi truyền máu cần làm xét nghiệm trước để lựa chọn nhóm máu truyền cho phù hợp, tránh tai biến. Hồng cầu người cho bị kết dính trong huyết tương người nhận gây tắc mạch và tránh việc nhận máu bị nhiễm các tác nhân gây bệnh. (0,75đ)
  • Giải thích nhóm máu O là máu chuyên cho, nhóm máu AB là máu chuyên nhận:
    • Nhóm máu O không chứa kháng nguyên trên hồng cầu, do đó khi được truyền cho nhóm máu khác thì không bị kháng thể trong huyết tương của máu nhận gây kết dính hồng cầu nên gọi là nhóm máu chuyên cho. (0,5đ)
    • Nhóm máu AB chứa 2 loại kháng nguyên A và B trên hồng cầu, nhưng trong huyết tương không chứa kháng thể. Do đó Nhóm máu AB không có khả năng gây kết dính hồng cầu nên nhóm máu AB có thể nhận bất kỳ nhóm máu nào truyền cho nó, vì vậy gọi là máu chuyên nhận. (0,5đ)

Câu 3 (2đ)

Vòng tuần hoàn nhỏ: Tâm thất phải → động mạch phổi → mao mạch phổi → tĩnh mạch phổi → tâm nhĩ trái. (0,5đ)

Vòng tuần hoàn lớn: Tâm thất trái →động mạch chủ → mao mạch trên cơ thể → tĩnh mạch chủ (trên và dưới) → tâm nhĩ phải. (0,5đ)

Vai trò chủ yếu của tim và hệ mạch trong vòng tuần hoàn máu:

  • Tim co bóp tạo áp lực đẩy máu qua các hệ mạch. (0,5đ)
  • Hệ mạch: Dẫn máu từ tim (tâm thất) tới các tế bào của cơ thể, rồi từ các tế bào trở về tim (tâm nhĩ). (0,5đ)

Câu 4 (3đ)

  • "Trời nóng chóng khát" vì khi trời nóng, cơ thể toát nhiều mồ hôi để điều hòa thân nhiệt, làm mất nhiều nước nên dẫn đến chóng khát. (0,5đ)
  • "Trời mát chóng đói" vì khi trời mát, đặc biệt là mùa lạnh, cơ thể cần nhiều năng lượng để giữ nhiệt độ cơ thể ổn định 37 độ C, nên tiêu tốn nhiều thức ăn do đó chóng đói. (0,5đ)
  • Khái niệm đồng hóa: Đồng hóa là quá trình tổng hợp từ các nguyên liệu đơn giản sẵn có trong tế bào thành những chất đặc trưng của tế bào và tích lũy năng lượng trong các liên kết hóa học. (0,5đ)
  • Khái niệm dị hóa: Dị hóa là quá trình phân giải các chất được tích lũy trong quá trình đồng hóa thành các chất đơn giản, bẻ gãy các liên kết hóa học để gải phóng năng lượng. (0,5đ)
  • Mối quan hệ giữa đồng hóa và dị hóa: Đồng hóa và dị hóa là 2 mặt của một quá trình mâu thuẫn, đối lập lẫn nhau nhưng gắn bó chặt chẽ và tiến hành song song. (0,5đ)
    • Đồng hóa cung cấp nguyên liệu cho quá trình dị hóa (0,25đ)
    • Dị hóa cung cấp năng lượng cho quá trình đồng hóa (tổng hợp chất mới) (0,25đ)

Câu 5 (3đ)

  • Các đặc điểm cấu tạo của đại não người:
    •  Đại não rất phát triển, che lấp cả não trung gain và não giữa. (0,25đ)
    • Bề mặt của đại não được phủ một lớp chất xám làm thãnh võ não, có nhiều nếp gấp tạo thành các khe, rãnh, làm tăng diện tích bề mặt võ não (0,25đ)
    • Trên võ não được chia thành nhiều vùng khác nhau đảm nhiệm các chức năng khác nhau. Đặc biệt ở não người xuất hiện các vùng mới: Vùng vận động ngôn ngữ, vùng hiểu biết tiếng nói và chữ viết (0,5đ)
    • Chất trắng là các đường thần kinh nối các vùng của võ não và nối 2 nửa đại não với nhau. Các đường dẫn truyền nối giữa võ não với các phần dưới của não và tủy sống. Các đường này đều bắt chéo hoặc ở hành tủy hoặc ở tủy sống. (0,75đ)
  • Sự tiến hóa của đại não người so với động vật khác thuộc lớp thú: So với đại não thú, đại não người lớn hơn rất nhiều, có sự phân hóa về cấu tạo và chức năng. Đặc biệt có sự xuất hiện các vùng mới: vùng tiếng nói, chữ viết; vùng hiểu tiếng nói, chữ viết. Đó chính là hệ thống tín hiệu thứ 2, hoàn toàn không có ở các động vật thuộc lớp thú. (1đ)

Câu 6 (2đ)

  • Các bước hình thành được phản xạ vỗ tay cá nổi lên khi cho ăn:
    • Bước 1: Chọn hình thức kết hợp phù hợp như: Kích thích có điều kiện là vỗ tay. Kích thích không điều kiện là cho cá ăn (0,5đ)
    • Bước 2: Kết hợp 2 kích thích vỗ tay và cho cá ăn (0,25đ)
    • Bước 3: Củng cố làm nhiều lần liên tục dần hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời giữa trung khu thính giác và trung khu ăn uống. Khi đã hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời thì chỉ cần vỗ tay thì cá nổi lên. (0,5đ)
  • Để nhớ bài lâu, em cần có cách học đọc nhiều, viết lại nhiều lần liên tục. Vì khi đọc và viết lại nhiều lần như thế sẽ hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời giữa các vùng thị giác, vùng hiểu tiếng nói và chữ viết, vùng thính giác,... lúc đó ta sẽ nhớ bài lâu hơn. (0,75đ)

Câu 7 (4đ)

a. Lưu lượng khí:

Lưu lượng khí của người hô hấp thường lưu thông trong 1 phút:

18 x 420 = 7560 (ml) (0,5đ)

Lưu lượng khí vô ích ở khoảng chết của người hô hấp thường trong 1 phút: 18 x 150 = 2700 (ml) (0,5đ)

Lượng khí hữu ích trong 1 phút của người hô hấp thường là:

7560 - 2700 = 4860 (ml) (0,5đ)

Lưu lượng khí lưu thông trong 1 phút khi người đó hô hấp sâu là:

12 x 620 = 7440 (ml) (0,5đ)

Lưu lượng khí vô ích ở khoảng chết trong 1 phút khi người đó hô hấp sâu:

12 x 150 = 1800 (ml) (0,5đ)

Lượng khí hữu ích trong 1 phút của người hô hấp sâu là:

7440 - 1800 = 5640 (ml) (0,5đ)

b. Trong một phút, lượng khí hữu ích giữa hô hấp sâu hơn hô hấp thường là:

5640 - 4860 = 780 (ml). (1đ)

0