Đề thi khảo sát đội tuyển HSG môn Lịch sử lớp 12, năm học 2017 - 2018 trường THPT Yên Lạc 2, Vĩnh Phúc
Đề thi khảo sát đội tuyển HSG môn Lịch sử lớp 12, năm học 2017 - 2018 trường THPT Yên Lạc 2, Vĩnh Phúc Khảo sát đội tuyển HSG môn Lịch sử 12 có đáp án Đề thi khảo sát đội tuyển HSG môn Lịch sử lớp 12 ...
Đề thi khảo sát đội tuyển HSG môn Lịch sử lớp 12, năm học 2017 - 2018 trường THPT Yên Lạc 2, Vĩnh Phúc
Đề thi khảo sát đội tuyển HSG môn Lịch sử lớp 12
VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: . Bộ đề thi bao gồm lời giải chi tiết sẽ giúp các bạn học sinh ôn luyện một cách dễ dành hơn môn Lịch sử 12. Mời thầy cô cùng các bạn học sinhh tham khảo.
SỞ GD &ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2 |
KÌ THI KSCL ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI KHỐI 12 ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ NĂM HỌC 2017 - 2018 Thời gian làm bài 180 phút, không kể thời gian giao đề |
Câu 1:( 2,0 điểm)
Nêu những ưu điểm và hạn chế cơ bản của Liên Xô trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội (1945- 1991). Liên Xô tan rã đã tác động như thế nào đến tình hình thế giới?
Câu 2: ( 2,5 điểm)
Trình bày bước phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1994. Những nhân tố nào thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi?
Câu 3: (1,5 điểm)
Những điểm giống và khác nhau giữa Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?
Câu 4: (2,0 điểm)
“ Từ nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản bắt đầu đưa ra chính sách đối ngoại mới”. (Sách giáo khoa Lịch sử 12, trang 56).
a. Sự khác biệt cơ bản trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản trước và sau năm 1977?
b. Những nguyên nhân nào khiến Nhật Bản điều chỉnh chính sách đối ngoại?
Câu 5: ( 2,0 điểm)
Quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 có sự thay đổi như thế nào? Giải thích tại sao lại có sự thay đổi đó.
---------------------Hết----------------------
Đáp án đề thi khảo sát đội tuyển HSG môn Lịch sử lớp 12
Câu |
Nội dung | Điểm |
Câu 1 |
Nêu những thành tựu và hạn chế cơ bản của Liên Xô trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội (1945- 1991). Liên Xô tan rã đã tác động như thế nào đến tình hình thế giới? |
2,0 |
a. Thành tựu: - Kinh tế: Hoàn thành khôi phục kinh tế hàn gắn vết thương chiến tranh; xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của Chủ nghĩa xã hội đạt được nhiều thành tựu. Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ), chiếm 20% sản lượng công nghiệp thế giới. |
0,25 | |
Khoa học kĩ thuật: Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ; Năm 1957, phóng thành công vệ tinh nhân tạo; Năm 1961, phóng thành công tàu vũ trụ phương Đông đưa nhà du hành vũ trụ Gagarin bay vòng quanh trái đất, mở ra kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người. | 0,25 | |
b. Hạn chế: - Đề ra đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, cơ chế tập trung quan liêu bao cấp làm cho sản xuất trì trệ, …xã hội thiếu dân chủ và công bằng làm gia tăng bất mãn trong quần chúng. |
0,25 | |
- Không bắt kịp bước phát triển về khoa học - kĩ thuật tiên tiến, dẫn đến tình trạng trì trệ khủng hoảng về kinh tế và xã hội. | 0,25 | |
- Công cuộc cải tổ phạm phải sai lầm về nhiều mặt, từ bỏ Chủ nghĩa Mác – Lênin, xóa bỏ nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc Đảng lãnh đạo…., thiết lập quyền lực tổng thống, làm sụp đổ CNXH ở Liên Xô. | 0,25 | |
- Hạn chế về công tác cán bộ: sự tha hóa về phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng của một số người lãnh đạo đảng và nhà nước trở thành đối tượng để các thế lực thù địch lợi dụng chống phá chế độ. | 0,25 | |
c. Tác động: - Hệ thống XHCN trên thế giới không còn tồn tại; Trật tự hai cực Ianta chính thức sụp đổ; Mĩ là cực duy nhất còn lại, có lợi thế tạm thời, mưu đồ thiết lập trật tự thế giới “đơn cực” do Mĩ làm bá chủ thế giới. |
0,5 | |
Câu 2 |
Trình bày bước phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1994. Những nhân tố nào thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi? | 2,5 |
a. Bước phát triển: Giai đoạn từ năm 1945 đến 1954: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giành độc lập ở châu Phi bùng nổ mạnh trước hết là ở Bắc Phi: mở đầu là cuộc binh biến của binh lính và sĩ quan yêu nước Ai Cập (1952), lật đổ vương triều Pharúc, chỗ dựa của thực dân Anh, lập ra nước Cộng hòa Ai Cập (18 – 6 – 1953). Tiếp theO là Libi (1952), Angiêri (1954 – 1962). |
0,25 | |
Giai đoạn từ năm 1954 đến 1960: Nửa sau thập niên 50, hệ thống thuộc địa của thực dân ở châu Phi tan rã, nhiều quốc gia giành được độc lập như: Tuynidi, Marốc, Xuđăng(1956), Gana (1957), Ghinê (1958),… | 0,25 | |
Giai đoạn từ năm 1960 đến 1975: Năm 1960 được ghi nhận là “Năm châu Phi” với 17 nước được trao trả độc lập. Năm 1975, thắng lợi của cách mạng Ănggôla và Môdămbích trong cuộc đấu tranh chống thực dân Bồ Đào Nha, đã đánh đổ nền thống trị chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó. | 0,25 | |
Từ năm 1975 đến nay: Giai đoạn hoàn thành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, tiêu biểu là cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc tại Nam Phi. + Sau nhiều thập kỉ đấu tranh, nhân dân Nam Rôđêdia đã tuyên bố thành lập nước Cộng hoà Dimbabuê (18 – 4 – 1980). Trước sức ép của nhân dân và Liên hợp quốc, chính quyền Nam Phi đã trao trả độc lập cho Namibia; tháng 3 - 1990, Namibia tuyên bố độc lập. |
0,25 | |
+ Tại Nam Phi: Trước áp lực đấu tranh của người da màu, bản Hiến pháp 11 – 1993, chế độ phân biệt chủng tộc (Aphácthai) bị xóa bỏ. Tháng 4 – 1994, nhân dân Nam Phi thắng lợi trong cuộc bầu cử đa sắc tộc đầu tiên. Kết quả là Nenxơn Manđêla – Chủ tịch ANC trở thành Tổng thống Cộng hòa Nam Phi, một nước Nam Phi mới, dân chủ và không phân biệt chủng tộc. Sự kiện này đánh dấu việc chấm dứt chế độ phân biệt chủng tộc dã man, đầy bất công đã từng tồn tại ba thế kỉ ở nước này. | 0,5 | |
b. Những nhân tố…. – Nhân tố khách quan: + Sự kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai cũng như những thay đổi về tình hình quốc tế sau chiến tranh đã thúc đẩy phong trào độc lập dân tộc tại châu Phi… Thất bại của chủ nghĩa phát xít, sự suy yếu của Anh và Pháp, hai quốc gia thống trị nhiều vùng thuộc địa tại châu Phi tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân châu Phi. |
0,25 | |
+ Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, trước hết là của Việt Nam và Trung Quốc đã cổ vũ cuộc đấu tranh giải phóng ở châu Phi. | 0,25 | |
– Nhân tố chủ quan: + Sau chiến tranh, lực lượng cách mạng ở châu Phi đã có sự trưởng thành vượt bậc… Châu Phi đã thành lập được tổ chức lãnh đạo là “Tổ chức thống nhất châu Phi” (OAU) năm 1963; giữ vai trò quan trọng trong việc phối hợp hoạt động và thúc đẩy sự nghiệp đấu tranh cách mạng của các nước châu Phi… |
0,25 | |
+ Giai cấp tư sản châu Phi ngày càng trưởng thành, nhanh chóng nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng thông qua các chính đảng hoặc các tổ chức chính trị của mình; Nhân dân châu Phi đã tận dụng mọi thời cơ tổ chức đấu tranh …. Mọi đường lối đấu tranh giải phóng dân tộc luôn nhận được sự đồng tình ủng hộ to lớn của các tầng lớp nhân dân… | 0,25 | |
Câu 3 | Những điểm giống và khác nhau giữa Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)? | 1,5 |
a. Giống nhau * Hoàn cảnh ra đời - Là tổ chức của những quốc gia liền kề về địa lí, tương đồng về kinh tế, văn hóa. |
0,25 | |
- Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài (Mĩ). | 0,25 | |
* Mục tiêu: liên minh, hợp tác cùng phát triển về kinh tế, văn hóa. | 0,25 | |
* Vị trí: hiện nay là những tổ chức liên kết, hợp tác khu vực phát triển hiệu quả nhất thế giới, có xu hướng phát triển liên kết lên tầm cao mới (EU tiến tới nhất thể hóa, ASEAN hướng tới thành một cộng đồng vững mạnh). | 0,25 | |
* Vai trò: hợp tác, phát triển tăng khả năng cạnh tranh với các nước ngoài khối. | 0,25 | |
b. Khác nhau - Liên minh châu Âu (EU) là tổ chức liên kết châu lục, hợp tác toàn diện hơn và ảnh hưởng lớn hơn. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là tổ chức liên kết khu vực và đang phát triển. |
0,25 | |
Câu 4 | a. Sự khác biệt cơ bản trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản trước và sau năm 1977?
b. Những nguyên nhân khiến Nhật Bản điều chỉnh chính sách đối ngoại. |
2,0 |
a. Sự khác biệt cơ bản trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản trước và sau năm 1977
- Trong những năm 1945 - 1973, chính sách đối ngoại của Nhật Bản là liên minh chặt chẽ với Mỹ (Biểu hiện: Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật được kí kết năm 1951..; Nhật Bản chấp nhận đứng dưới chiếc ô bảo trợ hạt nhân của Mỹ….). |
0,5 | |
- Nửa sau những năm 70, Nhật Bản đưa ra chính sách đối ngoại mới, thể hiện trong học thuyết Phucưđa (1977) và Kaiphu (1991) với nội dung chủ yếu là tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á... | 0,25 | |
- Từ 1991 đến 2000, Nhật Bản vẫn coi trọng quan hệ với Mĩ và Tây Âu, nhưng đặc biệt chú trọng phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á. | 0,25 | |
b. Những nguyên nhân khiến Nhật Bản điều chỉnh chính sách đối ngoại
- Do sự phát triển thần kì về kinh tế (thập kỷ 60), đến đầu thập kỷ 70, Nhật Bản đã trở thành một trong 3 trung tâm kinh tế của thế giới. Cùng với tiềm lực kinh tế ngày càng lớn mạnh, sức mạnh về quân sự của Nhật Bản ngày càng được tăng cường… |
||
- Cùng với sự suy giảm về địa vị kinh tế, từ sau năm 1975 Mỹ phải rút khỏi Đông Nam Á, tạo ra khoảng trống quyền lực tại khu vực này…. | 0,25 | |
- Do xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa ngày càng phát triển…. | 0,25 | |
Câu 5 | Quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 có sự thay đổi như thế nào? Giải thích tại sao lại có sự thay đổi đó | 2,0 |
a. Quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 có sự thay đổi - Từ năm 1947 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, cuộc chiến tranh lạnh với sự đối đầu giữa hai khối Tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa với nội dung chạy đua vũ trang là chủ yếu, chi phối mọi mối quan hệ quốc tế….. |
0,25 | |
- Đầu những năm 70 của thế kỉ XX đến năm 1991, xu thế hòa hoãn Đông- Tây và chiến tranh lạnh chấm dứt…. | 0,25 | |
- Từ sau năm 1991, Quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh với nội dung chủ yếu lấy phát triển kinh tế làm trung tâm; Sự xác lập của trật tự thế giới đa cực; Quan hệ giữa các nước lớn là mối quan hệ đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp; ….. | 0,5 | |
b. Giải thích - Sau hơn 40 năm chạy đua vũ trang, hai siêu cường Xô – Mĩ hao tổn, suy giảm thế mạnh về nhiều mặt so với các cường quốc khác. Kinh tế Mĩ chịu sự cạnh tranh gay gắt của các nước: Tây Âu, Nhật Bản,… CNXH ở Liên Xô lâm vào khủng hoảng trì trệ kéo dài,….Cả hai nước cần phải thoát khỏi thế đối đầu để củng cố vị thế của mình. |
0,5 | |
- Do tác động của cuộc Cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại (đầu những năm 70 của thế kỉ XX, gọi là Cách mạng khoa học- công nghệ) diễn ra ngày càng mạnh mẽ đã thúc đẩy quan hệ giao lưu hợp tác quốc tế với xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ. | 0,5 |
---------------------------------------------
Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: . Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Thi thpt Quốc gia môn Văn, đề thi học kì 2 lớp 12, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.