Đề thi khảo sát chất lượng môn Hóa học lớp 10 trường THPT Lương Tài 2, Bắc Ninh năm học 2015 - 2016 (Lần 3)
Đề thi khảo sát chất lượng môn Hóa học lớp 10 trường THPT Lương Tài 2, Bắc Ninh năm học 2015 - 2016 (Lần 3) Đề kiểm tra KSCL môn Hóa lớp 10 có đáp án Đề thi khảo sát chất lượng môn Hóa học lớp 10 gồm ...
Đề thi khảo sát chất lượng môn Hóa học lớp 10 trường THPT Lương Tài 2, Bắc Ninh năm học 2015 - 2016 (Lần 3)
Đề thi khảo sát chất lượng môn Hóa học lớp 10
gồm 8 câu hỏi tự luận có đáp án đi kèm, là tài liệu ôn tập môn Hóa hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 10, giúp các bạn ôn tập và củng có kiến thức hiệu quả, chuẩn bị sẵn sàng cho bài kiểm tra cuối năm. Mời các bạn cùng tham khảo.
Đề thi khảo sát chất lượng môn Ngữ văn lớp 10 trường THPT Lương Tài 2, Bắc Ninh năm học 2015 - 2016 (Lần 3)
Đề thi khảo sát chất lượng môn Hóa học lớp 10 trường THPT Đồng Đậu, Vĩnh Phúc năm 2015 - 2016 (Lần 2)
SỞ GD&ĐT BẮC NINH TRƯỜNG THPT LƯƠNG TÀI 2 |
ĐỀ KIỂM TRA LỚP CHẤT LƯỢNG CAO LẦN 3 NĂM HỌC 2015-2016 MÔN: HÓA HỌC 10 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Ngày kiểm tra: 13 tháng 3 năm 2016 |
Câu 1: (1 điểm) Nguyên tử X có tổng số hạt cơ bản là 54 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 14 hạt
a. Xác định số proton, nơtron và electron trong X.
b. Từ cấu hình electron xác định vị trí của X trong bảng tuần hoàn.
(Cho số hiệu nguyên tử của: F = 9, Si =14, P =15, S =16, Cl = 17, Br = 35)
Câu 2: (1,5 điểm) Viết các phương trình hóa học biểu diễn những chuyển hóa sau (ghi rõ điều kiện nếu có):
Câu 3: (1 điểm)
a. Sục khí Clo tới dư qua dung dịch Kali iotua, sau khi phản ứng kết thúc người ta dùng hồ tinh bột để xác nhận sự có mặt của đơn chất I2 nhưng không thấy hồ tinh bột chuyển sang màu xanh. Hãy giải thích và viết phương trình phản ứng.
b. Để khắc chữ lên thủy tinh người ta thường dùng hóa chất là CaF2 và H2SO4 đặc. Hãy giải thích cách làm trên bằng các phản ứng hóa học.
Câu 4: (1 điểm) Cho sơ đồ điều chế và thu khí Clo trong phòng thí nghiệm, như sau:
a) Giải thích tại sao khi thu khí Cl2 lại đặt ngửa ống nghiệm?
b) Hỗn hợp khí thoát ra chứa Cl2 có lẫn hiđro clorua và hơi nước, vậy cho biết vai trò của dung dịch NaCl và H2SO4 đặc trong thí nghiệm trên là như thế nào?
Câu 5: (2 điểm) Hòa tan 16,4 gam hỗn hợp X gồm Fe và FeO bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl 10% thì thu được 2,24 lít khí H2 (đo ở đktc) và dung dịch A.
a) Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X.
b) Tính khối lượng dung dịch HCl đã phản ứng và nồng độ % của muối trong dung dịch A.
Câu 6: (1,5 điểm) Một hỗn hợp X gồm 3 muối NaF, NaCl, NaBr. Hòa tan hoàn toàn 57,1 gam X vào nước được dung dịch Y. Sục khí clo dư vào dung dịchY rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 39,3 gam muối khan Z. Lấy ½ lượng muối khan Z hòa tan vào nước rồi cho sản phẩm phản ứng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được 43,05 gam kết tủa. Tính % khối lượng các muối trong hỗn hợp X .
Câu 7. (1 điểm) Thực hiện phản ứng của V lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm H2 và Cl2 có tỉ khối hơi so với H2 bằng 14,8 trong bình kín, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y gồm H2, Cl2 và HCl. Cho Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH (ở nhiệt độ thường, vừa đủ) thu được dung dịch có thể tích là 1 lit và tổng nồng độ mol/lit của các muối tan trong dung dịch sau phản ứng là 0,4M. Viết phương trình phản ứng, tính V?
Câu 8 (1 điểm) Dung dịch X và Y chứa HCl với nồng độ mol tương ứng là C1, C2 (mol/lit), trong đó C1 > C2.
- Trộn 150 ml dung dịch X với 500ml dung dịch Y được dung dịch Z. Để trung hòa 1/10 dung dịch Z cần 10ml dung dịch hỗn hợp NaOH 1M và Ba(OH)2 0,25M.
- Mặt khác lấy V1 lít dung dịch X chứa 0,05 mol HCl trộn với V2 lít dung dịch Y chứa 0,15 mol HCl được 1,1 lít dung dịch.
Hãy xác định C1, C2, V1, V2.
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:
H = 1; O = 16; F = 19, Na = 23; Cl = 35,5; Fe = 56; Br = 80; Ag = 108; I = 127.
Đáp án đề thi khảo sát chất lượng môn Hóa học lớp 10
Câu 1
a. Tìm và kết luận Z = 17, N = 20.
b. Viết cấu hình, xác định vị trí đúng
Câu 2
Viết đúng mỗi PT được 0,25 điểm
1. 2KMnO4 + 16HCl 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O
2. Fe + 3Cl2 → 2 FeCl3
3.FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3 NaCl
4.NaCl + H2SO4(đ) → NaHSO4 + HCl
5.CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
6. CuCl2 + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2 AgCl
Câu 3
a. Viết pt
Cl2 +2 KI → 2 KCl + I2
5 Cl2 + I2 + 6 H2O → 10 HCl + 2 HIO3
b. CaF2 + H2SO4 →CaSO4 + 2HF
SiO2 + 4 HF → SiF4 + 2 H2O
Câu 4
a. Do Cl2 nặng hơn không khí
b. Vai trò NaCl giữ HCl, H2SO4 đặc giữ nước
Câu 5
a. Viết PT
Tìm số mol của FeO 0,15, Fe. 0,1
Tính % khối lượng của Fe là 34,15%
Tính % khối lượng của Fe là 65,85%
b. KL dd HCl là 146 gam
KLđ sau pư 162,2 gam
Tính nồng độ FeCl2 là 19,57%
Câu 6
Số mol của NaF, NaCl, NaBr lần lượt là a, b, c
Lập mỗi PT được
42 a + 58,5 b + 103 c = 57,1 42 a + 58,5 b + 58,5 c = 39,3
b + c = 0,6 giải các PT x = 0,1, y = 0,2, z = 0,4
Tính được % NaF = 7,36% NaCl = 20,5% NaBr = 72,14
Câu 7
Tính được tỉ lệ mol của H2 và Cl2 là 3:2
Viết PT tính V = 11,2 lít
Câu 8
nNaOH = 0,01.1 = 0,01 mol; nBa(OH)2 = 0,01.0,25 = 0.0025 mol
Phương trình hóa học
* Với C1 = 1/11 M => C2 = 0,3 – 0,3.1/11 = 3/11 (loại vì khi đó C1 < C2)