15/01/2018, 09:49

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn lớp 8 trường THCS Cẩm Vũ, Hải Dương năm học 2017 - 2018

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn lớp 8 trường THCS Cẩm Vũ, Hải Dương năm học 2017 - 2018 Đề kiểm tra đầu năm môn Văn 8 có đáp án Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 8 môn Văn có đáp án ...

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn lớp 8 trường THCS Cẩm Vũ, Hải Dương năm học 2017 - 2018

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 8 môn Văn

 có đáp án đi kèm, đây là tài liệu nhằm kiểm tra lại kiến thức đã học, ôn tập môn Ngữ văn lớp 7, giúp các bạn học sinh chuẩn bị kiến thức và nâng cao kỹ năng môn Ngữ văn hiệu quả.

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn lớp 8 trường THCS Long Xuyên, Hải Dương năm học 2014 - 2015

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn lớp 8 trường THCS Cự Khê, Hà Nội năm học 2016 - 2017

PHÒNG GD&ĐT CẨM GIÀNG

TRƯỜNG THCS CẨM VŨ

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM

NĂM HỌC 2017 – 2018

Môn: Ngữ văn – Lớp 8

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi gồm: 01 trang

Câu 1: (3.5 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”...

(SGK Ngữ Văn 7, tập 2)

a) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Ai là tác giả?

b) Nêu nội dung chính của đoạn văn trên? Nội dung đó được thể hiện rõ nhất qua câu văn nào? Được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

Câu 2: (1,5 điểm):

Tìm cụm C-V làm thành phần trong các câu sau, chỉ rõ đó là thành phần gì?

a, Những hình ảnh ấy khiến mọi người thương xót.

b, Cây táo này quả rất sai.

c, Con mèo chạy làm đổ lọ hoa.

Câu 3: ( 5 điểm)

Tục ngữ có câu:

Lời nói chẳng mất tiền mua,

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Em hiểu lời khuyên đó như thế nào?

------------------ Hết ------------------------

Đáp án đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 8 môn Văn

Câu 1 (3,5đ)

a. (1 đ)

  • Đoạn văn trên trích trong văn bản: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”.
  • Tác giả: Hồ Chí Minh
  • Biểu điểm
    • Mức tối đa (1 điểm): Trả lời chính xác tên văn bản:“Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”. Tác giả: Hồ Chí Minh
    • Mức ch­ưa tối đa (0,25-0,75 điểm): Trả lời còn sai, chưa chính xác tên tác giả hoặc tên tác phẩm.
    • Mức ch­ưa đạt (0 điểm): làm sai hoặc không làm

b. (2,5 đ)

  • Nội dung chính của đoạn văn: Nêu nhận định chung về lòng yêu nước của nhân dân ta.
  • Nội dung đó được thể hiện rõ nhất qua câu văn: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
  • Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
  • Biểu điểm
    • Mức tối đa (2,5 điểm): Phần cảm nhận đáp ứng được yêu cầu trên, diễn đạt tốt, không sai chính tả.
    • Mức chưa tối đa (0,25 – 2,25 điểm): Cảm nhận được song còn chưa đầy đủ, diễn đạt chưa tốt, còn sai lỗi chính tả. (GV căn cứ vào mức độ hoàn thành của HS để cho điểm phù hợp).
    • Mức chưa đạt (0 điểm): Làm sai hoặc không làm.

Câu 2 (1,5đ)

a, Những hình ảnh ấy// khiến mọi người/ thương xót.

                                          ĐT        C                  V

                     C                                     V

-> mở rộng phụ ngữ của cụm ĐT

b, Cây táo này// quả /rất sai.

                           C        V

               C               V -> mở rộng VN

c, Con mèo chạy// làm đổ lọ hoa.

           C       V

                C                      V

=> mở rộng thành phần CN.

Biểu điểm

  • Mức tối đa (1,5 điểm): Đảm bảo các yêu cầu trên.
  • Mức chưa tối đa (0,25 -> 1,25 điểm): Xác định chưa đầy đủ hoặc chưa đúng hết các yêu cầu trên. Thiếu ý nào trừ điểm ý đó.
  • Mức không đạt (0 điểm): xác định sai hoặc không làm.

Câu 3 (5đ)

MB

  • Yêu cầu
    • Dẫn dắt vào vấn đề.
    • Nêu vấn đề nghị luận: câu tục ngữ.
  • Biểu điểm
    • Mức tối đa (0,5 điểm): HS biết dẫn dắt, nêu vấn đề hay, ấn tượng, sáng tạo.
    • Mức chưa tối đa (0,25 điểm): HS giới thiệu còn mắc lỗi diễn đạt, chính tả, lủng củng.
    • Mức chưa đạt (0 điểm): Lạc đề hoặc mở bài chưa đạt yêu cầu, sai cơ bản về kiến thức

TB

  • Yêu cầu: HS giải thích thích được:
    • Lời nói phản ánh điều gì ở mỗi người? Lời nói phản ánh trình độ hiểu biết, tư cách đạo đức, tình tình của mỗi con người cụ thể.
    • Ta phải vận dụng lời nói như thế nào cho phù hợp trong giao tiếp? Để đạt được hiệu quả trong giao tiếp, ta phải tùy từng đối tượng, hoàn cảnh mà vận dụng lời nói cho phù hợp.
    • Muốn có lời nói đẹp, lời nói hay thì phải làm gì? Muốn có khả năng dùng lời nói đẹp, lời nói hay cần có quá trình học tập, rèn luyện thường xuyên, lâu dài.
    • Nêu những câu nói có nội dung tương tự hoặc lấy ví dụ chứng minh...
    • Mở rộng vấn đề: không phải lúc nào cũng nói hay đến mức giả dối; có lúc cũng phải nói thẳng nói thật...
  • Biểu điểm
    • Mức tối đa: (3,0 điểm) HS viết được bài văn đảm bảo các ý trên, không sai lỗi chính tả, dùng từ, viết câu, diễn đạt.
    • Mức ch­ưa tối đa: (0,25 -> 2,75 điểm) Bài làm chưa đầy đủ các ý trên, còn sai lỗi chính tả, lỗi diễn đạt. (GV căn cứ bài làm cụ thể của học sinh để cho điểm phù hợp.)
    • Mức ch­ưa đạt: (0 điểm) Không làm, lạc đề.

KB

  • Yêu cầu
    • Khẳng định ưu điểm của lời nói đẹp, lời nói hay.
    • Lời khuyên cần sử dụng lời nói đẹp, lời nói hay.
  • Biểu điểm
    • Mức tối đa (0,5 điểm): Đáp ứng các yêu cầu trên.
    • Mức chưa tối đa (0,25 điểm): HS chưa đáp ứng đầy đủ những yêu cầu nêu trên.
    • Mức chưa đạt (0 điểm): Không có kết bài.

Hình thức

  • Yêu cầu
    • HS biết cách lập luận chặt chẽ, phát triển ý tưởng đầy đủ theo một trật tự lôgic giữa các phần: MB, TB, KB; thực hiện khá tốt việc liên kết câu, liên kết đoạn. Sử dụng một vài phương pháp lập luận phù hợp. Luận điểm rõ ràng, luận cứ hợp lí, lập luận chặt chẽ.
  • Biểu điểm
  • Mức tối đa (0,5 đ): Bài làm đảm bảo các yêu cầu trên
  • Mức chưa tối đa (0,25 đ): Chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu trên.
  • Mức không đạt (0 điểm): HS không biết cách tạo sự liên kết hầu hết các phần trong bài viết rời rạc, không biết cách phát triển ý ở thân bài, các ý trùng lặp, sắp xếp lộn xộn, thiếu định hướng hoặc không làm bài.
  • GV tuỳ thuộc vào bài làm cụ thể của HS cho điểm phù hợp.

Sáng tạo

  • Yêu cầu
    • Bài viết thể sự tìm tòi, tự học hỏi, sáng tạo của bản thân; tìm được những dẫn chứng phong phú, có sức thuyết phục
  • Biểu điểm
    • Mức tối đa (0,25 đ): Đảm bảo yêu cầu trên
    • Không đạt (0 điểm): HS không có tính sáng tạo, thiếu hiểu biết.

Lập luận

  • Yêu cầu
    • HS biết cách lập luận chặt chẽ, phát triển ý tưởng đầy đủ theo một trật tự lô gic giữa các phần: MB, TB, KB; thực hiện khá tốt việc liên kết câu, liên kết đoạn. Sử dụng một vài phương pháp lập luận phù hợp. Luận điểm rõ ràng, luận cứ hợp lí, lập luận chặt chẽ.
  • Biểu điểm
    • Mức tối đa (0,25 đ): Bài làm đảm bảo các yêu cầu trên
    • Mức không đạt (0 điểm): HS không biết cách tạo sự liên kết hầu hết các phần trong bài viết rời rạc, không biết cách phát triển ý ở thân bài, các ý trùng lặp, sắp xếp lộn xộn, thiếu định hướng hoặc không làm bài.

* Tuỳ thuộc vào bài làm cụ thể của HS mà GV cho điểm phù hợp.

0