15/01/2018, 09:12

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn lớp 11 trường THPT Nguyễn Huệ, Phú Yên năm học 2016 - 2017

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn lớp 11 trường THPT Nguyễn Huệ, Phú Yên năm học 2016 - 2017 Đề kiểm tra đầu năm môn Văn lớp 11 có đáp án Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn lớp ...

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn lớp 11 trường THPT Nguyễn Huệ, Phú Yên năm học 2016 - 2017

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn lớp 11

. Đề thi gồm có 2 phần: Đọc hiểu với 4 câu hỏi chiếm 30% số điểm; Làm văn chiếm 70% số điểm. Đáp án đã được VnDoc cập nhật đầy đủ và chính xác để gửi tới các bạn.

Trường THPT Nguyễn Huệ

Tổ: Ngữ văn

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM

Môn: Ngữ văn 11 (Năm học: 2016 – 2017)

Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

I. Đọc – hiểu: (3.0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

“…Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc

Các con nằm thao thức phía Trường Sơn

Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả

Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn

Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển

Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng

Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa

Trong hồn người có ngọn sóng nào không

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo

Lạc Long cha nay chưa thấy trở về

Lời cha dặn phải giữ từng thước đất

Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi…”

(Trích “Tổ Quốc nhìn từ biển” – Nguyễn Việt Chiến)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính? (0,5 điểm).

Câu 2. Đoạn thơ trên được làm theo thể thơ gì? (0.5 điểm).

Câu 3. Xác định biện pháp tu từ và tác dụng của biện pháp tu từ ấy trong hai câu thơ sau: (1.0 điểm)

“Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả

Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn”

Câu 4. Trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa hai câu thơ:

“Lời cha dặn phải giữ từng thước đất

Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi.”

(Viết từ 7 đến 10 dòng). (1.0 điểm)

II. Làm văn: (7.0 điểm)

Bức tranh mùa thu làng quê Việt Nam và tâm sự của nhà thơ Nguyễn Khuyến qua bài thơ “Câu cá mùa thu”.

Đáp án đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn lớp 11

I. Đọc – hiểu: (3.0 điểm)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm (0.5 điểm).

Câu 2. Đoạn thơ được viết theo thể thơ: Tự do (hoặc thơ tám chữ) (0.5 điểm).

Câu 3.

- Biện pháp tu từ: So sánh: như áo mẹ bạc sờn (hoặc điệp từ : Biển) (0.5 điểm).

- Tác dụng: Sự trăn trở, lo lắng về tình hình biển đảo đang bị đe dọa bởi các thế lực xâm lăng và sự biết ơn đối với biển đảo quê hương. (0.5 điểm)

Câu 4. Trình bày suy nghĩ: Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng đảm bảo được các ý: (1.0 điểm)

- Chúng ta là con dân của đất Việt, ông cha ta từ ngàn năm trước đã lên rừng, đã xuống biển để khai phá, dựng xây non nước này. Và, biển - đảo ấy là một phần gia tài mà ông cha ta tự ngàn xưa đã không tiếc máu xương, công sức để giữ gìn, để truyền đời lại cho cháu con hôm nay.

- Nhận thức được biển đảo Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt với những hiểm nguy.

- Ý thức rõ trách nhiệm giữ gìn đất đai Tổ quốc.

II. Làm văn: (7.0 điểm)

1. Yêu cầu về kĩ năng:

- Biết viết bài văn nghị luận văn học

- Vận dụng tốt các thao tác lập luận.

- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp, diễn đạt.

- Khuyến khích những bài viết sáng tạo.

2. Yêu cầu về kiến thức:

Trên cơ sở những hiểu biết về tác giả Nguyễn Khuyến và bài thơ“Câu cá mùa thu” thí sinh cảm nhận được bức tranh làng quê việt Nam và tâm sự của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý sau:

a. Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận.

b. Bức tranh mùa thu làng quê Việt Nam.

- Bức tranh mùa thu được cảm nhận qua:

  • Ao nhỏ trong veo.
  • Thuyền câu bé tí.
  • Sóng biếc gợn tí.
  • Lá vàng khẽ đưa.
  • Tầng mây lơ lửng.
  • Ngõ trúc quanh co.

→ Cảnh thu vùng đồng chiêm trũng hiện ra với những nét đẹp thanh sơ, yên tĩnh, vắng, buồn. Cảnh vật rất thân thuộc, bình dị nhưng qua ngòi bút của thi nhân lại trở nên trang trọng, thanh nhã.

→ Phải là người yêu mến, gắn bó tha thiết với cảnh, với làng mới cảm nhận được đầy đủ cái hồn điệu riêng, vẻ đẹp riêng cảnh thu nơi thôn dã.

c. Tâm sự của nhà thơ.

- Người đi câu cá:

“Tựa gối buông cần lâu chẳng được

Cá đâu đớp động dưới chân bèo”

  • Tư thế “tựa gối buông cần” là tư thế mang nặng tâm trạng.
  • Nhà thơ làm ông ngư chỉ vì muốn lánh đời
  • Câu cá mà không tập trung câu cá.
  • Cuộc đời ở ẩn không làm tan đi nỗi ưu tư với đời.

→ Dáng ngồi cùng với sự quan sát của nhà thơ: Ông đang tha thiết mong đợi một điều gì đó nhưng thế giới xung quanh là trống vắng.

- Đặt bài thơ vào hoàn cảnh những năm đất nước bị giặc Pháp xâm lược khi Nguyễn Khuyến đã cáo quan về quê, sống với nỗi niềm u uẩn, ta có thể hiểu được nỗi buồn, niềm khao khát ngóng đợi của ông là biểu hiện của nỗi đau đời, của tình yêu quê hương đất nước.

d. Nghệ thuật:

  • Cách gieo vần độc đáo.
  • Ngôn ngữ giàu sức gợi.
  • Lấy động tả tĩnh.
  • Đối tạo nên sự hài hòa cân xứng.
  • Mượn cảnh tả tình.

e. Đánh giá chung 

3. Thang điểm:

  • Điểm 6 – 7: Cảm nhận tốt, suy nghĩ sâu sắc, bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, còn mắc về một số lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Văn viết có hình ảnh, cảm xúc.
  • Điểm 4 – 5: Cơ bản cảm nhận được vấn đề. Bố cục rõ ràng, lập luận tương đối chặt chẽ, còn mắc lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
  • Điểm 2 – 3: Chưa làm rõ được vấn đề. Bài viết còn sơ sài, còn mắc nhiều lỗi về chính tả, dùng từ, diễn đạt.
  • Điểm 1: Chưa hiểu đề, sai lạc kiến thức, mắc nhiều lỗi về diễn đạt.
  • Điểm 0: Bài làm bỏ giấy trắng, hoặc viết những điều không liên quan đến đề.
0